23/05/2018, 15:19

Giới thiệu môi trường và tập tính của cua biển

Môi trường sống của cua biển Ngoài tự nhiên Ngoài tự nhiên tùy thuộc vào môi trường sống thì nơi cư trú của nó cũng thay đổi theo. Đối với cua sống vùng rạn san hô, thì nơi cư trú của nó là các hang hốc đá, có thể là trong vỏ ốc ở giai đoạn nhỏ. Đối với cua sống vùng rừng ngập mặn thì chỗ cư ...

Môi trường sống của cua biển

Ngoài tự nhiên

Ngoài tự nhiên tùy thuộc vào môi trường sống thì nơi cư trú của nó cũng thay đổi theo. Đối với cua sống vùng rạn san hô, thì nơi cư trú của nó là các hang hốc đá, có thể là trong vỏ ốc ở giai đoạn nhỏ. Đối với cua sống vùng rừng ngập mặn thì chỗ cư trú là khe hở giữa cây, rễ hoặc có thể là trên cạn nơi có bóng mát và độ ẩm cao.

Cua là một loài rất năng động, có khả năng bò trên cạn và di chuyển rất xa. Chúng hoạt động trung bình 13h/ngày và gần như suốt đêm. Quãng đường trung bình mà cua di chuyển trong 1 đêm trung bình là 461m, dao động từ 219 – 910m và khoảng cách dời chỗ trung bình khi đánh dấu từ 56,6 – 111,6m.

Sự phân bố của cua trong tự nhiên có liên quan đến dòng chảy, trong đó vận tốc thích hợp cho sự phân bố của chúng là 0,06 – 1,6 m/giây.

Trong điều kiện nuôi nhân tạo

Có thể nuôi cua con thành cua thịt trong ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp trong đầm nuôi tôm nước lợ hoặc ruộng lúa có hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên , một đầm hay một ao nuôi tốt nên có các đặc điểm như:

– Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước

– Nền đáy ao, đầm nên là loại thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 20cm)

– Đất và nước ít nhiễm phèn, pH 7,5 – 9,5. Thích hợp nhất từ 7,5 – 8,2.

– Độ mặn từ 2 – 33 ‰. Nhờ khả năng thích ứng với sự thay đổi của độ mặn cao nên có thể nuôi ở các vùng nước mặn, lợ ven biển

– Cua biển thích nghi sống ở nhiệt độ 25 – 29º

Nếu nhiệt độ cao hơn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cua dễn đến cua có thể chết.

Xung quanh bờ rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước… và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không thoát được. Ao có cống thoát để đảm bảo cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên có hình chữ V. Cũng có thể trồng cây như giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua

Giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước 0,2 – 0,3m. Trong ao nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp.

Màu nước ao nuôi cuaMàu nước ao nuôi cua

Tập tính sống của cua biển

Di cư sinh sản

– Cua biển có tập tính sống và sinh trưởng trong các vùng nước lợn ven biển như: vùng ngập mặn, cửa sông, đầm phá.v.v và ngay cả trong thủy vực nước ngọt.

– Khi đến tuổi thành thục, cua phải di cư thành đàn ra vùng ven biển nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản. Nguyên nhân có thể do bản năng nhằm đảm bảo sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể trong quá trình phát triển tuyến sinh dục. Do đảm bảo điều kiện cho trứng nở và điều kiện sống của ấu trùng

– Mùa di cư khác nhau tùy loài theo điều kiện môi trường

+ Vùng biển phía Nam nước ta cua di cư vào tháng 7 – 8 và mùa sinh sản chính thức từ tháng 10 – 2 năm sau.

+ Miền Bắc cua thường di cư sớm vào tháng 2 – 3 và ôm trứng nhiều vào tháng 4 – 7.

Đào hang

Cua biển thường đào hang hình chữ U làm nơi trú ẩn và trốn tránh kẻ thù.

Khả năng tự vệ và tính hung dữ

– Cua có đôi mắt kép rất phát triển và có khả năng nhìn kẻ thù từ 4 phía và có khả năng hoạt động về ban đêm.

– Khứu giác của cua cũng rất phát triển giúp cua phát thiện con mồi từ xa.

– Cua di chuyển theo lối bò ngang. Cua biển là loài có tính tự vệ cao. Khi phát hiện kẻ thù cua thường bò vào trong hang hoặc dùng đôi càng to khỏe tấn công lại. Cua có đôi càng to khỏe tấn công kẻ thùCua có đôi càng to khỏe tấn công kẻ thù

– Cua là loài có tính hung dữ đặc biệt là cua đực. Cua đực thường dùng càng để đánh nhau nên rất dễ gãy càng. Mùa giao vĩ cua đực thường tranh giành cua cái của nhau. Cua đực tranh giành cua cái của nhau trong mùa mùa giao vĩCua đực tranh giành cua cái của nhau trong mùa mùa giao vĩ

 

0