23/05/2018, 15:18

Giới thiệu một số giống vịt đang nuôi ở Việt Nam

Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Đã từ lâu người dân nuôi nhiều giống vịt nội như: vịt cỏ, vịt Bầu, vịt Kỳ lừa, vịt Ô môn… Đến năm 1990, trong khuôn khổ của dự án V1E/86/007 nước ta đã nhập giống vịt chuyên thịt CV. Super M từ vương quốc Anh, giống vịt chuyên ...

Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Đã từ lâu người dân nuôi nhiều giống vịt nội như: vịt cỏ, vịt Bầu, vịt Kỳ lừa, vịt Ô môn… Đến năm 1990, trong khuôn khổ của dự án V1E/86/007 nước ta đã nhập giống vịt chuyên thịt CV. Super M từ vương quốc Anh, giống vịt chuyên trứng Khaki Campbell nhập từ Thái Lan.

Để tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật của thế giới, năm 1997 giống vịt chuyên trứng CV 2000 (trứng trắng) được nhập vào nước ta và năm 1999 nhập tiếp giống vịt chuyên thịt CV. Super M2 từ Anh quốc. Năm 2001, tiếp tục nhập thêm 2 giống vịt chuyên thịt CV. Super M2 cải tiến và giống vịt chuyên trứng CV 2000 (trứng xanh). Đến nay, nước ta đã có một tập đoàn giống vịt nội và ngoại nhập phong phú chuyên trứng, chuyên thịt được nuôi ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Vịt chuyên thịt

Bộ giống Vịt siêu thịt CV. Super M

Có nguồn gốc từ Anh là giống vịt chuyên thịt lông có màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần tuổi, năng suất trứng từ 180 – 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả (70 ngày tuổi) đạt khối lượng 3 – 3,4kg, tiêu tốn thức ăn 2.6 – 2,8 kgTĂ/1kg tăng trọng. Vịt có thể trọng lớn, khả năng tự kiếm mồi kém, thiên vé hướng chăn nuôi nhốt hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả, vịt có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội; nuôi kết hợp cá – vịt rất có hiệu quả, ở đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã nói: “Vịt tây lội đồng ta” nhưng nàng suất cho thịt gấp 3 lần vịt Cỏ.

Vịt chuyên trứng

Giống vịt Khaki Campbell

Có nguồn gốc từ Anh, chính thức được nhập về nước ta năm 1990 từ Thái Lan, là giống vịt chuyên trứng có màu Khaki, mỏ và chân xám đen, tuổi đẻ là 20 – 21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1.6 – 1,8kg/con, năng suất trứng từ 260 – 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 65 – 70g/quả.

Vịt có thể nuôi theo nhiều phương thức khác nhau: Nuôi chăn thả vịt rất ham kiếm mồi, nuôi nhốt kết hợp với chăn thả, nuôi trên khô không cần nước bơi lội; nuôi trên vườn cây, vườn đồi; nuôi kết hợp cá – vịt; cá – lúa – vịt; lúa – vịt. Vịt thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau và đều cho năng suất cao. Vịt Khaki CampbellVịt Khaki Campbell

Giống vịt CV2000

Có nguồn gốc từ Anh là giống vịt chuyên trứng có lông màu trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt, tuổi đẻ là 20 – 22 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,8 – 2kg/con, năng suất trứng từ 260 – 300 qua/mái/năm, khối lượng trứng 70 – 75g. Vỏ trứng có 2 loại: trắng và xanh nhưng không khác nhau về chất lượng trứng.

Vịt nuôi được với nhiều vùng sinh thái khác nhau ở miền núi, trung du và đồng bằng đều cho năng suất cao. Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như nuôi chăn thả; nuôi nhốt kết hợp với chăn thả; nuôi trên khô không cần nước bơi lội, nuôi trên vườn cây; vườn đồi; nuôi kết hợp cá – vịt; cá – lúa – vịt; lúa – vịt. Tuỳ từng điều kiện gia đình có thể chọn một trong các phương thức để nuôi.

Vịt Cỏ

Là một giống vịt rất quý của Việt Nam, nó chiếm số lượng lớn nhất trong các giống vịt hiện có ở nước ta, vịt có nhiều màu lông khác nhau như màu cánh sẻ, xám đá,xám hồng, trắng… Nhưng nhóm vịt màu cánh sẻ là có năng suất trứng cao nhất. Nhóm vịt cỏ màu cánh sẻ đã được chọn lọc tai Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên qua 9 thế hệ tương đối ổn định về màu lông và năng suất.

Vịt cỏ có tuổi đẻ 20 – 21 tuần, khối lượng vịt vào đẻ 1,4 – 1,6kg, năng suất trứng đạt 220 – 225 quả/mái/năm, khối lượng trứng đạt 60 – 65g/quả.

Vịt kiêm dụng

Vịt Bầu

Là giống vịt nội, có các giống vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến, thịt thơm ngon, có màu lông chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn một số màu như: xám, lang trắng đen, có cả đen và trắng tuyền…

Vịt có khối lượng cơ thể 2 – 2,5kg, tuổi đẻ của vịt là 22 – 23 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 150 – 160 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 – 75g/quả.

Vịt nuôi thương phẩm chăn thả 70 ngày tuổi có khối lượng 1,5 – 1,8kg/con.

Vịt có khả năng kiếm mồi tốt, thích ứng với các điều kiện nuôi chăn thả cổ truyền trên khô hoặc bơi lội dưới nước.

– Vịt Bầu Quỳ

Trong các giống vịt thịt ở Việt Nam chưa có giống nào nổi tiếng như vịt Bầu Quỳ. Giống này là giống đặc sản của đồng bào dân lộc Thái, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Vịt Bầu Quỳ có mặt lâu đời ở xứ này và là giống vịt có những nét đặc biệt là: khả năng bơi lội, tìm kiếm thức ăn khá tốt. Thịt vịt Bầu Quỳ chắc, hơi dai dai, không nhũn. Hơn nữa, thịt vịt Bầu Quỳ thơm chứ không hôi như các giống vịt khác. Thân thịt dày, không mỏng như vịt chuyên trứng. Thịt có vị ngọt, nhờ hàm lượng axit amin glutamic cao; 2,9% (ở thịt đùi) và 3,2% (ở thịt lườn). Hàm lượng 16 axít amin cần thiết khác cũng đều cao. Chính vì các lý do trên, thịt vịt Bầu Quỳ lất hợp với kiểu ăn uống của ngườí Việt. Đặc biệt thích hợp trong các bữa tiệc, hội hè. Một mình có thể ăn hết con vịt luộc mà không thấy chán, thấy ngấy nhờ tỷ lệ mỡ rất thấp 0.24%.

Vịt Đốm

Là giống vịt được đồng bào dân tộc ít người nuôi phổ biến ở tỉnh Lạng Sơn – vịt còn được người chăn nuôi gọi là con “Pất lài”. Vịt có thịt rất thơm ngon, tầm vóc trung hình, khối lượng từ 2 – 2,3kg/con. Vịt cỏ tuổi đẻ từ 22 đến 23 tuần tuổi, năng suất trứng 140 – 160 quả/cái/năm. Khối lượng trứng 70 – 75g/quả. Vịt nuôi thịt 70 – 75 ngày đạt khối lượng 1,6 – 1,9kg/con. Vịt cỏ khả năng lự kiếm mồi tốt, thích hợp với nuôi chăn thả, nuôi nhốt, nuôi trên vườn cây, sử dụng theo hai hướng cho thịt và cho trứng.

Ngoài các giống vịt kể trên còn một số giống vịt nội như: vịt Ô Môn, vịt Kỳ Lừa… Song không phải là các giống vịt có tỷ trọng đầu con cao và cũng chưa phải là những giống thích hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hoá hiện nay.

Đến nay, các giống vịt đã được phát triển rộng rãi trong toàn quốc, thích nghi với các môi trường sinh thái khác nhau như vùng đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi. Vịt được nuôi theo nhiều phương thức khác nhau: Nuôi nhốt: nuôi nhốt kết hợp vơi chăn thả; nuôi trên khô; nuôi có nước bơi lội; nuôi trên vườn; nuôi kết hợp cá – vịt; cá – lúa – vịt; lúa – vịt… ở các điều kiện sinh thái và phương thức nuôi đều mang lại hiệu quả kinh tế.

0