09/06/2018, 18:38

Bản chất của sự nóng và lạnh - Câu hỏi hay

Xin giải thích cặn kẽ giúp tôi về bản chất của sự nóng (nhiệt độ cao) và lạnh (nhiệt độ thấp)? Nguyên tắc vật lý để người ta cảm nhận thấy nóng, lạnh là gì? ...

Xin giải thích cặn kẽ giúp tôi về bản chất của sự nóng (nhiệt độ cao) và lạnh (nhiệt độ thấp)? Nguyên tắc vật lý để người ta cảm nhận thấy nóng, lạnh là gì?

Theo mình biết, cái này có thể giải thích bằng nhiệt động học phân tử.Các phân tử, nguyên tử vật chất không tồn tại ở dạng tĩnh lặng hoàn toàn mà luôn dao động. Năng lượng dao động phân tử ấy được sinh ra và tồn tại ở dạng nhiệt.Khi các phân tử, nguyên tử dao động càng mạnh, nhiệt độ của khối vật chất càng cao và ngược lại. Ở trạng thái không dao động, nhiệt độ của khối vật chất sẽ là thấp nhất 0 độ K.Tóm lại khi làm tăng nhiệt độ của một vật là bạn đang làm cho các phân, nguyên tử trong khối vật chất ấy dao động mạnh hơn và ngược lạiCòn về sự cảm nhận nóng lạnh là do sự tác động của các phân tử dao động ít hay nhiều đó lên các thành phần thần kinh xúc giác, tín hiệu này sẽ truyền lên hệ thần kinh trung ương (não) để xử lý. Từ đó não sẽ cho ta cảm giác là khối vật chất đó đang nóng hay lạnh và có những phản ứng kịp thời. Ví dụ ta co tay lại khi gặp lửa nóng. - (snitch1509)

Cơ bản của sự nóng và sự lạnh là dao động của các phân tử và nguyên tử thôi. Khi ở nhiệt độ cao các nguyên tử dao động mạnh bao gồm cả hạt nhân và các lớp điện tử trên mạng nguyên tử gấn kết bởi lực liên kết giữa các nguyên tử. Các lớp điện tử bị kích thích nhảy lên và xuống khỏi các trạng thái năng lượng mà sinh ra ánh sáng từ không thấy đến thấy được (hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy).Khi nhiệt độ cực cao (hàng triệu độ) dao động của nguyên tử cao hơn các nguyên tử không còn dính vào nhau và ta có trạng thái plasmaỞ 0 độ tuyêt đốt (-273 C) các nguyên tử gần như không còn dao động nữa. - (hamvui)

Theo mình nghĩ thì đó là do sự chênh lệch nhiệt độ và xúc giác, giả sử cơ thể người có nhiệt độ là 70 thì với 40 nhiệt độ môi trường ta sẽ cảm thấy lạnh chứ ko phải nóng. Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, ta sẽ bị mất nhiệt hay tăng nhiệt, từ đó sẽ có cảm giác lạnh hoặc nóng, vowis xúc giác hoạt động bình thường. - (thanhphong)

Con người không thực sự cảm nhận được nhiệt độ mà chỉ cảm nhận mức độ truyền nhiệt của các vật. Ví dụ trong nhà bếp, 1 cái thìa bạc khi cầm vào sẽ thấy "lạnh" hơn 1 cái chén nhựa trong khi chúng có cùng 1 nhiệt độ, nhiệt độ phòng. Nguyên nhân bạn thấy cái thìa lạnh hơn là vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn hẳn nhựa, cho nên chiếc thìa hấp thụ nhiệt từ tay bạn nhanh hơn cái chén, tay bạn mất nhiệt nhanh hơn và bạn thấy "lạnh" hơn. Bạn có thể thử bằng cách đặt 2 cục đá vào thìa và chén, mặc dù bạn thấy cái thìa lạnh hơn nhưng cục đá trên chiếc thìa vẫn sẽ tan nhanh hơn do thìa truyền nhiệt vào đá nhanh hơn chén, làm nó tan nhanh hơn.Tương tự như vậy cho trường hợp bạn thấy "mát" khi có quạt thổi dù nhiệt độ phòng là như nhau. Khi có gió, mồ hôi trên cơ thể bạn sẽ bay hơi nhanh hơn và hấp thụ thân nhiệt của bạn trong quá trình đó. - (Đình Quý)

ở đây không chỉ là nguyên tắc vật lý. còn có cơ chế sinh học và nhiều yếu tố khác. Cơ thể con người chúng ta có 1 khoảng nhiệt độ "lý tưởng" (đây là từ mình dùng) (mình không nhầm là khoảng 23 độ). Trong da chúng ta có một lượng lớn các cơ quan cảm thụ về nhiệt độ. Nhiệt độ trên ngưỡng "lý tưởng" thì các cơ quan cảm thụ về nhiệt độ (loại chuyên cảm thụ nhiệt độ nóng) sẽ phản ứng, truyền những tín hiệu nhận biết lên trung khu thần kinh, cơ thể sẽ sản sinh cảm giác nóng. Đối với cảm giác lạnh cũng tương tự.Nguồn: tự tìm hiểu - (Trường Thi)

Thông thường mọi cơ thể của động vật có vú bao gồm cả con người đều có khả năng giữ được nhiệt độ cơ thể ở trạng thái cân bằng. có lẽ câu hỏi của bạn nên chỉ đề cập tới con người.Đối với con người chúng ta, nhiệt độ di động trong khoảng từ 36 độ C tới 37.8 độ C, tùy thuộc vào từng vùng trên cơ thể, vào thời điểm trong ngày, và vào cả lứa tuổi nữa.Trong hoạt động của cơ thể luôn có sự chao đổi chất và các hoạt động sống của cơ thể, các hoạt động này sẽ kèm theo sự tỏa nhiệt ra môi trường( chao đổi nhiệt với môi trường ). Ta cảm thấy nóng hoặc lạnh là do sự tỏa nhiệt này. Nếu nhiệt độ chênh lệch cao, sẽ cản trở lớn tới việc giải phóng nhiệt của cơ thể, khi đó cơ thể điều tiết bằng việc toát mồ hôi, càng nóng thì toát càng nhiều mồ hôi, khi nóng đột ngột có thể sinh các phản xạ vô điều kiện là co giật. Vậy khi không khí nóng, ta phải bổ xung thêm nhiều nước, và tìm chỗ thoáng gió… và hạn chế tối đa mức hoạt động của cơ thể, cũng như bổ xung năng lượng...Nếu nhiệt độ chênh lệch thấp, thì lượng nhiệt giải phóng của cơ thể sẽ thất thoát nhiều hơn, cơ thể phản ứng lại như: nổi da gà, nặng hơn có thể “giun cầm cập”… mặc quần áo ấm, tìm chỗ kín…Nhìn chung khi nhiệt độ môi trường chênh lệch lớn với nhiệt độ cơ thể thì ta sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh. Và đều không tốt.Do tính chất cơ thể lúc nào cũng giải phóng nhiệt ra môi trường nên nhiệt độ lý tưởng của môi trường là thấp hơn nhiệt độ của cơ thể trong một phạm vi nào đó.Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì cần tìm tới chuyên gia thôi. - (Hoi)

Trên da của bạn có các tế bào cảm nhận nóng lạnh. Nhiệt độ sinh ra là do các nguyên tử dao động. Khi tay bạn chạm vào 1 vật nóng (nguyên tử của vật đó đang dao động mạnh) thì các nguyên tử của vật đó đập vào các nguyên tử của tế bào tay bạn. Khi đó các tế bào đó sẽ truyền tính hiệu tin học về não, và não dịch tín hiệu đó ra là nóng. Ngược lại, khi bạn chạm vào vật lạnh, thì theo nguyên tắc truyền nặng lượng nhiệt, tay bạn sẽ truyền năng lượng cho vật lạnh (tất là tay bạn sẽ mất nhiệt và trở nên lạnh, các nguyên tử của tế bào trên tay sẽ dao động chậm lại). Các tế bào cũng sẽ truyền 1 tín hiệu sinh học tới não. - (Quang)

giải thích căn kẽ thì tôi ko nói rõ dc, nhưng về cơ bản bản chất của nhiệt đị là sự vận động của các hạt nguyên tử (vật lý 12). Khi các hạt dao động mạnh, chúng sẽ gây ra va chạm với các hạt khác, đồng thời sinh công chuyển hoá thành dạng nhiệt của vật chất. Vật chất có mật độ nguyên tử càng cao càng dễ sinh nhiệt và nhiệt độ càng cao (chất rắn). Tự bản thân vật chất rất khó sinh nhiệt vì bình thường chúng đạt trạng thái ổn định, nhưng khi có tác động phá vỡ vật chất ấy, các hạt sẽ bị thay đổi liên kết sẽ phát hoặc thu nhiệt, vd như khi làm phản ứng hoá học, phan ung hat nhan hay làm giãn nở, co rút vật chất (nén, kéo...). Việc làm tăng hay giảm nhiệt độ cũng chính là làm thay đổi mật độ hat của vật chất hoặc thảy đổi liên kết của các hạt, vd như rèn sắt là tác động cơ học thay đổi hình dáng vật thể, dẫn đến thay đổi liên kết giữa các hạt; công cơ học một phần chuyển hoá thành nhiệt năng; nén khí cũng tương tự nhưng là làm cho mật độ vật chất dày lên, các hạt khí vốn chuyện động mạnh bị hạn chế vận động, công của vận động hạn chế đó tạo thành nhiệt năng; xả khí là ngược lại, các hạt thu công để vận động trong không gian lớn hơn nên nó hấp thụ năng lượng từ môi trường xung quanh, làm giảm nhiệt độ (Lưu ý: cẩn thận khi xả chất khí từ bình nén ra, với chất khí bị nén mật độ cao, ngoài việc bị khí phun mạnh còn có thể bị nhiệt độ thấp gây bỏng (bỏng lạnh). - (tranninhpk166)

xin bổ sung thêm 1 ít kiến thức đó là không có cái gì đạt đến 0 độ tuyệt đối. Lạnh cỡ nào cũng không thể có thứ ở 0 độ tuyệt đối. Cám ơn và chân thành chia sẻ! - (minhlong_datcuong)

Từ hiểu biết chung có thể giải thích như sau: Vật chất có nhiệt độ bao nhiêu tùy thuộc vào 2 yếu tố, quá trình tự chuyể hóa biến đổi của khối vật chất đó, và quá trình nhận năng lượng. Chẳng hạn bếp than, bếp dầu hay mặt trời tỏa nhiệt, và nước bị đun sôi nồi, hay bị đông lạnh ở vùng bắc cực vì không hấp thu tiếp nhận nhiệt.Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế, còn nóng hay lạnh là cảm giác của con người. Cảm nhận nóng hay lạnh cũng theo nguyên tắc trên, là trong cơ thể có quá trình chuyển hóa biến đổi nào hay không (như bị bệnh, bị sốc) hay nhận được năng lượng nhiều hay ít, so với nhiệt độ của cơ thể.Trong môi trường sống ở trái đất, người bình thường cảm thấy nóng, lạnh là do nhiệt độ không khí xung quanh và khả năng tỏa nhiệt của cơ thể ra môi trường đó thông qua việc tiết mồ hôi. Thấy nóng vì nhiệt độ không khí cao và cơ thể tỏa nhiệt kém, thấy lạnh vì nhiệt độ không khí thấp và cơ thể tỏa nhiệt tốt. Con người cảm thấy nóng bức hay mát dễ chịu là tùy thuộc vào nhiệt độ và cả độ ẩm của không khí. - (tri)

Khi có dòng khí vào cơ thể,nếu nó lấy nhiệt cơ thể ta thải ra môi trường thì cảm giác lạnh,còn ngược lại thì cảm giá nóng thôi. - (quangtuan)

Đó là cơ chế của sự chênh lệch và cảm nhận của nhiệt của con người. Và đó cũng là quy ước của vật lý. - (ba tam)

0