23/05/2018, 15:52

Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm

Giá trị kinh tếmãng cầu xiêm Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu dai, nặng trung bình 1 – 2 kg có khi lớn hơn nữa, trái cũng phức hợp, nhưng vỏ ngoài cùng nhẵn chỉ phân biệt được múi này với múi kia nhờ mỗi múi có 1 cái gai cong, mềm, vì vậy có tên là mãng cầu xiêm. Nguồn gốc Mỹ La – tinh cũng ...

Giá trị kinh tếmãng cầu xiêm

Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu dai, nặng trung bình 1 – 2 kg có khi lớn hơn nữa, trái cũng phức hợp, nhưng vỏ ngoài cùng nhẵn chỉ phân biệt được múi này với múi kia nhờ mỗi múi có 1 cái gai cong, mềm, vì vậy có tên là mãng cầu xiêm.

Nguồn gốc Mỹ La – tinh cũng như mãng cầu dai, nhưng diện tích trồng hẹp hơn nhiều. Ngoài các nước nhiệt đới, ở Đài Loan, Nam Trung Quốc đều có trồng lẻ tẻ.

Ngay ở Nam Việt Nam cũng không trồng tập trung nhiều.

Ưu điểm là tuy không nhiều calo, nhiều đường, nhưng là thực phẩm quí nhờ giàu chất khoáng ; lân, canxi,  rất nhiều vitamin B1,  B2, P,  C. Hơn nữa lại có vị chua, có mùi thơm hấp dần rất hợp với khẩu vị người các nước phương Tây, đặc biệt khi ép nước dùng làm đồ uống.mang cau xiem

Chưa trồng nhiều, bán không nhanh bằng mãng cầu dai ở các chợ vì các lý do sau :

  • Lượng đường thấp, hơi chua không hợp khẩu vị nhiều người Á Đông.
  • Trái to nhiều nước vận chuyển còn khó khăn hơn mãng cầu dai.
  • Trồng quảng canh sản lượng thấp kết trái ít, chủ yếu do đặc tính sinh lý của cây trái không đậu nếu thiếu côn trùng môi giới và thụ phấn kém thì trái nhỏ hoặc rụng,

Ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều đất thấp, nhiễm phèn, chỉ có cây bình bát là mọc dễ dàng và mãng cầu xiêm lại dễ tiếp hợp với bình bát, giúp ích lớn cho việc khai thác đất thấp, nhiễm phèn. Nếu thụ phấn nhân tạo, dễ hơn với mãng cầu dai, mặc khác nếu có 1 nhà máy ép nước là đồ uống, xuất khẩu hay sử dụng trong nước trồng mãng cầu xiêm rất có triển vọng.

Giống mãng cầu xiêm

Cũng như mãng cầu dai, ở trong nước công tác chọn giống mãng cầu xiêm chưa làm được nhiều. Chưa nói đến dòng vô tính ngay đến vùng chuyên canh cũng chưa có. Phải bắt đầu bằng việc chọn những cây mẹ, có những đặc tính như : đậu trái nhiều, hình thù đều đặn (có khả năng thụ phấn tốt) ít xơ, tỷ lệ cơm (phần ăn được) cao, mùi thơm hấp dẫn rồi nhân vô tính, so sánh để tạo ra những dòng vô tính.

Nhân giống bằng hạt cũng được nhưng ít người áp dụng. Trong sản xuất hiện nay ví dụ như Cái Mơn, người ta đã sản xuất hàng loạt mãng cầu xiêm ghép lên bình bát. Hạt bình bát lấy từ cây dại mọc nhiều ở bờ lạch. Gieo vào bầu, bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi. Khi cây cao 50 – 60 cm thân cây bằng cây bút chì là có thể ghép. Mắt nhỏ, lấy từ cành mãng cầu xiêm đã hóa gỗ ở chỗ đã rụng lá có thể lấy mắt chỉ bằng hai lát dao. Cũng có thể gieo hạt bình bát lên luống ương, sau khi ghép sống mới bứng lên, bọc mo cau thành bầu. Do đất phù sa nặng, bầu chắc cho nên số cây chết khi đánh đi trồng rất ít. Ở Cuba,  Ấn Độ v.v… người ta thường ghép cành. Gốc ghép một năm tuổi trở lên,  cắt cụt ngọn sau đó cắt một vết xiên từ dưới lên dài khoảng 4 cm. Cành ghép là những cành mãng cầu xiêm đã hóa gỗ đường kính vừa bằng gốc ghép và khúc cành dùng để ghép không có lá. Cắt một lát xiên từ trên xuống chân cành ghép, vừa khớp với vết cắt trên gốc ghép rồi buộc áp khít vào gốc ghép.

Nếu trồng từ hạt, phải chọn đất thoát nước, không phèn mặn và phải đủ ẩm vì mãng cầu xiêm không chịu hạn như mãng cầu dai và cũng không chịu phèn, mặn úng như bình bát.

Ở thành phố trồng mãng cầu xiêm ghép lên bình bát là tốt nhất vì ở những huyện như Bình Chánh, Thủ Đức, những đất thấp, nhiễm phèn, dễ bị ngập rất nhiều và không trồng được cây gì khác. Không cần đánh liếp cao và khoảng cách giữa cây 4 – 5 m là vừa.

Bón phân chuồng 20 – 30 kg/gốc, khi trồng 2 năm đầu bón thêm 30 kg/gốc, làm 1 lần. Năm thứ 3,  4,  khi cây bắt đầu ra trái, bón tăng lên 30 – 40 kg,  vào cuối hoặc đầu vụ mưa – và năm nào cũng tiếp tục như vậy.

Bón phân khoáng cũng như bón cho mãng cầu dai, tức là 1 – 2 năm đầu bón 0,5 kg/gốc phân NPK 16,  16,  8,  bổ sung thêm phân Kali. Những nam sau tăng dần thêm 1 tuổi thì thêm 0,5 kg, ví dụ năm thứ 3 là 0,5 kg + 0,5 kg + 0,5 kg tức 1,5 kg phân NPK, bổ sung thêm phân Kali.thu hoach mang cau xiem

Mùa khô ở thành phố hạn ác liệt nên tủ gốc bằng một lớp rơm, cỏ, dày 20 cm và đường kính 1 mét trở lên để chống cỏ dại và cũng để chống phèn, muối theo các ống vi quán bốc lên mặt đất.

Sâu bệnh mãng cầu xiêm

Sâu gầy hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác làm giảm chất lượng, sản lượng.

Cũng như ở mãng cầu dai, trị bằng nhiều loại thuốc như Bi 58ND, Applaud, Mipcin v.v…

Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn mở cửa ngõ cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoại đen.

Cách đề phòng : trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh, vương vãi kể cả các loại trái cây khác cùng bị thán thư phá hoại như ổi, táo gai, xoài v.v… Xịt thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN v.v…

0