09/06/2018, 18:38

Điện năng tồn tại thế nào khi không có người dùng? - Câu hỏi hay

Vào giờ cao điểm, điện thường bị yếu (đèn không lên hoặc sáng ít). Lúc ít người sử dụng thì điện lại mạnh lên. Vậy tôi muốn hỏi, lúc không có ai dùng thiết bị điện nào hết thì lượng điện năng đi đâu? Có phải nó tự tiêu ...

Vào giờ cao điểm, điện thường bị yếu (đèn không lên hoặc sáng ít). Lúc ít người sử dụng thì điện lại mạnh lên.

Vậy tôi muốn hỏi, lúc không có ai dùng thiết bị điện nào hết thì lượng điện năng đi đâu? Có phải nó tự tiêu tan hết theo thời gian? Hay lúc đó nhà máy phát điện tạm ngưng hoạt động?

.

 

- Cấu trúc ngành điện được chia làm 3 phần: phát điện, truyền tải và phân phối. Mỗi phần đều có chức năng riêng để đưa điện năng đến hộ tiêu thụ.- Vấn đề rất quan trọng của điện lực là cân bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ (tải). Để làm điều này họ phải theo dõi liên tục để điều độ kịp thời. Khi cao điểm (tải đỉnh) dẫn tới điện yếu, họ phải phát thêm điện bằng nhiều cách như: tăng cường tổ hợp máy, chạy thêm các nhà máy phát,... Ngược lại khi tải thấp, họ tắt bớt tổ hợp máy, chạy thêm nhà máy điện.... Nói cách khác, họ chia ra làm chạy nền và chạy đỉnh.- Điện năng phát ra nếu có thừa về cơ bản là không thể thu về được hay không thể lưu trữ được (người ta cũng đang nghiên cứu nhiều cách lưu trữ như chuyển sang dạng năng lượng khác nhưng không hiệu quả lắm). Còn nếu thiếu điện thì không những chúng ta có điện sử dụng yếu mà còn rất nguy hại cho ngành điện như có thể dẫn đến sụp đổ điện áp, mất ổn định toàn hệ thống gây tổn thất nghiêm trọng.- Cho nên vào thời gian cao điểm như mùa khô hay sự cố lớn xảy ra mà ngành điện không thể điều độ được bằng nguồn phát thì họ buộc phải cắt điện.- Đó là lý do tại sao chúng ta cứ hay than phiền họ cắt điện mà không hiểu được vấn đề sống còn của họ. - (T13078)

Tôi thấy có nhiều bạn trả lời "LẠC ĐỀ". Tôi hiểu bản chất của câu hỏi là: Cứ phát điện và không ai dùng -> điện sẽ đi đâu? Tôi xin mạo muội trả lời theo hiểu biết của mình:Nước hay nhiên liệu (thế năng) tạo ra động năng (tuốc -bin quay). Tuốc - bin quay lại tạo ra hiệu điện thế U thông qua máy phát. Dòng điện I chỉ có khi được nối mạch (xem như là sử dụng, không có tổn thất), và công suất sử dụng P=U*I*cos(phi-hihi)=0 khi chưa sử dụng. Khi đó máy phát mới chỉ tạo ra HĐT U (cố định về mặt lý thuyết, theo công suất của máy- và chưa tăng/ giảm HĐT theo yêu cầu) mà chưa có dòng I nên điện chả đi đâu cả. Thế năng nước/ nhiên liệu khi đó chỉ tạo ra động năng tuốc- bin quay chơi chơi cho vui, cho mòn trục vậy thôi!!! Trường hợp dùng ít thì dòng I nhỏ, dùng nhiều thì I lớn, và nhìu quá so với CS máy phát thì I lớn quá sẽ làm nóng, đỏ, thậm chí là chảy, chập đứt dây dẫn.Vài dòng ngắn ngủi, nếu có thiếu sót các pác góp ý dùm em! - (Đỗ Văn Tuyến)

Bên bán điện đưa điện đến nhà bạn bằng hai dây dẫn, một dây thì cấp điện còn dây kia thì thu hồi lại điện mà họ đã cấp. Nếu không ai dùng thì điện nó chẳng đi đâu được nữa nên nó vẫn nằm ở trên dây mà họ đã cấp cho bạn thôi. :D - (Bach Thien)

Bạn hãy tưởng tượng một chiếc xe máy khi lên dốc thì cần phải tăng ga lên để kéo xe lên được, nếu đèo càng nặng thì càng phải tăng ga mạnh.Điện năng cũng vậy, khi người dùng nhiều điện thì tua bin máy phát quay chậm lại, nhờ cơ cấu dự điện áp và tần số tự động nên nó tự động mở cữa cấp nước quay tua bin máy phát nhiều hay ít để đảm bảo quay tua bin đạt tốc độ. Điện yếu do sụt áp trên đường dây khi có nhiều người dùng (U=U1+U2: cộng véc tơ; U1 là tổn hao điện trên đường dây tỷ lệ thuận với dòng điện). và khi người dùng nhiều quá thì cho dù tăng ga hết cỡ nó cũng không đủ sức để kéo hết công suất thiết bị tiêu thụ điện (các nhà máy phát điện có công suất phát điện nào dấy không thể tăng thêm) - (thanhnb)

Xin trân trọng gửi bạnCâu hỏi của bạn hay lắm. Ở đây chúng ta hiểu hệ thống điện lưới mà người dân sử dụng giống như một cái đèn pin của bạn. Khi sử dụng đèn pin, công tắc bận và đèn sáng, thì điện năng được giải phóng. Khi không sử dụng điện năng được lưu giữ và hiệu điện thế vẫn duy trì trên hai cực của pin. Với Mạng điện lưới nguyên lý tương tự, khi ít người dùng tức là dòng điện thấp, hệ thống sẽ giảm công suất phát để tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm lượng nước như với máy phát thủy điện). Ngược lại, khi nhiều người dùng hệ thống sẽ tự điều chỉnh để tránh giảm thế xuống dưới giới hạn an toàn của thiết bị. Ở đây chúng ta nhớ lại công suất tiêu thụ điện P = U. I, U là thế duy trì 220V, cường độ dòng điện I tùy thuộc lượng điện tiêu thụ (lượng người sử dụng). cảm ơn! - (bvhaihsh)

Điện năng ( của máy phát điện xoay chiều từ máy phát đến đầu dây dẫn ) tồn tại khi Máy Phát Điện hoạt động tuabin quay. Khi không có thiết bị sử dụng điện thì ở đầu dây dẫn ( pha + ) luôn tồn tại điện năng , điện năng chỉ mất đi khi có thiết bị sử dụng hoặc mạch điện khép kín hoặc dòng điện dò thì mới có hiện tượng sự tiêu thụ điện ( tổn hao dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu dây ) . Khi không tiêu thụ điện nhà máy vẫn phải vận hành máy phát để duy trì . Lúc này máy phát không mang tải nên trong cuộn dây Roto + Stato + Lõi thép sẽ không phải làm việc hoặc làm việc rất ít điều đó kéo theo tuổi thọ của máy phát . Là sự tiết kiệm được nhân công , Vốn đầu tư , sức nước và nhiên liệu ... ) - (Ngọc)

Xin chào bạn, tùy theo độ tuổi và học vấn cơ bản của bạn mà tôi mới có thể đưa ra cách giải thích phù hợp,nhưng qua văn phong của bạn tôi đoán bạn cũng đã ngoài 20.Theo định luật bảo toàn năng luợng thì năng luợng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Có rất nhiều dạng năng luợng như nhiệt năng, cơ năng, thế năng, động năng, hoá năng, thủy năng, điện năng... thậm chí khối luợng của vật thể cũng mang năng luợng. Năng luợng vốn tồn tại sẵn có trong tự nhiên ở nhiều dạng khác nhau đó, có khi chúng tự chuyển hóa lẫn nhau do các quá trình tác động của tự nhiên. Ví dụ: khi đám mây tích điện thế cao hơn mặt đất sẽ dẫn đến hiện tượng sét đánh mà ta vẫn thấy. Sét đó là điện năng tự nhiên. Mưa rơi xuống mặt đất tạo thành những con suối rồi tập hợp lại với nhau thành sông do thế năng vì nó ở vị trí cao chảy xuống trũng. Các dòng sông lớn chảy mang thủy năng có thể được sử dụng để tạo ra thủy điện. Nói tóm lại, năng lượng vốn tồn tại sẵn có trong tự nhiên, con người dựa vào trí thông minh của mình đã biết cách tác động chuyển hóa các dạng năng lượng đó, trong quá trình chuyển hóa lợi dụng những đặc tính đặc biệt của các dạng năng lượng để phục vụ lợi ích cho con người. - (Lưu Hà)

vật chất không tự nhiên sinh ra,cũng không tự nhiên mất đi nó chỉ biến hóa sang dạng khác mà thôi. khi không có ai dùng điện cả (mặc dù nhà máy phát điện vẫn chạy bình thường. Khi đó điện năng sẽ được chuyển qua nhiệt năng, bức xạ , từ trường... - (ngocletien)

Trong thực tế bao giờ cũng có nguồn tiêu thụ điện năng, trong những lúc tưởng chừng như mọi hoạt động đều dừng lại như đêm khuya thì vẫn có các nguồn tiêu thụ đáng kể: chiếu sáng, điều hoà, các hệ thống bơm, các nhà máy hoạt động 24/24,.... Do đó các nhà máy phát điện sẽ điều chỉnh giảm công suất / ngừng phát điện để cân đối công suất trên đường truyền.Với ý tưởng của bạn là hoàn toàn không có nguồn tiêu thụ nào hết, bạn có thể hình dung đang chạy không tải một máy phát điện (máy nổ nhỏ). Năng lượng tạo ra từ nhiên liệu tiêu thụ sẽ cân bằng với năng lượng hao phí (ma sát, thất thoát nhiệt, thất thoát điện từ,...) Vì thực ra, các máy này được chế tạo có khả năng tự điều chỉnh để duy trì (tốc độ vòng quay, điện áp ngõ ra,..). Lúc đó điện áp trên ngõ ra vẫn hiện diện, nhưng phần điện này phục vụ cho các tổn thất như đã nói. Nếu bạn cắm tải vào, máy sẽ tự động điều chỉnh tăng lượng nhiên liệu phun vào động cơ để duy trì các thông số của máy (điện áp, tần số, vận tốc vòng quay). Một ví dụ khác đơn giản hơn: khi bạn đi xe máy, trong trường hợp xe không chạy máy vẫn nổ thì cái "lực đẩy" không biến mất; mà cái "lực đẩy" đó đã tự động giảm xuống để duy trì trạng thái không tải.Còn nếu bạn hỏi trong trường hợp không có mọi tổn thất nào thì sao? Câu trả lời là: các máy phát sẽ ngừng hoạt động. Nhưng điều này không bao giờ có trong thực tế. - (Xuan Hoang)

Câu hỏi rất hay. - (tnmthai)

tôi cũng đang có câu hỏi tương tự, đang chờ câu trả lời - (hungphankhac)

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.Mọi dòng điện đều sinh ra từ trường, theo định luật Ampere. Khi dòng điện chạy trong một dây dẫn điện, từ trường sinh ra có dạng xoáy vòng quanh dây dẫn.Mọi dòng điện đều chịu lực tương tác khi nằm trong từ trường. Lý do là các điện tích chuyển động trong từ trường chịu lực Lorentz.Hướng của lực từ và hướng dòng điện được xác định theo quy tắc bàn tay phải.Nên khi máy phát ngừng hoạt động thì cũng mất điện thôi. - (hq294ster)

Tôi thấy câu hỏi rất hay. Nhiều bạn đã trả lời rằng điện năng vẫn được tiêu thụ nhưng tôi hiểu ý bạn hỏi là trong điều kiện lí tưởng không có bất kỳ sự tiêu hao năng lượng điện nào thì điện năng sẽ đi đâu. Nhiều bạn đã nói đến định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng thì nếu không tiêu thụ điện năng mà nhà máy điện (nhiệt điện chẳng hạn) vẫn hoạt động thì năng lượng do đốt nhiên liệu sẽ chuyển thành nhiệt năng làm nóng hệ thống phát điện, tỏa nhiệt ra môi trường như ta đun bếp mà không đặt nồi lên. Tất nhiên thực tế các nhà máy điện rất hiện đại và có sự quản lí nên nếu nhu cầu giảm thì người ta sẽ giảm công suất ngay. - (tranvanthinhhp)

Trên thực tế thì lúc nào điện cũng được sử dụng, có thể ít đi. Nước ta có trung tâm điều độ hệ thống điện, trung tâm này phối hợp với các nhà máy điện trên cả nước để điều độ điện năng. Vào thời gian cao điểm Trung tâm điều độ điện sẽ yêu cầu các nhà máy điện tăng công xuất máy để tăng điện hòa vào lưới điện quốc gia, giờ thấp điểm thì giảm bớt máy phát...Bên cạnh đó điện cũng bị thất thoát, dù không có ai dùng cũng bị tiêu hao đường dây, nguồn hở, nối đất... - (Phi Trường)

Câu hỏi của bạn rất hay. Mình hiểu như sau;Ví dụ : Máy phát điện : khi không có tải tiêu thụ thì máy phát sẽ chạy ở chế độ không tải, tiêu thụ rất ít nhiên liệu.Với một thủy điện: khi không có tải tiêu thụ thì nếu nhân viên vận hành không giảm lượng nước qua tuốc pin thì máy phát lúc này hoạt động dưới dạng như là một động cơ tiêu thụ điện năng (ở đây là thế năng của nước). - (thanhtung399)

Nó sẽ trở về dạng thế năng, chưa được sử dụng. - (LDH)

Nếu không có ai dùng điện thì nhà máy điện sẽ ngưng phát điện chứ điện năng sẽ không tự tiêu tan được đâu. Các nhà máy điện có sẽ cơ chế tính toán tự động phụ tải cần bao nhiêu thì sẽ phát bây nhiêu điện năng, phần điện năng máy phát điện phát ra sẽ bao gồm phần điện năng của phụ tải điện tiêu thụ cộng với các phần tổn thất trong quá trình truyền tải....trong thực tế thì phụ tải điện lúc nào cũng có nên nhà máy tùy vào từng thời điểm mà các nhà máy điện sẽ có cơ chế hoạt động sao cho hiệu quả kinh tế nhất - (hien)

khi người sử dụng thì điện năng được các đồ dùng tiêu thụ điện biến thành năng nượng có ích, và nguồn điện với tổng năng lượng đến từng hộ gia đình mà không đủ thì điện yếu. khi điện không có người dùng thì điện biến thành nhiệt trên đường dẫn hoặc bức xạ. nếu máy phát điện cứ phát tối đa mà không ai đùng thì kết quả là máy phát cháy. - (linhdongco)

Các nhà máy điện phải điều chỉnh công suất phát theo tải tiêu thụ. Nói cách khác, nếu bạn bật công tắc đèn nhà bạn, có nghĩa là máy phát điện của các nhà máy hòa vào lưới phải tăng một lượng tương ứng. Ngược lại, khi bạn tắt đèn nnhà bạn, các máy phát điện cũng phải giảm công suất tương ứng. - (minhhoang2002)

Bạn hỏi vậy là có ý gì? Nếu ngành điện tăng giá thì chúng ta có mỗi việc đối phó với họ là giảm những thiết bị xài điện không cần thiết đi là xong. Còn nếu không xài thì tự nó cũng mất đi vì không có gì đựng được nó cả. Nếu không dùng thì nguồn tải cùa ngành điện sẽ giảm đi và ngành điện không chịu áp lực thiếu điện vì ông trời nữa ( ông trời mưa nhiều ngành điện lời nhiều và ngược lại. Tóm lại kiều gì thì nhành điện vẫn sống khỏe hơn chúng ta do lương bình quân 2010 của họ có 7 triệu đồng /tháng à. - (quachmacnhuoc)

chào bạn! mình xin trả lời câu hỏi của bạn như thế nay. thực tế khi ít người dùng điện thì nhà máy điện sẽ phát ra 1 lượng điện năng theo đúng yêu cầu thực tế công suất của phụ tải lúc đó + tổn hao trên hệ thống truyền tải điện, còn khi không có ai dùng điện thì các nhà máy điện sẽ phải đắp chăn thui,hjhj, đùa chút thui chứ trong hệ thống điện thì lúc nào cũng có phụ tải điện hết. - (vanloi2012)

Việc điện bị yếu là do công suất tiêu thụ vượt quá định mức của nhà máy phát điện (có thể do đường dây quá xa).Còn những lúc giờ thấp điểm, phụ tải thấp thì nhà máy sẽ giảm công suất phát điện. Vì vậy mới phải cần tới cơ quan điều độ lưới điện chuyên dự báo nhu cầu phụ tải. Nên nhớ là điện năng không lưu trữ được bạn nhé.Thử tưởng tượng lưu trữ được thì khác nào 1 quả bom khổng lồ. Nếu công suất lớn hơn thì lượng điện năng dư thừa sẽ hao phí trên đường dây dưới dạng nhiệt - (Hoàng Chung)

 Điện năng là năng lượng sinh ra do dòng điện. Trong trường hợp tuyệt đối không có bất kỳ ai sử dụng, lúc này mạng lưới điện coi như "hở mạch", mạch điện hở mạch thì làm gì có dòng điện chạy trong đó mà có điện năng? Ngoài ra tốc độ quay của tua-bin trong máy phát điện sẽ quyết định tần số dòng điện, muốn dòng điện có tần số không đổi thì tua-bin phải quay với 1 tốc độ cố định. Khi công suất sử dụng lớn hơn công suất phát, từ trường "ngược" sẽ cản trở việc quay của tua-bin khiến tua-bin dừng lại, muốn tua-bin không dừng, người ta phải xả thêm nước để tăng thêm lực kéo tua-bin quay. Khi xả nước hết cỡ mà tua-bin vẫn không quay được, người ta sẽ cắt bớt điện để giảm công suất sử dụng. Trong trường hợp bạn dùng máy phát điện chạy xăng ở nhà, nếu công suất sử dụng lớn hơn máy phát, máy phát nhà bạn sẽ chết máy. - (Na Xinh)

Bạn này đang tính đến việc khi thế giới biến thành zombie hết thì liệu còn có điện mà sử dụng ko? (Mình cũng rất thắc mắc như bạn :) - (trung.kent)

Khi có tải thì sẽ tạo dòng phản kháng khiến turbin máy phát bị chậm lại bởi từ trường của dòng điện này cản trở; hoặc nếu lực quay quá mạnh thì dòng phản kháng sẽ biến thành nhiệt làm turbin nóng lên. Giống như con bò chở lúa thì sẽ phải đi chậm, nếu con bò quá khỏe thì bánh xe và móng bò sẽ bị nóng lên bởi ma sát.Khi không có tải thì dòng điện được nói 1 cách bình dân là "trả về nguồn" tức là không hề có sự cản trở nào và cũng không có nhiệt nào sinh ra ở turbin cả.Bình dân học vụ là như vậy. Muốn chi tiết hơn thì đi gặp kĩ sư điện mà hỏi. - (H)

có thể nói điện năng là một thứ tạo ra mà không thể lưu lai cho ngày mai dùng được, việc bạn sử dụng điện mà bạn thấy trên cái đồng hồ công tơ đó là dòng tiêu phụ của gia đình bạn, điện được tạo ra bởi nhà máy phát điện họ căn cứ vào mức độ tiêu thụ mà xây dựng nên phương án phát điện. thường thì từ lúc khuya đến rạng sáng tải tiêu thụ ít thì họ cho phát ít, còn những giời cao điểm thì họ cho chạy hết công suất, nếu không ai sử dụng điện thì điện áp được dữ trên đường dây, nó có sự tiêu hao trên dây dẫn nhưng mức độ rất nhỏ nếu trong gia đình bạn. - (you_you430)

khi nhu cầu điện ít thì người ta giảm công suất nhà máy thủy điện bằng cách tắt bớt tổ máy hoặc điều chỉnh lượng nước qua turbin hay góc nghiêng turbin (tuỳ loại) để giám bớt công suất phát điện.Với những nhà máy phát điện dùng turbin khí áp suất cao (như nhiệt điện, điện hạt nhân...) thì rất tiếc là không làm giảm công suất xuống thấp tuỳ ý được, vì khi thiết kế nó hoạt động ở một công suất nhất định sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Càng không đơn giản chỉ là ngắt điện nhà máy vì khi khởi động lại cả hệ thống nhiệt điện không phải ngay lập tức đạt công suất thiết kế vì còn mất thời gian làm nóng thiết bị, thời gian chờ ổn định tần số, trung pha với lưới điện ... Nói tóm lại là nếu sử dụng nhiều turbin khí nóng trong máy phát điện cho lưới điện thì khi nhu cầu điện thấp sẽ bị lãng phí nhiên liệu (than, dầu, thanh nhiên liệu hạt nhân...)Để khắc phục sự lãng phí điện khi nhu cầu điện dưới mức thiết kế của nhà máy thì ở các nước tiên tiến họ chế tạo các nhà máy điện tích năng. Về bản chất nó như một chiếc pin lớn, khi thừa điện thì nhà máy đó xạc điện cho pin, khi thiếu điện thì pin đó xả điện vào lưới điện.Về phương pháp để tạo các nhà máy điện vừa phát vừa thu được thì có nhiều cách khác nhau, ở Mĩ từ xưa họ đã xây dựng một hệ thống pin hoá học lớn, gồm nhiêu các pin nhỏ. Tuy nhiên phương pháp dùng pin hóa học tốn kém và khó đáp ứng được cho một nhu cầu điện lớn.Hiện tại phương pháp hay dùng nhất ở các nước tiên tiến là thuỷ điện tích năng. Tức là khi thừa điện thì thuỷ điện tích năng sẽ lấy năng lượng thừa này để bơm nước lên một hồ trên núi, khi thiếu thì cho nước ở hồ đó chảy xuống qua turbin phát điện để hoà thêm vào lưới điện. Một số nước tận dụng hầm mỏ khai thác ngày xưa thì người ta bơm nước từ dưói mỏ lên khi thừa điện và cho nước chảy xuống dưói mỏ để phát điện khi thiếu điện.Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp nén khi ở nhiệt độ thấp khi điện thừa, và khi điện thiếu thì cho khí ở nén xả ra ở nhiệt độ cao qua turbin để sinh điện.Vấn đề thừa điện khi nhu cầu thấp là một vấn đề lớn của ngành điện, tuy nhiên ở VN gần đây mới được quan tâm đúng mực. Hiện đã có một số nhà máy thuỷ điện tích năng đang được tiến hành xây dựng. - (vn020945)

Khi điện thừa, lực cản của máy phát sẽ giảm làm cho roto máy phát có xu hướng quay nhanh hơn nhưng máy phát luôn duy trì vòng quay để ổn định tần số là 50 Hz. Lúc này một cơ chế tự động làm cho turbine của máy phát chạy chậm lại bằng cách tiết giảm hơi nước (nhiệt điện) hoặc đóng bớt cửa nước vào (thuỷ điện). Thuỷ điện nếu thừa nước sẽ chảy qua đập tràn, Nhiệt điện sẽ giảm cấp nhiên liệu cho lò hơi, nếu cần có thể ngưng một vài máy hoặc nhà máy.Ngoài ra còn có một loại thuỷ điện lưỡng dụng là khi cẫn bằng hoặc thiếu thì máy phát chạy bình thường, khi thừa điện sẽ đóng vai trò máy bơm nước bơm từ hạ lưu lên hồ chứa, loại này gọi là thuỷ điện tích năng, Việt Nam hình như có một nhà máy ở miền Trung mà tôi quên mất tên vận hành theo cơ chế này. - (xexiclo)

Minh nghĩ nhà máy phát điện là một tổ hợp nhiều máy phát điện, tùy thuộc vào công suất sử dụng mà nhà máy điện cho hoạt động bao nhiêu máy phát điện, trường hợp lý tưởng nếu không có thiết bị điện tiêu thụ thì nhà máy cũng nên tạm ngưng hoạt động. - (Mr Lee)

Bạn dùng nhiều thì điện lực phát điện nhiều, bạn dùng ít thì điện lực phát điện ít, bạn dùng ít thì điện lực không phát điện nữa chứ chẳng tiêu đi đâu cả. Tất nhiên cũng có tổn thất trong quá trình truyền tải. - (tran)

Điện năng từ lưới điện lực là thứ không lưu trữ được. Nếu không dùng thì nó tiêu tán hết chứ đi đâu. Lúc đó máy phát điện chạy vô công. - (bingo.1357)

các nhà máy điện hoạt đông cũng như máy phát điện nhà bạn thôi nhưng nó lớn hơn rất nhiều. bạn dùng nhiều thì tốn nhiều xăng nhưng dùng nhiều quá thì bị quá tải. bạn dùng ít thì hết it xăng những không it hơn mức tối thiểu của máy được thiết kế. còn trương hợp ko có ai sử dụng thì đương nhiên là tắt máy cho đỡ phí. - (toanlb)

theo mình biết thì các nhà máy thủy điện đều có hệ thống tự động điều khiển lượng nước và đóng mở van nước vào các tuabin. nó đảm bảo khi lượng tiêu thụ điện ít thì lượng nước vào các tuabin cũng ít đi, lượng điện sinh ra sẽ giảm xuống phù hợp yêu cầu. còn trường hợp bạn hỏi là không có ai dùng thiết bị điện nào là không thể có với mạng điện rộng khắp như ngày nay - (phamvantrang89)

P=UI Khi không có thiết bị tiêu thụ điện thì I=0 nên P=0 ; máy phát ngưng phát điện. - (letridungcl)

Đúng là nhà máy điện ngung hoạt động. Điện có thể xem như là dạng năng lượng không thể dự trữ với số luợng lớn được (mấy cái pin và ắc quy ko tính nhé). Sản xuất ra bao nhiêu là tuơng ứng với dùng hết bấy nhiêu. Vào các giờ cao điểm, các nhà máy điện phải tăng công suất sản xuất điện và nguợc lại, vào giờ thấp điểm, họ sẽ phải giảm công suât; lúc này các nhà máy nhiệt điện giảm bớt luợng tiêu thụ than, khí ga, hoặc dầu còn các nhà máy thuỷ điện se hạn chế lưu luợng nuớc chạy tua-bin, thậm chí ngừng 1 vài tua-bin.Hiện nay vào giờ cao điểm, mọi người đều sử dụng nên công suất các nhà máy điện ko đủ đáp ứng cho tất cả mọi người, nên một số nơi bị cắt giảm cung cấp điện, do vậy đèn không sáng hoặc sáng ít - (Kimati)

Khi chưa cắm hoặc chưa bật thiết bị điện trong nhà, thì lúc này trong nhà bạn không tiêu hao điện năng (nói đơn giản là bạn chưa tiêu thụ điện). Lúc này trong các ổ cắm, dây điện quanh nhà bạn chỉ tồn tại điện áp (220V), chứ không hề có sự tiêu hao điện năng (tức là không hề có dòng điện đi qua thiết bị tiêu thụ điện). Vào giờ cao điểm, có nhiều người sử dụng điện cùng lúc, lúc này đường dây sẽ bị sụt áp (giảm điện áp. tức là điện áp nhỏ hơn 220V) nên đèn sáng ít hoặc không đủ điện áp nên đèn không lên. - (mannhue80)

Điện năng không đi đâu cả, sử dụng nhiều thì máy phát điện sẽ cấp công suất nhiều, sử dụng ít thì cấp ít. Không sử dụng thì máy phát sẽ chạy không tải. Giống như bạn mua máy phát điện chạy xăng về và khởi động, nhưng không cắm thiết bị tiêu thụ điện vào nó thì nó vẫn chạy thôi. - (Hoàng Minh Tuấn)

Lúc không có người dùng điện năng tự tiêu tan theo thời gian. - (phamduongus)

Có phải nó tự tiêu tan hết theo thời gian? Hay lúc đó nhà máy phát điện tạm ngưng hoạt động?Bạn nói có ý đúng rồi đấy. Diện năng luôn sinh nhiệt khi truyề tải -->> mất dần theo thời gianLuợng điện tiêu thụ giảm --->> nhà máy hạ công suất phát điện - (nguyenmanhha3010)

Dòng điện đặc trưng có 2 thông số : Điện áp (volt) và cường độ (Ampere). Ổ cắm điện trong nhà khi bạn không sử dụng, luôn có điện áp giữa 2 đầu ổ cắm (khoảng 220VAC) . Khi không cắm thiết bị sử dụng thì dòng điện chạy qua dây dẫn =0, do đó công suất tiêu thụ trong trường hợp này P=UI.Cos(phi) =0. Phần năng lượng bạn không sử dụng được thiết bị khác trên mạng điện sử dụng, hoặc nhà máy điện sẽ tiết giảm công suất sao cho phù hợp. - (Mrcuongcon)

mình thấy các câu trả lời đều chưa nêu được bản chất của câu hỏi! nhiều người dùng sẽ khác với ít người dùng,ừ thì nếu nói lúc không có ai sử dụng thì có nhà máy điện, hệ thống đèn chiếu đường,hay những thiết bị bắt buộc phải sử dụng điện khi có ít người dùng , nhưng lượng năng lượng sử dụng đó không đáng kể so với lượng năng lượng mà nhà máy sản xuất ra.vậy lượng năng lượng điện "thừa" sẽ đi đâu? - (lovansung)

0