Vì sao chuông nứt đánh không kêu? - Câu hỏi hay
Trong chuyến đi dã ngoại cùng bạn bè, đến thăm đền chùa ở Bắc Ninh, khi thấy cái chuông, một bạn nói chuông nứt đánh không bao giờ kêu được. Tôi tò mò hỏi nguyên nhân, nhưng bạn ấy cũng không rõ và nói đó là lời ông cha ...
Trong chuyến đi dã ngoại cùng bạn bè, đến thăm đền chùa ở Bắc Ninh, khi thấy cái chuông, một bạn nói chuông nứt đánh không bao giờ kêu được.
Tôi tò mò hỏi nguyên nhân, nhưng bạn ấy cũng không rõ và nói đó là lời ông cha ta truyền lại. Ai có lý giải nào cho hiện tượng trên xin giúp chúng tôi. Xin cảm ơn!
Chuông kêu là do dao động cộng hưởng của toàn bộ thân chuông gây nên. khi chuông bị nứt sẽ không có dao động cộng hưởng (vị trí nứt triệt tiêu dao động) - (hoanghai)
Không phải là không kêu bạn ah mà là nó không vang thôi .thông thường khi người ta đúc chuông thì người ta thương cho một chút vàng vào trong nguyên liệu đúc chuông để tiếng vang của chuông được cao hơn hơn nữa với cấu tạo của cái chuông thì khi ta đánh âm thanh cộng hưởng tạo ra tiếng vang còn khi chuông vỡ âm thanh bị lọt ra ngoài không còn cộng hưởng được nữa nên chuông không vang đc . - (khanh nguyễn)
Mình không hiểu cho lắm nhưng cũng được phép đưa ra ý kiến.Chuông nào đánh mà không phát ra âm thanh chứ. Nếu chuông bị rạn nứt, tùy vết rạn mà bạn sẽ cảm nhận được sự đứt gãy trong âm phát ra (nghe tiếng chuông rè rè, đôi khi khó nghe rõ nếu vết nứt nhỏ). Khi đánh giá một cái chuông, điều đầu tiên nghĩ tới là tiếng chuông khi phát ra sẽ thế nào. Một cái chuông tốt được làm từ vật liệu tốt (thường là đồng-hợp chất để âm thanh được lớn và trong), được đúc đúng kỹ thuật (vì âm thanh của chuông mà ta thường nghe chúng lớn và vang rất xa là do cộng hưởng âm nhờ kết cấu đặc biệt này).Nguyên nhân chuông bị rạn nứt chủ yếu là do đúc không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, cũng có thể do vật liệu làm chuông có chứa nhiều tạp chất không phù hợp khi chịu tác động của môi trường bên ngoài sẽ bị rạn nứt. Và đương nhiên nếu ta sử dụng không đúng cách biết đâu chuông xịn cũng thành dỏm đấy thôi.Chuông đánh mà không kêu trong dân gian ta có truyền miệng là chuông chì đó bạn, vì chì có tính dẻo và không có tính đàn hồi, do đó sao mà làm chuông được. hi hi. - (thich_khoahoc)
Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù bạn có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, tạo ra âm thanh.Chuông hoạt động theo nguyên lý sau: khi bị ngoại lực đánh vào, dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Chẳng hạn, khi bạn gõ vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái sẽ đồng thời ép vào trong, còn mặt trước và mặt sau thì dãn ra phía ngoài. Tiếp đó, hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài, đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính do dao động của các mặt chuông không ngừng đan xen nhau, lúc dãn ra phía ngoài, lúc ép vào phía trong, mà chuông phát ra được âm thanh du dương rồi yếu dần đi.Nếu chuông được đúc dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối xứng sẽ không hòa nhịp, âm thanh phát ra không những khó nghe mà thời gian ngân vang cũng ngắn. - (Hoàng Ngọc Khánh)
Khi gõ vào một số vật chất rắn thì cơ bản đều phát ra tiếng kêu, chẳng qua là độ lớn âm thanh của từng loại vật chất là khác nhau. So với các kim loại khác đồng và vàng là hai loại kim loại có tiếng kêu và độ vang lớn hơn. Gõ vào chuông kêu to hơn là do sự cộng hưởng âm thanh ở khoảng không bên trong quả chuông đó. Khi chuông nứt thì độ cộng hưởng bị giảm đi, nên tiếng kêu bị rè, không còn độ vang nữa! - (Bình Liêu)
Tôi thấy nhiều bạn nêu ý kiến nhưng không thấy bạn nào nói đến bản chất cơ bản của âm thành là sự dao động của các hạt vật chất truyền từ hạt này đến hạn khác tạo thành một làn sóng gọi là sóng âm. khi chuông bị nứt tức là các dao động của sóng âm bị gián đoạn bởi vết nứt nên am thanh bị chận lại từ hai phía của vết nứt làm cho âm thanh bị bể và không truyền vào không khi một cách hoàn hảo được, đông thời mất đi sự cộng hưởng âm thanh trong lòng chuông nên tiếng kêu của chuông không lớn đồng thời bị rè - (Hoàng Thiên)
Chuông nứt thì vứt chuông. - (zangloe)
Nếu vết nứt đủ rộng khi đánh vào chuông sẽ vân kêu to, nhưng vết nứt hẹp như trên hình thì không kêu.Với vết nứt hẹp, chia chuông ra làm 2 phần , bên trái vết nứt là A, bên phải là B. Khi đánh vào phía bên trái A ,sinh ra dao động xuất phát từ bên trái A, đồng thời bên trái sẽ tác dụng lực lên phần bên phải tại vết nứt, sinh ra dao động xuất phát ờ B từ khe nứt, 2 dao động truyền lên thân chuông và có xu hướng triệt tiêu nhau vì khác pha, chuông sẽ không kêu. Điều này có thể giải thích giống như khi gõ chiếc vòng đeo tay bằng đá với 2 đầu khít và 2 đầu hở, hoặc khi với chiếc chuông lành, ta đánh vào bên trái rồi sau đó gõ liền vào bên phải, chuông sẽ không kêu, vì dao động đã bị triệt tiêu. - (TQK)
Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù bạn có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, tạo ra âm thanh.Chuông hoạt động theo nguyên lý sau: khi bị ngoại lực đánh vào, dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Chẳng hạn, khi bạn gõ vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái sẽ đồng thời ép vào trong, còn mặt trước và mặt sau thì dãn ra phía ngoài. Tiếp đó, hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài, đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính do dao động của các mặt chuông không ngừng đan xen nhau, lúc dãn ra phía ngoài, lúc ép vào phía trong, mà chuông phát ra được âm thanh du dương rồi yếu dần đi.Nếu chuông được đúc dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối xứng sẽ không hòa nhịp, âm thanh phát ra không những khó nghe mà thời gian ngân vang cũng ngắn.(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao) - (Hoang Ngo)
chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là chuông nứt vứt ngoài bờ tre - (mẹ con nhà cám)
Vì vết nứt sẽ hấp thụ hết dao động âm của chuông làm chuông không vang được (âm sẽ tắt rất nhanh) - (vungocha.ast)
Không phải chuông nứt đánh không kêu!!!!! mà là âm thanh kêu không chuẩn và không xa như tiếng chuông bình thường!!! vì sự cộng hưởng anh không còn như lúc ban đầu!!!! ví dụ như cây đàn khi nứt thùng đàn thì âm thanh không còn chuẩn nữa!!! - (nguyen minh dinh)
Theo ý kiến của mình cụ thể như sau: Từ điểm bị đánh vào, trấn động gây ra rung động trên bề mặt chuông, rung động này cũng như dậy thanh quản của người vậy, sẽ làm rung không khí ở bề mặt đó va` tạo ra dao động sóng âm tai người nghe được. Dao động rung từ điểm đánh sẽ truyền đều ra xung quanh và giảm dần cường độ đi, tuy nhiên chính vì kết cấu đối xứng của chuông mà ta thấy tại mỗi điểm truyền tới có độ lớn xx dBm chẳng hạn ( Đơn vị đo độ lớn của âm ) thì cũng sẽ có 1 điểm đối xứng ở phí bên kia có cùng độ lớn như thế. Điều này làm nên sự cộng hưởng hoàn hảo như các bạn nói.Quay lại cái chuông bị nứt bạn có thể hiểu vết nứt như 1 cái rãnh ngăn bề mặt rung của chuông lan truyền. Giả sử ta đánh ở bên trái vết nứt thì rõ ràng nó chỉ lan truyền được tới phía bên trai' mà không còn lan truyen duoc sang phía bên phai đối xứng với nó nữa để tạo cộng hưởng.Để kiểm nghiệm điều này các bạn hãy thử đánh vào ngay sát ben trai' vết nứt thì sẽ thấy chuông kêu bé nhất, và đánh vào đối xứng bên kia vết nứt thì sẽ thấy chuông kêu to nhất có thể mặc dù không bằng như cũ được.Qua đây mình cũng nêu ý kiến nhiều người nói chuông nứt đánh thì vẫn kêu nhưng kêu không to..v..v. Tai người cũng như đa số các loài động vật đều nghe được âm thanh có tần số sao động từ 0.3 - 3.4 Khz. Và âm chuẩn nhất là 1Khz.Việc chuông làm bằng đồng và cấu tạo như vậy là vì từ thời xưa trải qua bao năm kinh nghiệm làm chuông đã nhận thấy cấu tạo thế và chất liệu đồng là tạo ra âm thanh rung và vang ở tần số đó nhất.Việc chuông nứt hay không nứt thì nó vẫn cứ tạo ra dao động thưòng và dao động cộng hưởng ở nhiều tần số khác nhau, tuy nhiên ở tần 0.3 - 3.4 Khz thì sự cộng hưởng bị mất đi nhiều như mình đã nói ở trên.. - (huan nguyen)
Sao khi người ta bị thương ở chân mình chạm nhẹ thì người ta la nhỏ, chạm mạnh thì la to? - (nongquochoang)
Cấu tạo của chuông giống như một chiếc loa, cũng giống như vòm họng của người ca sỹ vậy. Khi ta gõ mạnh vào thành, âm thanh sẽ bị dồn nén trong thành trong chuông. Và chuông tốt, vật liệu có tính đàn hồi cao thì càng rung, mà khi rung kết hợp với kiểu dáng chuông sẽ dồn nén các sóng âm càng liên tục thì âm thanh càng ngân, càng vang. Vì thế, chuông tốt phải kể đến chất liệu và kiểu dáng chuẩn thì chất lượng âm thanh và độ ngân vang mới cao.Chuông đã bị nứt, thực ra đánh vẫn kêu. Thế nhưng do vết nứt làm cho thành chuông không còn kín, các sóng âm không bị dồn nén thoát ra miệng chuông và khe nứt quá nhanh (Do tốc độ âm thanh). Một điều nữa là vết nứt khiến cho sự rung đàn hồi của chuông không thể tốt để tạo âm thanh vang ngân. - (khongminhha_1922)
Theo mình thì vốn dĩ cái chuông là một cấu trúc hoàn chỉnh cho sự cộng hưởng âm; nên khi nó bị nứt thì cấu trúc ấy bị phá vỡ, dẫn đến việc gõ chuông thì cường độ âm thanh không lớn và không vang xa. - (Viet)
bạn có thể hiểu 1 cách đơn giản và ko có gì liên quan đến tâm linh trong vấn đề này...Chuông tạo ra âm thanh khi đánh vào là do sự rung (dao động), độ đối xứng của thân chuông...và sự rung đó cộng với khoảng không bên trong chuông tạo âm vang....và chỉ khi nguyên khối liền thì mới rung và vang âm dc....còn khi bị nứt thì thân chuông đã ko còn nguyên khối nữa và khoảng không bên trong đã bị hở nên ko thể tạo ra âm ^^ - (haigaumap69)
Một cái chuông tốt đánh một cái là sẽ phát ra những âm thanh du dương dễ nghe. Nếu bị nứt, bạn có đánh đi đánh lại thì chỉ nghe những tiếng rè rè. Vì sao chuông bị nứt lại không kêu?Đó là vì khi chuông bị ngoại lực đánh vào dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Ví dụ, một cái chuông treo trên giá khi bạn gõ nó vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái của nó sẽ đồng thời ép vào phía trong còn mặt trước và mặt sau thì lại dãn ra phía ngoài, tiếp đó hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính là do tần số cơ bản của chuông như vậy – hai mặt đối nhau của nó cứ không ngừng xen nhau lúc dãn ra phía ngoài, lúc ép vào phía trong – mà chuông phát ra được âm thanh du dương rồi yếu dần đi.Nếu một cái chuông mà khi đúc có độ dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối nhau của nó sẽ không hòa nhịp, âm thanh phát ra không những khó nghe mà thời gian ngân vang cũng ngắn.Một cái chuông dù chỉ có một chỗ bị nứt cũng sẽ mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, cả cái chuông coi như bị hỏng, lúc đó dù bạn có tùy tiện đánh vào bất cứ chỗ nào của nó, nó đều phát ra những âm thanh rè.----Nguồn trích: Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao - vật lý học - (trongdung280887)
Chuông nứt dánh vẫn kêu! Nhưng âm thanh không còn trong nữa! Thử ví dụ cai xoong con nguyên và bể đều đánh kêu nhưng âm vang khác nhau! - (trandongho81)
Khi che tao chuong,kho ai tinh duoc su cong huong,su dao dong va truyen dao dong luon can moi truong lien tuc,(giai bai toan dao dong trong dien kien biengian doan),trong dong nuc khong con dao dong hoan hao,va vi vay cung khong du manh de truyen du nang luong dao dong cho khong khi duoc. - (thanhlongtdt)