Khi lạnh, nước có bị co lại không? - Câu hỏi hay
Theo suy nghĩ của tôi thì tính chất của mọi chất khi gặp lạnh thì co lại, nhưng liệu với nước thì sao nhỉ? Còn nữa, tại sao khi làm nước đá, khay đựng đá thường bị phình ra và có thể bị nứt? Điều này có nghĩa là nước gặp ...
Theo suy nghĩ của tôi thì tính chất của mọi chất khi gặp lạnh thì co lại, nhưng liệu với nước thì sao nhỉ?
Còn nữa, tại sao khi làm nước đá, khay đựng đá thường bị phình ra và có thể bị nứt? Điều này có nghĩa là nước gặp lạnh nên giãn nở ra chăng?
.
Đối với nước ở nhiệt độ thường, các phân tử chuyển động hỗn loạn. Nhưng khi nhiệt độ từ 4 độ C trở xuống, xuất hiện liên hết giữa Oxi của phân tử nước này với Hydro của phân tử nước khác gọi là liên hết Hydrogen liên phân tử. Chính việc tạo thành liên kết này mà các phân tử nước sẽ sắp xếp lại một cách có trật tự trong không gian, vì vậy dẫn đến việc cùng một lượng nước nhưng thể tích nước đá lớn hơn nước thường. Dẫn đến việc tỷ trọng nước đá nhẹ hơn nước nên ta mới thấy nước đá thường nổi lên trên nước thường. Đây chính là lý do mà khi làm nước đá, ta thấy khay đá bị phình ra hoặc có thể bị nứt.Mọi chất gặp lạnh thì co lại. Nước là một trường hợp đặc biệt. - (Lucas)
Nước có cấu trúc phân tử là H2O (Liên kết H-O-H với góc H-O-H là 104,5 độ). Khi ở nhiệt độ đóng băng từ 0 độ C trở xuống nước sẽ chuyển sang trạng thái hóa lý là tinh thể lúc này cứ 6 phân tử nước liên kết với nhau tạo thành hình lục giác đều với tâm là nguyên tử Oxy, nhiều nhóm 6 phân tử nước liên kết hidro với nhau tạo thành khối nước đá. Và liên kết liên kết của 6 phân tử nước có hình lục giác và rỗng bên trong. ---> Khi 1 lượng nước bị đông đá thì nó sẽ tăng thể tích thêm 10% so với ban đầu ở thể lỏng. - (Lucky Guy)
Khi bị đông lạnh, nước không bị co lại như các chất lỏng khác mà còn phình ra.Thông thường, các phân tử khi ở nhiệt độ lớn hoạt động mạnh và hỗn loạn hơn khi ở nhiệt độ lạnh. Chính vì hoạt động mạnh nên biên độ hoạt động của phân tử lớn, làm cho kích thước của khối chất lỏng lớn.Khi ở nhiệt độ lạnh, các phân tử hoạt động yếu hơn, biên độ hoạt động nhỏ hơn, làm cho kích thước của khối chất lỏng giảmVới nước cũng có hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, phân tử nước có điểm đặc biệt là khi bị đông lạnh, các phân tử nước xếp theo các hàng ngang chứ không hoạt động hỗn loạn để che kín các khoảng trống giữa các phân tử. Bạn có thể hình dung các phân tử nước lúc đông lạnh giống như các viên bi ve xếp thành hàng với nhau, nó sẽ xuất hiện các khe trống giữa các viên bi ve. Còn các phân tử chất lỏng khác thì xếp hỗn loạn, che kín các khe trống này.Chính vì đặc điểm này mà nước khi đông đặc sẽ có kích thước tăng lên.Khay đựng đá bị phình to và nứt vỡ là do hiện tượng này. - (DTK)
ban đọc lại vật lý lớp 7 đi. chương trình giáo khoa cũ đó. nước tính chất vật lý là không chịu nén và tăng thể tích khi lạnh.. - (xuansangmp)
Khi nuoc gap nhiet do cao hon so voi nhiet do dong lanh cua nuoc la nuoc se no ra . Nuoc cac ban dang xai ko fai h20 nguyen chat ma da duoc pha chung voi cac hoa chat tiet trung nen nuoc cac ban dang xai co the khong dong da o nhiet do 0C hoac soi o nhiet do 100C nhu trong ly thuyet duoc. - (doichosach)
Nước là một trường hợp khá đặc biệt. Ở nhiệt độ cao nước vẫn nở ra, co lại khi ở nhiệt độ thấp. Nhưng khi nhiệt độ giảm tới 4 độ C thì nước lại bắt đầu nở ra. Chính vì vậy khi nước đông thành đá (0 độ C) thì các khay nước bị phình ra. Tương tự như các tảng băng, vì nở ra nên khối lượng riêng trở nên nhẹ hơn nước và nổi lên trên. - (em yêu khoa học)
Trong nước lỏng có phân tử nước chuyển động một cách dễ dàng và ở gần nhau. Nhưng trong tinh thể nước đá các phân tử nước sắp xếp theo một thứ tự nhất định, các phân tử nước ở cách xa nhau hơn trong nước lỏng. Đó là lý do nước đá nhẹ hơn nước lỏng. Cùng một khối lượng khi đông đặc, nước đá sẽ có thể tích lớn hơn. - (bach.dtvtk54)
Có 1 thứ gọi là google search đó, hoạt động chân tay tìm kiếm chút đi. Nếu không ra thì về nhà hỏi mấy em, mấy cháu trung học. - (Bobharris)
Nước giãn nở khi ở nhiệt độ từ 0 - 4 độ C. Đây là lý do vì sao các khay/bình đựng đá thường bị phình ra khi nước đông đá. Điều này cũng lý giải vì sao khi làm đá, người ta không nên đổ nước quá đầy bình/khay, có thể gây vỡ bình. - (Le Doan)
Chính xác là riêng nước khi lạnh thành đá thì nở ra, kiến thức vật lý lớp 8 - (kenk)
nước tăng thể tích khi ở trạng thái rắn, học rồi... - (nvquygtvt_83)
tỉ trọng 1 m3 nước - 1000kg900kg nước - 1 m3 nước đá do vậy nước giãn nở khi gặp nhiệt độ lạnh. - (naphapro_wa)
nuoc co khoi luong rieng lon nhat la o 4doC nen khi ta thay nuoc soi thi cung noi len tre ma nuoc da cung noi len tren.Dieu nay li giai tai sao cac loai ca song duoc o cac vung bien bi dong bang.Vi bang(nuoc o nhiet do thao hon 0doC) noi len tren nhung o duoi day bien thi nhiet do cua nuoc lai cao hon nen ca moi song duoc. Do la su ki dieu cua nuoc. - (conghauv)
Khi gặp lạnh, các phân tử nước có khuynh hướng tạo thành mạng tinh thể. Do đó khoảng cách giữa các phân tử xa hơn là lúc đang trong ở dạng nước, tạo nên thể tích lớn hơn. - (tramquynhle)
Nóng nở ra, lạnh co lại đúng khi nhiệt độ nước trên 4 độ C. Dưới mức này thì ngược lại, lạnh nở ra. - (Sremag)
minh nghi la khong co lai dau, vi co lai nuoc da se nho lai khong dac lai thanh nuoc da dau . neu co lai la luc lam lanh nuoc da se nho hon phan khuon khi ta lam dong lanh nuoc thanh da. - (nicholasngo)
Trời ơi, hồi xưa bạn có đi học không vậy? Kiến thức phổ thông mà cũng hỏi. - (thaotrinh)
Nước không như những vật chất thông thường. Khi gặp nhiệt độ lạnh, nước sẽ vẫn co lại, phản ứng giống các vật chất khác. Tuy nhiên, nhiệt độ xuống đến 0 độ C, nước bắt đầu đông đặc lại và giãn nở ra. Đây là kiến thức rất phổ thông mà tôi đã được học trong chương trình Vật Lý ở Trung Học. Tôi nghĩ chắc bạn trốn tiết đó rồi nên mới phải hỏi câu hỏi này. - (Dung)
khi nước đông thành đá thì thể tích tăng 20% - (troibietdatbiet)
Điều này thì khoa học chưa giải thích được, chỉ có các giả thuyết đưa ra nhưng ko đúng hoàn toàn, bạn có thể seach trên google. - (phonghtp)
Thể tích nước từ 4oC trở lên tỉ thuận với nhiệt độ, từ 4oC trở xuống tỉ lệ nghịch với nhiệt độ - (VN)
Nước khi lạnh thì sẽ giản nở ra hoặc co lại tùy vào nhiệt độ tại thời điểm nha bạn: - Nước sẽ co lại nhiều nhất tại 4'C ( nước lúc này là nặng nhất, khối lượng riêng D là lớn nhất)-Nhiệt độ thấp hơn 4'C thì sẽ giãn nở ra: như nưóc đá là 0'C thì thể tích sẽ tăng ( khối lượng riêng là nhỏ hơn nước ở nhiệt độ bình thường). Cụ thể là nước đá sẽ nổi lên khi ta bỏ vào ly nước ở nhiệt độ bình thường. - (DNT)
nước đạt thể tích lớn nhất khi ở 4 độC. Vì vậy mà nước đá trong tủ lạnh phình ra - (nguyenkhai08dc02)
Khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước lỏng nên khi nước đóng băng, trọng lượng nước trong khay đá không thay đổi dẫn đến thể tích tăng lên thôi.Còn tại sao khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước thì do tính chất hóa học."Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng" - Wiki - (NAT)
khi nước lạnh thì nước sẽ nỡ ra. con chất rắn khi gặp lạnh sẽ co lại - (phuakhung)
nước là vật chất duy nhất trên hành tinh khi gặp lạnh sẽ nở ra, - (Lex)
Phần lớn khi lạnh đi thì thể tích của vật chất bị giảm, nhưng khi nước chuyển từ dạng lỏng sang dạng băng thì thể tích lại tăng lên do ở trạng thái lỏng nước ở dạng vô định hình, còn sang trạng thái băng nước ở dạng tinh (một phân tử nước ở chính giữa, liên kết với 4 phân tử nước ở xung quanh, tạo thành khối tứ diện, tương tự tinh thể kim cương), tạo nên những khoảng trống giữa các phân tử nước, vì vậy nước chuyển từ dạng lỏng sang dạng băng thì thể tích tăng lên. - (nguyentrinh158)
cái này trong sách vật lý ở trung học cơ sở có nói đến rồi. Khối lượng riêng của nước nặng nhẩt là ở 4độ C. Như vậy khi ta cho nước vào tủ lạnh nước sẽ co lại đến khi đạt nhiệt độ là 4độ thì nó sẽ không co lại nữa mà nở ra. Đó là lí do các ly nước đá trong tủ lạnh thường bị phình ra. - (hong thanh)
riêng nước thì khi đóng băng nó sẽ tăng thể tích, nên sẽ nở ra - (hmdhd91)
Trên 4 độ C thì nước càng lạnh càng co lại,từ 0-4 độ C nước bị giãn ra bạn ạ. Do đó đá nổi được trên mặt nước - (Trần Thế Anh)
Cấu tạo của phân tử nước tạo nên các liên kết hiđrô giữa các phân tử là cơ sở cho nhiều tính chất của nước. Cho đến nay một số tính chất của nước vẫn còn là câu đố cho các nhà nghiên cứu mặc dù nước đã được nghiên cứu từ lâu.Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi (760 mm Hg) bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hiđrôDưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng.[1] - (huynhvu)
khi lạnh nước nở ra nhé ! - (Nam Nguyễn)
Khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên thông thường thêm 9% - (Nguyến Đình Nam Anh)
Nuoc la truong hop dac biet : Khi nuoc o 4 do C co khoi luong rieng nho nhat, tuc la the tich se lon nhat - Khay lam nuoc da bi loi va co khi nut la vi, khi do be mat nuoc da thanh da (ice) trong khi do nuoc o giua lanh den 4 do C se no ra ( the tich tang) khien cho khay dung bi phinh - (phongtpt)
Cũng không thể nói nước giản nở khi nhiệt độ giảm được Nước đặc biệt hơn các chất lỏng khác. Các chất lỏng khác thì càng lạnh càng co lại (thể tích giảm) cho đến khi nó đông. Còn nước thì cũng càng lạnh càng co lại, NHƯNG chỉ đến 4 độ C thôi, từ 4 độ cho tới 0 độ (nhiệt độ đông của nước), nước sẽ tăng thể tích (khoảng 9%) và đến 0 độ thì nước đóng băng. Cho nên ta thấy khay đựng toàn nước đá sẽ phình ra. - (Quang)
nước gặp lạnh cũng co lại luôn,bằng chứng là mình đổ nước đầy tràn vào lon để lấy nước đá,nhưng khi nước đông lại thành đá cục,lon nước thụt xuống dưới miệng lon một chút. - (teen20)
Chào bạn,Bạn có nghe cụm từ tinh thể muối ăn, tinh thể nước đá, tinh thể kim cương chưa? Nước rất đặc biệt trên 4 độ C thì nước giống như những chắc lỏng khác, nóng nở lạnh co, nhưng dưới 4 độ C thì ngược lại. Khi đóng băng(dưới 4 độ C) thì những phân tử nước sẽ dời ra xa nhau để tạo thầnh tinh thể nước đá, và như vậy nó sẽ nở ra. Điều này cũng đúng với thực tế khi mà mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng.Thân, - (tvan)
Khi lạnh nuớc co lại tới 4 độ C thể tích nhỏ nhất sau đó nếu lạnh tiếp nó lại nở ra. - (Thanh)
sao lại không chứ, bạn thấy cục đá uống nước chưa? - (namle.ns)
Thông thường một chất bất kỳ , trừ bạc, gang, bitmut ( số hiệu nguyên tử 83) , dù ở trạng thái rắn, lỏng , khí đều giảm thể tích khi làm lạnh dần, tỷ trọng của chúng tăng lên. Nước là một ngoại lệ với quy tắc trên, Khi hạ nhiệt độ của nước từ 100 độ C, là nhiệt độ ngưng tụ hơi nước, đến 4 độ C thể tích của nó giảm đi liên tục. Nhưng vừa đến 4 độ C thì hiện tượng ngược lại bất ngờ, đáng lẽ thể tích giảm tiếp tục khi hạ nhiệt độ từ 4 độ C đến điểm đông đặc, nước lại dần dần nở ra. Khi đông đặc và chuyển thành băng, thể tích nước tăng khoảng 10% so với thể tích nước lúc đầu. Bạn có thể tham khảo : " Nước và công nghiệp hoá học ", tác giả : Dương Văn Đảm"lephattan@gmail.com - (lephattan)
Theo mình thì mọi vật chất đều co lại khi bi lạnh và nước cũng không ngoại lệ. chỉ có điều các phân tử nước co lại không đáng kể khi gặp lạnh lên chúng ta không nhìn thấy rõ mà thôi. Còn khay đá phình ra thì theo mình là bởi khi gặp lạnh bản thân cái khay cũng bị co lại và nó co lại có vẻ nhiều hơn nước nên xảy ra tình trạng nứt khay. đây là ý kiến cá nhân của mình nếu có gì không đúng mong các bạn góp ý. thanks - (Trần Tuấn)
Nước là một chất lỏng vô cùng đặc biệt, nở ra khi đóng băng (cấu trúc tinh thế hình lục giác của nước đá là nguyên nhân làm nên điều này) - (mth2610)
Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng - (minhtuan7874)
Các chất lỏng khi đông đặc tức là từ trạng thái lỏng thành trạng thái rắn thì thể tích khối lỏng bao giờ cũng lớn hơn thể tích khối rắn vì chúng ta biết ở trạng thái rắn các phân tử sắp xếp chặt chẽ hơn trạng thái lỏng. Nhưng với nứoc thì ngược lại khi đông đặc thể tích khổi rắn lại lớn hơn thể tích khối lỏng bằng chứng:+ Thứ nhất: khi để nước trong tủ lạnh thì đáy và mặt khay đá bị phồng lên.+ Thứ hai: Nước đá rắn có tỉ khối nhẹ hơn nước lỏng và nổi lên trên bề mặt nước lỏng.Điều này được giải thích là do nước có liên kết hidro (kiến thúc hóa lớp 12 phổ thông) nên các phân tử chồng lên nhau, khoảng cách các phân tử nước sẽ tăng lên làm cho nứoc đá trở thành rỗng. Tất nhiên hệ quả là nước đá các phân tử không đặc khít như nước lỏng. - (tranhung)
Khi nuoc roi vao trang thai dong dat thi no se tang the tich, co nghia la no se phinh ra to.Van de nay no nam trong lop hoa hoc lop de that (la lop 6 bay gio) - (Ngoc Huynh)
khi lạnh ở 0 độ,nước co lại thấy rỏ.vì thế tùy lạnh cở nào thì nước mới co lại thôi. - (tbuidinh)
Biết giãn nở cụ thể như thế nào thì bạn đổ nước đầy chai nước khoáng (chai PET) xong đóng chặt lại, cho vào ngăn đá thì sẽ biết ngay thôi, chúc thành công. - (pvkhoa)
Đối với nước khi ở 4 độ C thì thể tích là chuẩn, Khi tăng nhiệt độ lên thì thể tích sẽ tăng và nếu ở 4 độ C nhiệt độ giảm thì thể tích cũng tăng. đây là đặc điểm của nước. Để giải thích theo tính chất lý hóa của nước sẽ rất dài. Bạn nên tìm hiểu về độ tăng giảm ENTROPI trong các sách Hóa học cao cấp. - (Huỳnh Hữu Phước)
theo mình được biết thì trời lạnh thì thể tích nước tăng lên, vì vậy mà mấy khay đá mới to ra đó bạn - (huutam48ctm)
Hầu hết các chất chất khi gặp lạnh thì co lại ( giảm thể tích) , độ co của mỗi chất khác nhau, và nước cũng vậy. Nếu làm lạnh 1 chay nước ( chưa đến nhiệt độ để nước đông thành đá) sẽ thấy hiện tượng chay nước bị co lại. tuy nhiên khi đạt đến nhiệt độ nước đông thành đá thì thể tích của nước đá lớn hơn thề tích của nước là do nước thay đổi trạng thái từ chất lỏng sang chất rắng, - (bibo2909)
Nước "co lại" (theo cách nói của anh) tối đa ở 4oC. Lạnh hơn hay nóng hơn đều làm tăng thể tích (giãn nở). Kiến thức cơ bản mà??? - (minh)
về nguyên tắc, mọi thứ mọi chất sẽ giảm thể tích khi giảm nhiệt độ, dĩ nhiên với điều kiện ko bị chuyển dạng còn nước đá tăng thể tích là do trong tinh thể nước đá, khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn khi ở trong dạng lỏng. - (QPhuong)
Khi đóng băng các phân tử nước sẽ kết hợp với nhau ở một dạng tinh thể có cấu trúc đặc biệt chứ ko co lại,nó có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước.đó cũng chính là nguyên nhân vì sao mà nước đá luôn nổi trên bề mặt nước.Thân! - (Nguyễn Hoàng Đức)
nước khác với những chất khác, khi lạnh nó nở ra, điều này có trong các sách giáo khoa căn bản.Theo 1 số thông tin tôi được biết, nước ở dạng lỏng nở ra lớn nhất ở 4 độ C, còn khi ở 0 độ C thì nó đóng thành đá và nở ra khoảng 10% (tăng thêm khoảng 10% thể tích) - (taiminhtran1987)
Nuớc cũng co lại khi gặp lạnh nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 4 độ C thì lại giãn ra (đây là tính chất đặt biệt của nuớc mà các vật liệu khác ko có). Nên khi bỏ khay đá lớn trong ngăn đông, lớp nuớc ngoài của khay đá sẽ bị đông truớc khi nhiệt độ xuống 4 độ C, phần nuớc ở bên trong chưa đông đá sẽ bắt đầu giãn ra khi nhiệt độ xuống dưới 4 độ C, đẩy lớp nuớc đá bị đông bên ngoài làm lớp ngoài bị nứt hoặc phòng lên cho đến khi bị đông toàn bộ. - (minhkhoi.ng)
khi nước đc làm lạnh đến mức thành đá thì nước tồn tại ở dạng tinh thể. các phân tử nước đc sắp xếp theo một trật tự của tinh thể do vậy thể tích của nước tăng lên. - (Tài)
Cái này học từ hồi lớp 7 mà bác. Nước là một chất đặc biệt, nó co lại nhỏ nhất ở 4 độ C. Nếu lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiệt độ này thì nước đều nở ra - (ducmanhtran)
Cái này liên quan đến hóa học, về cấu trúc phân tử nước và các phân tử của các chất khác nha bạn, còn để nói chính xác thi minh cũng chẳng dám khẳng định ^^ - (huuphong92)
nước cũng là vật chất cấu tạo từ các nguyên tử, gặp lạnh phải co lại. Nhưng khác các vậy chất khác là chỉ co lại tới 4 độ C, và sau 4 độ C trở xuống thì nở ra nếu tiếp tục được làm lạnh. Chính vị vậy mà các cục đá lạnh trong tủ lạnh có xu hướng trào ra khỏi khay đá khi đóng cứng nếu ta đổ đầy trước đó. - (Viet)
Xem lại vật lý lớp 7, ngưỡng nhiệt độ là 4 độ C - (cqthai1984)
từ 4 đến 0 độ C nước giãn nỡ ko co lại - (memories_lovely_s2)
Sự giãn nở của nước có tính chất đặc biệt. không giống như các chất khác. Khi nhiệt độ của nước giảm từ 100 độ C về tới 4 độ C thì nước sẽ co lại, từ 4 độ C giảm về 0 độ C thì nước nở ra.Khi làm đá, khay đựng đá thường bị phình ra là do khi nhiệt độ giảm về 0 độ C, nước nở ra, còn khay đựng đá co lại nên nước đá tác dụng lên khay đựng làm nó phình ra. Nếu lực này lớn thì nó có thể làm nứt hoặc vỡ khay đựng đá. - (huybinhcbb)
Theo tôi nghĩ thì do khối lượng được bảo toàn, nên khi tỷ trọng giảm (nước đá nổi trên mặt nước) thì thể tích phải tăng lên thôi! - (Phúc Nguyên)
Đi học lại cấp 2 đi bác. Khi nước lạnh tới 0 độ thì tinh thể nước thay đổi cấu trúc làm thể tích tăng lên. - (dpnam2002)
Nước là vật chất đặc biệt, nước có thể tích nhỏ nhất ở 4 độ C, nóng cũng nở mà lạnh cũng nở - (Tuấn)
Cái này liên quan đến hóa học, về cấu trúc phân tử nước và các phân tử của các chất khác nha bạn, còn để nói chính xác thi minh cũng chẳng dám khẳng định ^^ - (huuphong92)
Trên 4 độ nước tuân theo quy luật lạnh thì co lại, từ khoảng 4 độ xuống đến -2 độ là giai đoạn chuyển từ nước thành nước đá thì thể tích nở ra, dưới -2 độ thì nước đá vẫn tuân theo quy luật là lạnh thì co lai. - (Mr.Xuân)
bạn này ngày trước không đi học rồi. về đi học lại lớp 5 đi bạn nhé. - (Nguyen Van)
Khi bỏ nước vào tủ lạnh, nước và dụng cụ chứa (khay đá) đều co lại. Nhưng do dụng cụ đựng đá co nhiều hơn nên nước bì phình lên trên các bác ợ. - (Anh Dung)
Nước có khối lượng riêng lớn nhất ở 4oC (1g/cm3). Khi nhiệt độ trên 4oC, nước có tính chất như các chất khác là nóng nở ra, lạnh co lại. Tuy nhiên, khi nhiệt độ dưới 4 độ C thì lại khác. Nhiệt độ càng nhỏ hơn 4 độ thì nước càng dãn nở mạnh. Lý do là do hình thể đặc biệt của phân tử nước với góc liên kết là 104,45 độ,vkhi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng. Hay nói cách khác, nước đá luôn nổi trên nước ở thể lỏng. - (Đức Mạnh)
nước nở ra khi lạnh và co lại khi nóng là một hiện tựng khác biệt vậy nên khi làm thí nghiệm ta rất ngạc nhiên - (Bach Nhu Nguyet)