09/06/2018, 22:23

Tại sao các ngôi sao cứ sáng lên rồi tắt? - Câu hỏi hay

Tôi nghĩ ánh sáng từ các ngôi sao phải phát ra liên tục, nhưng khi tôi quan sát vào ban đêm thì có vẻ như tất cả các ngôi sao cứ sáng lên rồi tắt như đèn nhấp nháy vậy? Ngôi sao sáng hơn cả Mặt Trời / Ngôi sao già nhất trong vũ ...

Tôi nghĩ ánh sáng từ các ngôi sao phải phát ra liên tục, nhưng khi tôi quan sát vào ban đêm thì có vẻ như tất cả các ngôi sao cứ sáng lên rồi tắt như đèn nhấp nháy vậy?

Một ngôi sao trong vũ trụ ước lượng có tuổi đời ít nhất từ vài chục triệu năm đến hàng chục tỉ năm nên trong khoảnh khắc bạn nhìn thấy nó nhấp nháy là do bầu khí quyển trái đất tán xạ khiến hình ảnh lung linh, chớp nháy . Đi trong sa mạc ở nhiệt độ cao,khi nhìn các vật thể qua không khí cũng sẽ có hiệu ứng hình ảnh lung linh, biến dạng như thế. - (Mỹ An)

Vì bị cắt điện luân phiên. - (vuivui)

chiết xuất của chất khí bao bọc quanh trái đất không đồng nhất do nhiệt độ các tầng khí quyển khác nhau, mật độ phẩn tử cũng khác nhau, ... các yếu tố này luôn biến động liên tục làm ánh sáng khúc xạ qua chúng sẽ bị thay đổi cường độ liên tục ,vậy nên ánh sáng các ngôi sao đập vào mắt ta giống như đang nhấp nháy. - (nhat)

Con người đang tìm kiếm 1 nơi nào đó trên vũ trụ mà xác chết có thể bị phân hủy. Nếu điều đó xảy ra thì chứng tỏ nơi đó có vi khuẩn.
Tiếc là con người chưa tìm thấy nơi nào có dấu hiệu rõ ràng về khả năng có sự tồn tại của vi khuẩn hay sự sống dù là nhỏ nhất trong vũ trụ. - (Nguyễn Sơn)

Suy đoán: Vũ trụ không ngừng chuyển động. Các hành tinh, thiên thạch,....liên tục di động trong vũ trụ bao la, chẳng may một trong số đó ngáng qua đường truyền ánh sáng từ ngôi sao tới trái đất, và...wala, thế là, ngắt, rồi nó đi qua, lại có tiếp,....chắc vậy - (Dung Nguyen)

Do mat dien luan phien do. - (Huynhr Huyhte)

Tại vì câu hát " lung linh, như những vị sao" nên nó nhấp nháy ! - (E E)

Chúng ta nhìn thấy các ngôi sao tắt sáng nhấp nháy nhưng thời gian nhấp nháy không đều nhau. Thực tế trong lúc tối ( tắt ) là lúc nó vẫn sáng bình thường như do bị hành tinh khác bay ngang qua che khuất. Sau đó sáng trở lại. Thực tế có hàng tỉ hành tinh khác nhau. - (Nguyễn Ngọc Lâm)

ngôi sao đó đang đá lông nheo làm quen với trái đất của mình mà  - (Le Cong)

Khúc xạ ánh sáng của ngôi sao qua nhiều lớp không khí .Thường các ngôi sao ở gần đường chân trời nhấp nháy nhiều nhất - (huỳnh việt)

trong vũ trụ có nhiều vật thể lang thang nó cắt ngang chùm tia sáng tới trái đất nên nó nhấp nháy thôi mà! - (dungmaydien)

chắc bạn nhìn nhầm cây thông noel!!! - (nam)

Cho hỏi : Xác động, thực vật đưa lên vũ trụ có bị phân hủy không? - (123)

mình chỉ biết học hỏi - (Cà Phê Đắng)

theo mình thi các ngôi sao phát sáng được là do phản ứng nhiệt hạch, giống măt trời, do ánh sáng mà mắt ta nhìn thấy là các hạt photon chúng truyền không liên tục và do cách xa nên  - (truongt1)

do bầu khí quyển chuyển động, ánh sáng từ sao đến mắt bị ngắt quang do bầu khí quyền nên nhìn có vẻ như chớp tắt - (Hero King Leo)

bản thân Ngôi sao sáng là liên tục và không hề nhấp nháy và chỉ tắt khi nó sụp đổ, còn nguyên nhân dẫn đến nó nhấp nháy là do khoảng cách từ người nhìn đến ngoi sao có nhiều vật cản, vật cản quan trọng nhất là bầu khí quyển của trái đất, vì trong bầu khí quyển có hơi nước liên tục di chuyển gặp ánh sáng mặt trời phản chiếu đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng dẫn đến ngôi sao bị nhấp nháy. - (VanKhoi Pham)

Vì mỗi ngôi sao chỉ có 1 thời để loé sáng bạn ạ. - (Miukiu)

Chi don gian la vi moi ngoi sao thuong co vai hanh tinh xoay quanh no. Moi khi vi tri cua hanh tinh do o giua tam nhin cua ban va ngoi sao ay thi ban se khong con nhin thay anh sang cua ngoi sao ay cho toi khi hanh tin ay khong con che khuat tam nhin cua ban nua. Su nhap nhay hay lap lanh tu do ma ra. - (Anbinhpham)

Vì các sao cách rất xa trái đất do đó khi ta quan sát chúng chỉ là những điểm vô cùng nhỏ (nếu không bị khí quyển của trái đất làm nhòe ra), do đó khi khi quyển trái đất nhiễu động nhỏ là có hiệu ứng nhấp nháy, quan sát các hành tinh thì không có hoặc ít có hiện tượng này. - (Quoc Thinh)

Chu yeu do 2 sao gan nhau chuyen dong co luc che khuat nhau thoi ma, giong nhu hien tuong nhat, nguyet thuc o trai dat do vi tri giua mat troi, mat trang va trai dat do. - (Bien)

Trong vu tru co nhieu ngoi sao cach chung ta vai tram , ngan, trieu nam anh sang ...va cung gia hon trai dat vai trieu nam .nen nhung anh sang cua nhung ngoi sao moi dem chung ta nhin khong phai la hom nay, ma chung ta chi nhin lui ve qua khu cu vu tru. Vi the co nhieu ngoi sao ban nhin chi duoc mot cai chop mat ma thoi , vi co the no da tat cach day hang ngan nam, trong khi do anh sang moi co the truyen toi trai dat. - (jimmy hoang)

Các ngôi sao trông có vẻ nhấp nháy, đặc biệt khi chúng ở gần đường chân trời. Ngôi sao Sirius nhấp nháy, tóe lửa, và chớp vụt quá nhiều nên có khi người ta nhầm nó là UFO. Nhưng thật ra, nhấp nháy không phải đặc tính của các ngôi sao, mà đó là do bầu khí quyển nhiễu loạn của Trái đất. Khi ánh sáng từ một ngôi sao đi xuyên qua khí quyển, nhất là khi ngôi sao xuất hiện ở gần chân trời, nó phải đi qua nhiều lớp không khí thường có mật độ khác nhau nhiều. Kết quả là một hiệu ứng lệch phương ánh sáng giống như một viên đạn trong máy chơi bắn đạn. Ánh sáng đó cuối cùng đi tới mắt của bạn, nhưng mỗi lần lệch phương làm cho nó thay đổi màu sắc và cường độ một chút. Kết quả cuối cùng là sự nhấp nháy. Nếu bạn nhìn từ phía trên bầu khí quyển của Trái đất, thì các ngôi sao không nhấp nháy.

-Trích "Top 10 things you might not know about stars" (10 điều chúng ta có thể đã không biết về các vì sao), Larry Sessions - (nguyễn)

Nhấp nháy như vậy mình mới thích ngắm sao chứ!  - (Tèo.)

Ánh sáng chớp tắc là do gián đoạn ánh sáng bởi vật cản xung quanh,Thiên thạch,hành tinh,v.v,nó chưa bao giờ tắc với các hành tinh xung quanh. - (doithuong)

Năng lượng chuyển hóa liên tục.cụ thể là các hạt photon pxạ và hấp thụ năng lượng liên tục,sẽ có những photon hết hoặc ít năng lượng tối đi và ngược lại...ngoài ra thì nó ở rất xa chúng ta nên trong khí quyển có những phần tử cđ liên tục qua lại che khuất tầm nhìn chúng ta.cũng giống như bạn nhìn vào bóng điện qua cánh quạt vậy - (đức tịnh)

có những ngôi sao hay những đốm sáng mà hiện giờ khi chúng ta nhìn thấy chúng chưa chắc đã còn tồn tại.sở dĩ chúng ta còn nhìn thấy được những ánh sáng đó là vì chúng ở cách xa trái đất chúng ta hàng tỉ tỉ năm ánh sáng,và ánh sáng được truyền đi theo đường thẳng,khi gặp một hành tinh hay một vật thể nào đó cắt ngang qua thì ánh sáng bị tắt đi và cứ thế hiện tượng được lặp đi lặp lại nhiều lần cho nên chúng ta mới thấy ngôi sao lấp lánh - (vinh)

cái này sách vật lý 12 có nói đó bạn. đó là trường hợp có một ngôi sao vệ tinh bay xung quanh ngôi sao chính. khi chúng bay thẳng hàng trái đất - sao vệ tinh - sao chính thì ta thấy ngôi sao đó biến mất, còn lại thì ta thấy nó....đó là vì sao ta thấy nó lấp lánh - (Tiểu Tinh Tinh)

các vì sao cũng phái chớp mắt chứ. - (Hoa)

Có rất nhiều ngôi sao trên vũ trụ, Trái Đất quay cho nên khi bạn nhìn lên nó sẽ chớp tắc như một ánh đèn vậy - (Phuc Vo)

Hôm đó bạn có uống rượu chưa? - (Năm Nồ)

Bạn nên khám mắt - (artem dinh)

hii, ngôi sao nhấp nháy là do khoảng cách từ ngôi sao đến trái đất rất xa, trải qua nhiều tầng khí quyển khác nhau, do vậy khúc xạ ánh sáng của ngôi sao cũng khác nhau, asang từ ngôi sao đến trái đất sẽ bị khúc xạ nhiều lần, dẫn đến ta nhìn thấy giống như ngôi sao đang lấp lánh
- (Hiển)

đơn giản những ngôi sao đó cũng đang làm giống chúng ta: 60+1 - (liemcopha)

trên đó đang có chiến tranh, mỗi quả bom NT nổ sẽ làm cho ánh sáng phát ra mạnh hơn nên sáng hơn. - (Fecma)

chac ve tinh do tham cac nuoc nhin sang lap lanh nhu roi cho la ngoi sao. - (long n)

Do mây trong bầu khí quyển che nên ta có cảm nó đang nhấp nháy, chứ thực ra các vì sao sáng đều là liên tục đấy! - (trần Anh Đào)

Những ngôi sao ban đêm cứ nhấp nháy liên tục là do hiện tượng mây chuyển động không ngừng che ánh sáng liên tục của ngôi sao đó.... Và kết quả là chúng ta sẽ thấy ngôi sao lấp lánh như vậy. - (Anh Pham)

Do chất lượng điện kém nên lúc khỏe lúc yếu - (EVN)

trên đó thực hiện giờ trái đất liên tục ấy mà. Trái đất nên học. - (phanbinhminh)

theo mình được biết thì những hành tinh này (ngôi sao) luôn tự xoay quanh trục của mình, đặc biệt hình dạng của chúng cực kì ko được "tròn trịa", giống như "viên sỏi" vậy. Nên khi tự xoay quanh trục của mình, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng từ mặt trời ( tức ánh sáng mà chúng ta thấy từ chúng), do bề mặt như vậy nên ánh sáng phản xạ sẽ không được ổn định, bề mặt nào cao thì nguồn phản xạ sáng sẽ mạnh hơn 1 tí, vì vậy mà từ trái đất ta thấy các ngôi sao lúc sángmạnh lúc sáng yếu khi nhìn kĩ.  - (Đức Hậu)

NHIN NGOI SAO NHAP NHAY SUOT DEM THAU, NHU MAT AI LAP LANH DANG NHIN NHAU tai vi troi sao la nhung doi mat cua ty ty nguoi dang yeu nhau do ma ! - (le kha thi)

Do giao động không khí liên tục. - (tinhyeudichthuc0308)

do lop may ngang che roi khong che nen o duoi mat dat nhin lap lanh - (mr.south78)

Theo mình nó nhấp nháy liên tục là do các đám mây bay qua thôi - (le manh)

chưa đóng tiền điện nên bị cắt điện..=]] - (No Bi Ta)

Do bầu khí quyển của Trái Đất đấy mà! Tán xạ ánh sáng! Nếu không có bầu khí quyển sẽ không có bầu trời sao lung linh, huyền ảo; sẽ không có bầu trời xanh huyền diệu → không có làn nước biển màu xanh dương; không có buổi hoàng hôn, bình minh kì ảo và trên hết không có sự sống của vạn vật và chúng ta không ngồi đây để thảo luận. Thân! ♥♥♥ - (Nguyễn Quốc Định)

Theo mình được biết và có nghiên cứu thì các ngôi sao mà mình thấy ánh sáng thì tức là chúng đã chết từ trước đó rất lâu, ánh sáng mà chúng truyền đến mắt mình đã du hành trong vũ trụ vài triệu năm và đến vài tỷ năm. Chúng không phải cố tình đến Trái Đất, mà vì chiều ánh sáng tỏa ra vô tình đi ngang Hệ Mặt Trời và chúng ta thấy, và chúng cũng vượt qua và chúng ta không thấy được nữa. Nnhg thực tế chúng đã chết từ rất lâu. Còn các hành tinh gần và trong Hệ Mặt Trời có thể nhìn thấy ánh sáng bằng mắt thường tức là trong khả năng biểu kiến của mắt người thì lại là một vấn đề khác.
Nói chung nghiên cứu về vũ trụ rất thú vị và đôi khi làm mình ngờ nghệch!
Đôi lời nồng nhiệt chia sẻ!? - (Gà Con)

Vì mây luôn dao động ,không khí nữa bạn ạ - (An)

nhìn thấy sao trời lấp lánh là do ánh sáng từ các ngôi sao tới trái đất phải xuyên qua lớp khí quyển dày vài chục km và lớp khí quyển này là hỗn tạp nhiều chất khí là môi trường không đồng nhất nên ánh sáng qua đó xuống mặt đất đã bị bẻ cong ở chỗ này hấp thụ ở chỗ khác nên xuống tới mắt mình thì nó không còn là ánh sáng liên tục nữa,một phần nó là ánh sáng vạch hấp thụ của khí quyển - (Thiên Cổ Hận)

khong, vi cac dam may buc xa lam cho het phan quang anh sang nen moi nhu the - (tranchikien)

0