23/05/2018, 15:52

Một số loại sâu hại cây ớt

Bọ trĩ – Triệu chứng gây hại: Sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non. Chính hút nhựa lá, búp non làm xoăn cháy lá, làm rụng lá. – Biện pháp phòng trị: Có thể dùng thuốc Regent, Confidor, Admire để phun phòng và trị. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Triệu chứng gây hại ...

Bọ trĩ

– Triệu chứng gây hại: Sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non. Chính hút nhựa lá, búp non làm xoăn cháy lá, làm rụng lá.

– Biện pháp phòng trị: Có thể dùng thuốc Regent, Confidor, Admire để phun phòng và trị. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Triệu chứng gây hại của bọ trĩTriệu chứng gây hại của bọ trĩ

Sâu xanh đục quả

– Triệu chứng gây hại: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đục thủng quả, khi quả ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

– Biện pháp phòng trị: Dùng thuốc: Sumicidin, Cymbus, Karate, Decis… có thể pha trộn với Atabron để phun. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Sâu đục quảSâu đục quả

Bọ phấn trắng

Bọ phấn trắngBọ phấn trắng

– Triệu chứng gây hại: Bọ chích hút nhựa lá làm lá biến vàng cây suy yếu, là tác nhân truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe.

– Biện pháp phòng trị: Có thể sử dụng ong ký sinh ngoài tự nhiên hoặc thuốc Admire, Confidor, phun ở mặt dưới lá để phòng trị.

Nhóm sâu ăn tạp (gồm sâu xanh, sâu khoang…)

– Triệu chứng gây hại: Chúng thường gây hại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây và phá hại tất cả các bộ phận của cây. Sâu gây hại trên lá và cây con. Sâu non của sâu xanhSâu non của sâu xanh

– Biện pháp phòng trị

+ Thường xuyên theo dõi kịp thời lúc sâu còn nhỏ để phun xịt có hiệu quả, nếu sâu phát triển thành dịch thì xịt liên tục 2 lần cách nhau 2 – 3 ngày;

+ Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng thuốc: Mappermethrin 50EC; Abatin 1.8EC, 5.4EC; Winner 5.0WDG, Mappy 48EC; Kozomi 0.3EC; Brigh Tin 1.8EC; Secure 10EC,VTB; Quintox 25EC; Prodigy 345EC…Sumicidin, Cymbus, Karate, Decis… có thể pha trộn với Atabron, phun vào giai đoạn trứng sắp nở, giai đoạn sâu non sẽ cho hiệu quả cao.

Ruồi đục quả

– Triệu chứng gây hại: Chính hút nhựa quả non để lại các vết châm bầm tím, làm cho quả lớn chậm, rụng, màu sắc kém hấp dẫn

– Biện pháp phòng trị

+ Trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl.

+ Phun thuốc đặc trị đip terex

Rầy mềm

– Triệu chứng gây hại: Sống tập trung ở đọt non và mặt dưới của lá non, chích hút nhựa làm đọt non chùng lại, lá quăn queo, từ từ úa vàng, rụng lá, cây không phát triển.

– Biện pháp phòng trị

+ Làm vệ sinh liếp ớt; trồng mật độ vừa phải;

+ Phun một trong các loại thuốc sau: Bassa 50ND sử dụng 1 lít – 1,5 lít /ha; Trebon 10 EC sử dụng 0,5 – 1 lít/ ha

Khi phun thuốc có thể pha thêm phân bón lá để cây nhanh chóng phục hồi. Rầy mềm và triệu chứng gây hạiRầy mềm và triệu chứng gây hại

Nhện đỏ và nhện trắng

– Triệu chứng gây hại: Ăn phá lá, búp, cành non, quả; Làm xoăn nõn, lá non, làm xám đen quả

– Biện pháp phòng trị: Dùng thuốc Supracide 40EC, Kenthan, Comite, Alphatin, Tribon hoặc Pegasus SC… để phun

Triệu chứng bị hại trên lá và quả do nhện gây nênTriệu chứng bị hại trên lá và quả do nhện gây nên

Sâu xám

– Triệu chứng gây hại: Sâu tuổi 1 sống trên mặt đất hoặc quanh gốc cây ăn khuyết lá. Từ tuổi 2 trở đi, sâu sống trong đất, ban đêm mới chui lên hoạt động. Từ tuổi 4, 5 sâu bắt đầu phá mạnh, cắn ngang thân làm cụt thân cây. Sâu xám phá hại gây mất khoảng làm giảm năng suất

– Biện pháp phòng trị

+ Bắt sâu non, ngắt ở trứng bằng tay

+ Cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng

+ Dùng bả chua ngọt để diệt trưởng thành: gồm: 4 phần mật + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước và 1 ít thuốc trừ sâu theo tỷ lệ 1/100 (có thể thay dấm bằng nước gạo để chua hoặc khoai lang nấu chín để lên men). Sau đó đem mồi bả vào chậu để ngoài ruộng vào buổi tối, nơi thoáng gió có độ cao 1 mét so với mặt đất.

+ Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Padan 95SP; Regent 800WP vv… Sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc Các giai đoạn biến thái của sâu xámCác giai đoạn biến thái của sâu xám

0