09/06/2018, 22:22

Thời Hùng Vương đã có vải vóc dệt từ sợi chưa? - Câu hỏi hay

Giới khoa học khai quật các mộ tán thời Đông Sơn cách đây hơn 3.000 năm và họ phát hiện trong mộ đã có vải vóc được dệt từ các loại sợi, nhưng tại sao trong ngày Giỗ Tổ trang phục lại là "Cởi trần đóng khố, đầu gắn lông chim"?  ...

Giới khoa học khai quật các mộ tán thời Đông Sơn cách đây hơn 3.000 năm và họ phát hiện trong mộ đã có vải vóc được dệt từ các loại sợi, nhưng tại sao trong ngày Giỗ Tổ trang phục lại là "Cởi trần đóng khố, đầu gắn lông chim"? 

Tìm thấy vải dệt nhưng ko có tư liệu hình hài, kiểu thì sao ai dám cho mặc ! Ngay cả các bộ phim về thời Trần, Lý...trang phục còn ko biết lấy tư liệu ở đâu nữa mà bạn . Dùng trang phục đóng khố, đội mũ lông là theo các hình điêu khắc của Người Việt cổ trên các Trống đồng Đông Sơn đó ! - (van chung)

Chắc là do may đồ chưa kịp! - (lang thang)

Vì có lẽ tại các lễ hội từ thời Vua Hùng, trang phục lễ hội đã là "đóng khố, lông chim" rồi nên bây giờ vẫn giữ nguyên bản sắc như vậy. Trang phục lễ hội và trang phục thường nhật là khác nhau, không thì lúc nào cũng là lễ hội thì đời quá vui. - (Thiên)

Câu hỏi rất hay, để tìm câu trả lời thì chúng ta hảy tìm hiểu xem là vào thời kỳ đó loài người trên thế giới ăn mặc như thế nào. Thời kỳ đồ đồng (3000 BC - 800 BC). loài người hầu hết là mặc áo quần bằng vải sợi. Người Hy Lạp, Ai cập... Có trang phục rất tinh tế đẹp mắt. Còn đong khố, ở trần hay dùng da thú để may ao Quang. thì là trang phục của nhân loại thời kỳ đồ đá (3 triệu năm - 3000 BC). Tổ tiên ta chắc củng không phải ngoại lệ. không có lẻ nào tổ tiên chúng ta ở thời đại đồ đồng mtà mặc áo quần của thời đại đồ đá? Có thể vì không biết, vì không chịu tìm tòi nghiên cứu, hay lười biếng tư duy nên chúng ta đả tự hạ thấp trình độ văn minh của tổ tiên mình xuống cả ngàn năm. Đúc 1 cái trống đồng khó gấp ngàn lần may 1 bộ áo quần ( vải dệt đả biết làm rồi ). Không lẻ tổ tiên ta biết kỷ thuật đúc đồng mà không biết may áo. Nếu không biết thì nên mời các nhà nhân chúng học (Anthropology) giỏi của thế giới giúp đở tìm kiếm câu trả lời chứ đừng tin vào các hình ảnh trên trống đồng để rồi tin rằng tổ tiên ta ăn mặc giống mọi da đỏ của phim ảnh hollywood. - (Tuan (USA))

"Cởi trần đóng khố, đầu gắn lông chim" chắc là dựa vào hoa văn khắc trên trống đồng Đông Sơn. - (Hòa 99)

Bạn nghĩ sao khi hiện tại lễ hội của người đồng bào khu vực tây nguyên vẫn cởi trần đóng khố. Họ chưa biết đến vải vóc??? - (Văn Tiến)

Cách đây hơn 3000 năm nhưng chưa phải là 4000 năm bạn ạ. Thời kỳ đầu tiên cách nay 4000 năm cơ bạn ơi. Lúc ấy chưa có tài liệu nào nói đến thời kỳ đó đã có vải vóc cả. Hơn nữa đây chỉ là truyền thuyết mà thôi. - (Phúc)

Lâu nay qua tranh ảnh, phim truyện ... em cứ tưởng dân tộc mình có chung nguồn cội với các bộ lạc da đỏ phim cowboy của Mỹ ấy chứ ! - (Thành Được)

Lịch sử của chúng ta được viết vào thời hiện đại! - (nghoanglongpt)

Bạn đã nhìn thấy tượng đất tại lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng chưa, họ có đủ quần áo. Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi hoàng đế năm 221 trước Công Nguyên.  - (Nguyen Nguyen)

Thế các bạn có biết khố làm bằng gì không. 90% là bằng vải đó các bạn. - (Vĩnh Hòa)

Ngay cả trang phục thời Nguyễn mà còn phục hế không được nữa là, bạn hỏi khó quá. - (Mr)

Cởi trần đóng khố là mô tả lại hình vẽ hoa văn trên trống đồng chứ ko phải là mô tả sinh hoạt thường nhật của con người thời đó. Đây là mô tả một nghi lễ vào thời kỳ hùng vương. Trong đại việt sử ký toàn thư có nói trước thời hùng vương lập nước có một tộc người chuyên dùng bùa chú, phù thuỷ để thôn tính các bộ lạc khác. Sau đó xưng là hùng vương lập nên nước văn lang. - (Phomgktst)

Lúc đó chưa có thợ may. Ông tổ nghề may ra đời ở thế kỷ XIV - (NĐK)

nếu ai có tài liệu cho thấy mặc đồ thì rõ hơn? - (hova)

trời nóng quá nên không mặc áo đó thôi - (hung)

lên google search "trang phục thời hùng vương " sẽ có 1 đống bài viết , có đưa cả dẫn chứng khảo cổ chứng minh là thời hùng vương dân VN mình có mặc quần áo đàng hoàng. Thậm chí là đồ xin nữa là khác : trong kho tàng truyền thuyết - truyện cổ việt nam có Thiều Hoa Công chúa, con vua hùng thứ 6 là người có công phát hiện ra tơ tằm và sáng chế ra nghề dệt vải , rồi lưu truyền rộng rãi trong dân chúng ( truyền thuyết này phổ biến ở các làng nghề dệt lụa ở miền bắc) - bạn phải nhớ là các truyền thuyết đề phải bắt nguồn từ một câu truyện thực tế và được truyền miệng qua nhiều thế hệ ( thực chất đó là 1 kiểu lịch sử truyền miệng khi không thể sử dụng chữ viết )
thời đó đã dệt được lụa tơ tằm thì chẳng có lý gì lại chỉ đóng khố ?? chẳng qua cái khái niệm văn hóa đóng khố thời hùng vương bắt nguồn từ các truyện tranh , sách giáo khoa và bây giờ là đến cả phim ảnh, lễ hội ... mà nguyên nhân có thể do các tác giả đạo diễn lười không chịu tìm hiểu tư liệu rõ ràng và đến các bác kiểm duyệt nhà mình cũng thế , chỉ lo bắt cái đâu đâu , cho cha ông cởi trần hết :D :D - (Quang Hung Bui)

Dân tộc việt là giao thoa giữa người nam trung hoa, người polinezy, người ấn..hình tượng trống đồng đâu phải chỉ thấy ở việt nam, có cả ở thailand, indonesia, vân nam TQ, philipin..người việt thời hùng vương có ngôn ngữ , chữ viết chứ, thời hùng vương là có thật - (nguyễn)

Trang phục của diễn viên múa là do Đạo diễn quyết định, - (Hai Phong)

Hoac la kieu gia truyen !!!
ô mai - (uyên linh)

Đơn giản vì thời đó nghèo, ko có tiền hay ... các loại vật chất khác đổi lấy vải mặc nên dân... quan phải đóng khố! Thế thôi - (NVP)

Đến bây giờ Hùng Vương và nhà nước Văn Lang vẫn chỉ là truyền thuyết (huyền sử) nên còn nhiều cái phải tìm hiểu nhiều. - (Tuan)

Tại thời tiết nóng quá í mà . Hi hi hihi - (triều)

câu hỏi rất hay. thời đại hùng vương tính từ khai sơn lập quốc ăn sống ngủ hang đến văn minh lúa nước sông hồng dài lắm. khi người ta phát hiện trong di tích có quần áo tơ sợi nhưng để tái hiện sinh động thì người ta phải làm trang phục thời sơ khai nhất. đó là những bức tranh được khắc trên trống đồng bạn iu ạ. còn việc gắn lông chim trên đầu chính là biểu tượng con rồng cháu tiên đó bạn. - (Msc Choat)

Dựa trên hình ảnh khắc trên trống đồng để làm trang phục bây giờ thôi. Dùng vải lụa biết may đồ kiểu gì? - (Anh Nguyen)

Đã có người nhiều nhà nghiên cứu trống đồng cho ý kiến đó là hình tượng đó là biểu ý thâm sâu thông qua của hệ nhị phân cổ đại của các cụ với những chấm, vạch trên áo, mũ hay trên khiên,...kết hợp với số lượng nhà chim, thú,....chiều dịch chuyển... - (Sytrien)

Đời cụ tôi (cụ sống vào thế kỷ thứ 18) vẫn cởi trần đóng khố, mặc dù cụ là một cậu ấm. Có lẽ người Việt xưa nam giới có thói quen cởi trần, đóng khố. - (dzuylevan)

Tại vì hồi đó chưa có công ty may, tổ hợp may như bây chừ. - (Tào)

THOI DO NGUOI TA DUNG LA CAY, VO CAY HOA LA LAM TRANG PHUC VA LAM DEP DUNG DA LAM DUNG CU SAN XUAT NEN MOI GOI LA THOI KY DO DA , SAN XUAT CHI LA HAI LUOM , BAY THU , NUOI THAN MAY CON VAT HIEN LANH , AN LONG O LO NHUNG THAM TINH NGUOI VA CON NGUOI RAT DEP DO CAC BAN! - (NGUYETDUYEN)

Đơn giản là đóng khố tốn ít tiền hơn mặc quần áo. Còn thừa tiền thì các bạn biết phải làm gì rồi đấy. - (hoàng sơn)

Có phải ai cũng có vải để mặc đâu. Thời đó vải là đồ biếu tặng nhé. - (kepno_blue)

Gọi là truyền thuyết Hùng vương là đúng rồi . Tôi là người Việt trì đây , nên tôi có thể giải thích cho các bạn thồi tiết trong mấy ngày giỗ tổ . Dân ta có câu : rét tháng ba , bà già chêt cóng ( tức là rét nàng Bân ) . Nếu mấy ngày đó rét Nàng Bân về thì năm đó lạnh hơn , bang không thì nóng hơn . Cho nên không thể nói được ngày hội nóng hay không . Trang phục ngày hội cứ dựa vào trống động là tốt nhất . - (thach)

mặc thiếu vải cho mát..:3 - (No Bi Ta)

Mot vai nam truoc day toi xem VTV co mot nha thiet ke thoi trang (toi khong nho ten ) co gioi thieu mot mau ao dai thoi Hung vuong .Neu ban nao cung xem va nho ten nha thiet ke thoi trang do thi lam on hoi dum .Theo toi :cac vua Hung thi co that ,nhung Au co va Lac Long quan thi la truyen thuyet .Theo cac nha nhan chung hoc chau Au thi nguon goc nguoi Viet nam gom hai nhom nguoi :mot tu Mong co tran xuong ,hai tu Ando sang - (nguyenthanhhai)

Đó chính là trang phục truyền thống của họ mà, hùng vương đi xa, mọi người đều buồn, nhưng hùng vương là người lãnh đạo đất nước, một người được tôn làm vua và quyết định vào ngày giỗ tổ hùng vương sẽ phải mặc vậy mà múa - (Nguyen hoàng thu nhi)

0