23/05/2018, 15:19

Xử lý đáy ao nuôi tôm sú

Công việc xử lý đáy ao nuôi tôm sú gồm nhiều khâu như làm cạn nước, sên vét bùn, bón vôi, phơi đáy đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay trước mỗi vụ nuôi. Mục đích xử lý đáy ao nuôi tôm sú là chuẩn bị cho tôm nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp ...

Công việc xử lý đáy ao nuôi tôm sú gồm nhiều khâu như làm cạn nước, sên vét bùn, bón vôi, phơi đáy đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay trước mỗi vụ nuôi.

Mục đích xử lý đáy ao nuôi tôm sú là chuẩn bị cho tôm nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi.

Xử lý đáy ao đã nuôi (ao cũ)

– Có hai cách xử lý đáy ao là: dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt

– Tùy theo điều kiện của ao mà người ta chọn phương pháp dọn tẩy thích hợp.

Qui trình xử lý

Qui trình xử lý khôQui trình xử lý khô Qui trình xử lý ướtQui trình xử lý ướt

Phương pháp dọn tẩy khô

Thường được áp dụng cho những ao có điều kiện tháo cạn nước.

Sau khi thu hoạch tôm, người ta tháo kiệt nước ao cũ, sau đó tiến hành nạo vét hết lớp bùn nhão bằng máy hoặc thủ công để đưa toàn bộ chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao, bón vôi, rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 – 1.000 kg, phơi khô 10 – 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây màu nước.

Bón vôi được thực hiện sau lần tháo rửa cuối cùng. Kiểm tra pH đất đáy ao và dựa vào bảng 1 để bón vôi cho phù hợp.

Phương pháp cải tạo khô thường kết hợp cày xới, ủi lại ao, nhằm thúc đẩy quá trình ôxy hóa giúp phân hủy chất hữu cơ và hạn chế mầm bệnh. Đất đáy ao được xới, ủi lại sẽ làm cho đất thoáng khí hơn bởi có những khu vực bị yếm khí do tích tụ nhiều chất hữu cơ và khí độc H2S.

Phương pháp dọn tẩy ướt

Thường được áp dụng cho những ao không có điều kiện tháo cạn nước, phơi đáy:

– Trước tiên tháo cạn nước đến mức có thể

– Sau đó dùng áp lực nước bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nước bùn sang ao lắng-xử lý (không tháo hoặc bơm ra mương, sông, biển…); sau đó bón vôi, chú ý bón vôi cả bờ.

– Vôi thường dùng trong cải tạo ướt thường là vôi nung CaO, lượng vôi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào pH của nước ao. Thông thường bón với liều lượng từ 1.200 – 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm. Ao có mực nước sâu 0,5 – 1m thì sử dụng lượng vôi nhiều hơn gấp đôi.

Những ưu và nhược điểm của hai phương pháp dọn tẩy ao này được tóm tắt trong bảng sau: Tóm tắt ưu nhược điểm của hai phương pháp dọn tẩy aoTóm tắt ưu nhược điểm của hai phương pháp dọn tẩy ao

Cách tiến hành

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

Máy bơm nước

– Dùng để bơm cạn nước nếu không thao cạn được qua cống thoát

– Theo tiêu chuẩn ngành 1 ha nuôi tôm trang bị 1 máy bơm 8 -15 cv

– Nguyên tắc sử dụng máy bơm:

+ Nên đặt motor tại một vị trí cố định để giả m sự cố về diện khi di dời motor.

+ Đặt motor nơi thoáng và có vật dụng che đậy tránh nước mưa.

+ Khi lắp đặt ống bơm phải cắt nguồn điện motor.

+ Phải có cầu dao và cầu chì riêng cho motor để khi có sự cố thì ta có thể chủ động ngắt nguồn điện.

+ Thường xuyên kiểm tra đường dây điện và tình trạng của motor.

+ Trước khi sửa chữa motor phải ngắt nguồn điện.

Máy hút bùn: Dùng để hút bùn ra khỏi ao

Cào (trang), xô, chậu, bao: Dùng để cào, dồn bùn lại, vận chuyển ra ngoài ao

Máy đo pH nước, pH đất (Hoặc test kit): Dùng để đo pH nước, pH đất, xác định liều lượng vôi bón cho ao

Vôi:

* Có 3 loại vôi để xử lý đáy

Mỗi loại vôi có một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả cần xem xét dùng loại nào phù hợp với mục đích sử dụng.

– Vôi nông nghiệp (CaCO3): Là đá vôi hoặc vỏ sò xay nhuyễn có hàm lượng CaCO3 > 75% . Thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản khi cần tăng hệ đệm, độ kiềm cho nước. Dung dịch đá vôi 10% trong nước cất đạt độ pH khoảng 9. Là loại vôi được dùng phổ biến ảnh hưởng không lớn đến pH, thường sử dụng trong các mục đích:

+ Cải tạo đáy ao: với lượng 10 – 15kg/100m²(tuỳ pH đất)

+ Bón định kỳ 2 – 4lần/tháng: với lượng 100 – 300kg/ha/lần đối với ao nuôi thâm canh và bán thâm canh (tuỳ pH nước ao)

– Vôi tôi hay vôi ngâm nước (Ca(OH)2): Loại vôi này dùng để tăng pH nước hay pH đất khi ao nuôi có pH thấp, dung dịch vôi tôi 10% trong nước cất đạt độ pH khoảng 11, thường được dùng vào các mục đích:

+ Cải tạo nền đáy ao tuỳ thuộc vào pH đáy ao nếu pH>6 bón 300 – 600kg/ha, pH < 5 bón 1500 – 2000kg/ha.

+ Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi tôi với liều lượng 0,5 – 10 kg/1.000 m² vào thời điểm từ 21 – 24 giờ.

+ Vôi tôi có ảnh hưởng lớn đến pH nước nên không bón vôi tôi vào buổi trưa hay chiều nắng vì lúc này pH thường cao nhất dễ làm cho pH cao đột biến khi bón vôi.

– Vôi nung (CaO): Là loại vôi có hoạt tính cao, có tác dụng tăng pH mạnh, dung dịch vôi nung 10% trong nước cất đạt độ pH khoảng 12. Vôi nung thường được dùng vào các mục đích:

+ Cải tạo ao, kiềm hoá đất phèn, khi bón vôi xuống ao toả ra một lượng nhiệt rất lớn có khả năng sát thương làm chết động vật, thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước

+Xử lý xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh rửa trôi phèn từ bờ xuống ao (không dùng bón trực tiếp cho các ao đang nuôi)

* Một số lưu ý khi sử dụng vôi cho ao nuôi:

– Mức độ tác dụng của vôi tuỳ thuộc vào độ nồng của vôi nên vôi sử dụng phải sạch, không lẫn tạp chất, đối với vôi cục, vôi bột cần được bảo quản đậy kín tránh không khí hút ẩm làm mất tác dụng của vôi, đối với vôi tôi cần được sử dụng trong vòng 3 tháng trở lại để có hiệu quả cao hơn.

– Khi bón vôi cần phải đo độ pH trong ao để tính lượng vôi cần bón với lượng vừa đủ nếu lượng vôi bón quá nhiều sẽ làm tăng nhiệt độ, pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển, đặc biệt đối với ao nuôi tôm theo mô hình ít thay nước nếu bón vôi quá mức và kéo dài sẽ làm tăng pH và độ cứng của nước làm cản trở việc lột xác của tôm mặt khác độ kiềm của nước không những tăng mà còn bị giảm đi do sự hình thành CaCO3 khó tan làm chai cứng đáy ao

– Nếu nước ao có độ kiềm và pH cao (>80mg CaCO3/l và pH>8) thì không cần bón bất cứ loại vôi nào, chỉ nên bón vôi tôi và vôi nung trong trường hợp đất ao quá phèn pH<5

– Khi bón vôi cho ao cần chú ý một số trường hợp sau:

+ Khi dùng vôi sát trùng xong chúng ta không được bón phân vô cơ ngay vì khi bón phân Urê sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hô hấp của tôm. Còn nếu bón phân lân ngay sau khi bón vôi sẽ làm giảm tác dụng bón lân, tảo không phát triển được nên không gây màu được cho ao.

+ Không bón vôi khi ao xử lý chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn của từng loại.

Như vậy với tác dụng đa năng của vôi nếu sử dụng hợp lý không những góp phần mang lại hiệu quả năng suất cao mà còn tiết kiệm được chi phí đầu tư làm tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng

Đồ bảo hộ lao động: Dùng để bảo vệ người lao động trong quá trình thực hiện bón vôi gồm có:

– Khẩu trang bảo vệ mũi miệng

– Kính mắt bảo vệ mắt

Làm cạn kiệt nước ao

– Áp dụng cho những ao có điều kiện tháo cạn nước

– Trước khi sên vét nền đáy cần làm cạn nước ao

– Tiến hành khi nước thủy triều xuống

– Cách tiến hành:

+ Mở cửa cống, tháo nước qua cống thoát

+ Hoặc bơm nước ra ngoài bằng máy bơm cho đến khi hết toàn bộ nước trong ao

+ Kết hợp sục bùn trong quá trình tháo nước ao cũ góp phần làm sạch ao, giảm bớt bùn ô nhiễm ở đáy. Ao đã được làm cạn nướcAo đã được làm cạn nước

Sên vét bùn đáy

– Mục đích: loại bỏ vật chất hữu cơ từ chất thải của tôm, thức ăn thừa và phù sa tích tụ trong bùn đáy ao chu kỳ nuôi trước nhằ m tránh sự tích luỹ ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh ở đáy ao lây qua vụ nuôi

– Công việc sên vét bùn được tiến hành ngay sau khi tháo cạn nước

– Cách tiến hành: hut bunhut bun

* Cách 1: nếu có máy hút bùn, máy ủi.

– Dùng máy ủi để ủi một lớp đất ở đáy ao.

– Cào và hút bùn ra khỏi đáy ao bằng máy hút bùn

– Tập trung bùn vào ao chứa bùn để xử lý.

* Cách 2: nếu không có máy hút bùn. cao buncao bun

– Dùng cào (trang) cào lớp bùn nhão, gom lại

– Vận chuyển ra khỏi ao van chuyen bun ra khoi aovan chuyen bun ra khoi ao

Bón vôi

– Mục đích:

+ Ổn định phèn ở nền đáy ao;

+ Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh với động : Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại như trứng ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh, các loại cỏ thân mềm và một số loài cá dữ

+ Diệt sinh vật gây bệnh: Vôi tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đốm đỏ, bệnh loét mang, bệnh do nguyên sinh động vật ở cá nuôi hay bệnh đóng rong, bệnh nấm mang ở tôm…

+ Làm đáy ao tơi xốp, tạo điều kiện thông khí, đẩy nhanh tác dụng phân huỷ chất hữu cơ trong ao tăng muối dinh dưỡng, giảm khí độc

+ Kích thích thức ăn tự nhiên phát triển làm thức ăn cho động

+ Điều hoà ổn định chất lượng nước thông qua độ kiềm, pH, độ trong…

+ Đối với ao nuôi tôm, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến việc hình thành vỏ tôm

– Các bước tiến hành bón vôi như sau :

* Bước 1: Đo pH đáy ao (với cải tạo khô) hay đo pH nước (với cải tạo ướt)

– Đo pH đất:

+ Cách 1: Đo pH đất bằng máy

+ Cách 2: Lấy đất đáy ao phơi khô trong bóng râm rồi cho vào nước cất với lượng bằng nhau (1 đất : 1 nước), quậy đều và để lắng một đêm, sau đó lấy nước này đo độ pH bằng máy đo pH nước, test kit hay giấy đo pH.

– Đo pH nước bằng test kit, giấy đo pH hay máy đo pH nước

* Bước 2: Chọn liều lượng sử dụng

– Dựa vào pH đất đã đo được, tra theo bảng 1 để chọn liều lượng bón. Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tômLượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm

* Bước 3: Tính lượng vôi cần bón

– Dựa vào liều lượng vôi : đã xác định ở bước 1

– Dựa vào diện tích rải vôi (đáy ao và bờ ao)

Lượng vôi cần bón = liều lượng x diện tích đáy ao

Ví dụ :

Tính lượng vôi cần bón cho ao có diện tích đáy và bờ ao cần bón vôi là 6.000m², pH đất đo được là 5,5. Dựa vào bảng 1 liều lượng bón là 1.000kg/ha.

* Cách tính lượng vôi cần sử dụng:

Đổi ha thành m²: 1ha = 10.000m²

Vậy 1m² bón là : 1000kg : 10.000m² = 0,1kg/m²

Lượng vôi cần sử dụng là : 0,1kg/m² x 6000m² = 600kg vôi

* Bước 4: Thực hiện bón vôi

Nếu sử dụng vôi cục (CaO):

– Vận chuyển các bao vôi (CaO) đến ao

– Đổ vôi vào thùng ( hoặc thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao)

– Dùng xô tưới nước  vào vôi (CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi bột

– Dùng xẻng té nướ c vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. Nếu ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta té vôi vào nhiều hơn.

Nếu sử dụng vôi bột (CaCO3):

– Vận chuyển các bao vôi đế n ao

– Rải vôi đều khắp đáy ao

– Rải vôi bờ ao Bón vôi xử lý đáyBón vôi xử lý đáy

Lưu ý :

– Khi bón vôi, người bón vôi nên đứng xuôi theo chiều gió, té vôi từ đầ u gió đến cuối gió

– Không để vôi sống tiếp xúc với không khí hoặc nước mưa trước khi bón sẽ làm mất hoạt tính của vôi, gây lãng phí khi sử dụng vì phải tăng lượng sử dụng lên nhiều.

– Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước, nên bón vôi nhiều hơn so với bình thường

– Khi bón cần rải đều vôi trên mặt ao, đáy ao cần có đủ độ ẩm, bón nhiều cần trộn chung với bùn đáy ao tạo thành lớp bùn ngăn cách và trung hoà khi axít tăng, tác dụng của vôi có hiệu quả nhất. Nên rải nhiều vôi ở khu vực cho tôm ăn và những chỗ còn ướt của đáy ao.

Phơi đáy ao

– Phơi nắng đáy ao được thực hiện sau khi bón vôi

– Mục đích:

+ Tăng tác dụng của vôi

+ Giúp ôxy hóa các chất hữu cơ, giả m H2S và mầm bệnh.

– Cách phơi đáy:

* Bước 1: Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày

* Bước 2: Cày lật trở lớp đất mặt xuống, lớp đất đáy lên trên.

+ Cày bằng trâu, bò

+ Cày bằng máy

Bước 3: Phơi tiếp từ 3 – 5 ngày.

– Đầm nén đáy ao trở lại sau khi hoàn tất việc phơi đáy.

*Lưu ý:

– Với những ao có đáy nhiễ m phèn tiềm năng thì không nên cày xới, không nên phơi nắng để tránh xì phèn lúc cải tạo

– Bước 2 rất cần thiết với ao cũ nuôi nhiều năm

Xử lý đáy ao mới đào

Qui trình xử lý đáy ao mới đào

Qui trình xử lý đáy ao mới đàoQui trình xử lý đáy ao mới đào

Cách tiến hành

Chuẩn bị dụng cụ vật tư

– Chuẩn bị như ở qui trình xử lý ao đã nuôi

– Nhưng không cần chuẩn bị máy hút bùn, trang, cào

Cho nước vào ao (ngâm ao)

Thực hiện sau khi làm xong ao để tiến hành rửa ao nhiều lần nhằ m giảm chua phèn:

– Lấy nước vào đầy ao

– Ngâm 2 – 3 ngày

Xả nước ra ngoài

Thực hiện sau khi ngâm 2 – 3 ngày:

– Xả nước ra ngoài

– Xịt nước rửa đáy (trong quá trình xả nước và lấy nước 2 – 3 lần)

Lưu ý: Thực hiện cho nước vào ao và xả nước ra ngoài 2 – 3 lần cho đến khi đo pH ổn định.

Bón vôi

– Thực hiện sau khi thau rửa ao nhiều lần

– Vôi cải tạo nên dùng loại vôi nung CaO hoặc Ca(OH)2.

– Các bước thực hiện như bón vôi cho ao nuôi nhiều lần

* Bước 1: Đo pH đáy ao: Đo pH đất để chọn liều lượng bón vôi

* Bước 2: Xác định liều lượng bón vôi: Liều lượng phụ thuộc vào pH đất đáy ao: dựa theo bảng trên.

Thông thường:

+ pH đất từ 6 – 7 dùng 300 – 600kg/ha

+ pH đất từ 5 – 6 dùng 600 – 1.000kg/ha

+ pH đất < 5 dùng từ 1.000 – 1.500kg/ha

* Bước 3: Tính lượng vôi bón cho đáy ao và bờ ao

Lượng vôi = liều lượng bón vôi x diện tích đáy ao

Cách tính tương tự như tính lượng vôi ở phần xử lý đáy ao đã nuôi

* Bước 4: Thực hiện bón vôi

– Vậ n chuyển các bao vôi (CaO) đ ến ao

– Đổ thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao

– Dùng xô tưới nước vào vôi (CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi bột

– Dùng xẻng té nướ c vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. Nếu ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta té vôi vào nhiều hơn.

Phơi đáy

– Sau khi bón vôi phơi nắng đáy ao 5 – 7 ngày để tăng khả năng diệt mầm bệnh

Lỗi thường gặp

– Không đảm bảo trình tự các bước

– Chọn biện pháp cải tạo không thích hợp

– Tính được lượng vôi không phù hợp với pH đất và diện tích đáy

– Đáy còn nhiều bùn, không bằng phẳng

– Không đảm bảo an toàn, hiệu quả

0