23/05/2018, 15:32

Vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế nước ta

Nhiệm vụ hàng đầu của nông nghiệp là phục vụ đời sống con người. Ngay từ khi nông nghiệp chưa phát triển, con người phải đi hái quả rừng để phục vụ cuộc sống, và hiện nay quả rừng vẫn còn đóng góp một phần đáng kể vào khẩu phần ăn hàng ngày. Từ khi có nghề trồng trọt, con người đã biết thuần hoá ...

Nhiệm vụ hàng đầu của nông nghiệp là phục vụ đời sống con người. Ngay từ khi nông nghiệp chưa phát triển, con người phải đi hái quả rừng để phục vụ cuộc sống, và hiện nay quả rừng vẫn còn đóng góp một phần đáng kể vào khẩu phần ăn hàng ngày. Từ khi có nghề trồng trọt, con người đã biết thuần hoá các cây mọc dại. Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nghề trồng trọt ngày càng giữ một vai trò quan trọng không những phục vụ đời sống hàng ngày như cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà, ví dụ xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay đứng thứ 2 trên thế giới.

Đối với cây ăn quả

Quả là thực phẩm ăn tươi, chứa nhiều nước hơn, so với gạo, ngô (chưa nấu chín), tất nhiên ít chất dinh dưỡng hơn nhưng xem Bảng cũng thấy rõ trong quả có chứa nhiều chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và c rất tốt cho cơ thể con người.  Calo và chất dinh dưỡng trong 100gam trái cây nhiệt đới (phần ăn được) so sánh với một số ngũ cốc và thực phẩm khác
Calo và chất dinh dưỡng trong 100gam trái cây nhiệt đới (phần ăn được) so sánh với một số ngũ cốc và thực phẩm khác

Trên đây là tính theo sản lượng cả nước. Lượng quả thực tế người dân mỗi nước tiêu thụ thấp hơn nhiều vì:

– Quả dễ hỏng, một công trình điều tra của FAO cho biết từ nơi sản xuất qua vận chuyển, giữ ở kho, đến tay người tiêu dùng đối với một loại quả dễ hỏng như chuối ở các nước nhiệt đới hao hụt 25 – 40%.

– Một phần ngày càng lớn như được bán ra thị trường trong và ngoài nước.

Tính một cách tương đối, mỗi người dân ở nước ta chỉ tiêu thụ khoảng 30kg/năm. Theo các nhà dinh dưỡng học, mỗi người mỗi ngày tối thiểu phải ăn khoảng 100 gam quả, một năm khoảng 36,5kg quả (không kể quả dùng làm rau). Như vậy bình quân 30kg quả một người của ta không thấp lắm. Sản lượng quả tính theo đầu người ở một số nước 1985 - 1987Sản lượng quả tính theo đầu người ở một số nước 1985 – 1987

Nhưng thực ra, trên đây chỉ là cách tính rất sơ lược chia đều ra nhưng còn phải kể đến sự phân phối không đều, người ăn nhiều, người ăn ít, vùng nhiều vùng ít, chất lượng không đều của các loại quả …

Nưóc ta có điều kiện rất thuận lợi để sản xuất quả và quả là thức ăn dễ bổ sung các chất cho khẩu phần ăn, nhất là đối với trẻ em và người già, vì vậy cần phát triển nghề trồng cây ăn quả.

Trồng cây ăn quả trong kinh doanh

Trong cơ chế thị trưòng không chỉ trái cây mà hầu hết các nông sản hiện nay sản xuất ra là để bán, chỉ ở những vùng hẻo lánh mới để tự túc.

Sản xuất quả có lợi không so với các nông sản khác luôn là câu hỏi đặt ra, vì vậy trồng cây nào, bán cho ai là những vấn đề cần quan tâm.

Trước hết, phải khẳng định trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế lớn hơn so với trồng nhiều cây khác. Một số công trình điều tra cho thấy hiện nay thu từ việc trồng về cây ăn trái gấp 2 – 4 lần so với lúa trên cùng một đơn vị diện tích. Chính vì nhờ quả bán được giá cao, phong trào trồng cây ăn trái đang lên mạnh và xu hướng này còn có thể kéo dài khi tình hình kinh tế ngày càng được cải thiện, vấn đề an toàn lương thực được đảm bảo.

Vườn tạp và vườn quả kinh doanh

Ở nông thôn, các gia đình thường có diện tích vườn rất rộng, đó là những lô đất tốt, bằng phẳng rất thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sản phẩm. Một số vườn được quy hoạch tốt, cải tạo, chăm sóc và bố trí hợp lý nên năng suất cao, phẩm chất tốt.

Bên cạnh đó rất nhiều vườn còn bố trí cây trồng tuỳ tiện giống cây không được chọn lọc, cây nọ lấn át cây kia, chăm sóc kém do vậy năng suất, phẩm chất kém, thu nhập từ vườn không đáng kể. Những vườn đó được gọi là vườn tạp.

Những vưòn tạp đó cần được cải tạo lại để tận dụng những ưu thế của vườn, để có nhiều sản phẩm tốt, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Trồng vườn quả kỉnh doanh có nhiều điểm khác

1/ Mục đích là trồng để bán, do đó cần phải nghiên cứu thị trường nắm được yêu cầu của đa số khách hàng để sản xuất ra loại quả đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu bán trong nước thì tương đối đơn giản vì có thể điều tra trực tiếp. Nếu để xuất khẩu thì phức tạp hơn vì khách mua có thể ở khắp nơi trên thế giói do vậy phải biết có thể bán được ở nước nào và yêu cầu đối với loại quả họ định mua ra sao. Điều này đòi hỏi người trồng cây ăn quả phải hết sức nhạy bén.

2/ Giá cả ở thị trường, ở các chợ, phản ánh yêu cầu của người mua, yêu cầu nhiều thì giá cao. Mỗi nước có những yêu cầu riêng. Trong cùng một nước mỗi nơi một khác. Cho nên, có thông tin nhanh về giá những loại quả nhất định ở các thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt theo dõi giá cả biến chuyển thế nào trước đây và dự đoán sau này thì sẽ có phương hướng sản xuất: loại quả nào nhiều, loại quả nào ít, quy cách cho phù hợp.

3/ Quy luật của thị trường, đối với quả cũng như đối với các hàng hoá là ngoài chất lượng, phải có một số lượng tối thiểu, thời gian cung cấp dài và có thể ổn định trong một năm và năm này qua năm khác.

Vì vậy, trong vườn quả kinh doanh phải trồng tập trung một vài loại cây chủ lực để có khôi lượng quả đủ lớn. Nếu sản xuất phát triển, không phải chỉ ở một vườn mà cả trong một vùng chỉ trồng một hay vài thứ cây đặc sản của vùng. Đó là nguyên tắc tập trung trên quy mô công nghiệp, có một số khó khăn về dịch bệnh nhưng có nhiều thuận lợi cơ bản về sản xuất cũng như vê tiêu thụ, nhất là khi trồng với mục đích xuất khẩu là chính. Nếu có nhiều giống cùng một loại quả, ví dụ: xoài nhưng chín trước, chín sau phân phối đều trong năm, càng thuận lợi cho việc kinh doanh vì luôn có hàng cung cấp cho thị trường.

4/ Đã là hàng hoá thì quả phải có chất lượng. Nói chung chất lượng phải tốt, có những tiêu chuẩn tùy theo khách mua trong hay ngoài nước. Thông thường quả phải to nhưng không quá cỡ và đồng đều. Ở những cửa hàng hoa quả lớn không ai chấp nhận một lô quả mà to nhỏ, xanh chín lẫn lộn.

5/ Trồng kinh doanh cũng nên chú ý đến các loại quả có hình thức đẹp vì đĩa quả có màu sắc cộng với lá xanh là một vật trang trí đẹp trong phòng không kém gì hoa.

Mã quả đẹp đi đôi vói các hình thức đóng gói, bảo vệ, mỹ thuật làm tăng giá trị các loại quả xuất khẩu.

6/ Còn một đặc tính rất quan trọng của quả khi trồng kinh doanh là khả năng giữ được lâu, chịu được những va chạm khi vận chuyển kết hợp với kỹ thuật làm lạnh có thể kéo dài thòi gian bảo quản.

Đối với cây rau

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, nhất là với người Việt Nam. Rau cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người vì vậy dù ở đâu, bữa ăn của người Việt Nam luôn phải có món rau.

Nhu cầu rau hàng ngày của con người

Theo sự phát triển của đồi sống xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 2.300 – 2.500 calo năng lượng để sống và hoạt động. Để có được năng lượng này, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày trung bình cho một người phải vào khoảng 250 – 300g (tức là vào khoảng 7,5 – 9kg/người mỗi tháng). Còn nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Đorolle từ năm 1942 đã tính là khoảng 360g/ngày tức là khoảng 10,8kg/tháng, cho mỗi người.

Nhưng tác dụng của rau không phải là bảo đảm số calo chủ yếu trong khẩu phần dinh dưỡng mà là cung cấp đủ chất xơ (xenlulô) để kích thích hoạt động của nhu mô ruột và các sinh tố (vitamin) cho cơ thể.

Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau ở Vỉệt Nam (theo Bảng thành phần hoá học thức ăn VN (1972))

 

Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau ở Vỉệt Nam (theo Bảng thành phần hoá học thức ăn VN (1972))Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau ở Vỉệt Nam (theo Bảng thành phần hoá học thức ăn VN (1972))Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau ở Vỉệt Nam (theo Bảng thành phần hoá học thức ăn VN (1972))Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau ở Vỉệt Nam (theo Bảng thành phần hoá học thức ăn VN (1972))

Rau, quả là nguồn cưng cấp chính các sinh tố (vitamin) cho con người

Các loại rau và quả được coi là nguồn chủ yếu cung cấp các loại vitamin cho cơ thể. Rau vừa nhiều, vừa dễ trồng lại rẻ tiền. Bất kỳ người lao động nào cũng cần đến vitamin trong lao động hàng ngày. Nhu cầu về vitamin trong một ngày đêm của các loại lao độngNhu cầu về vitamin trong một ngày đêm của các loại lao động

Rau là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị nếu được tổ chức sản xuất và khai thác tốt

Hàng năm cả nước ta gieo trồng khoảng 260 – 270 nghìn hecta rau các loại; sản lượng tới 3.225 – 3.250 nghìn tấn.

Vùng sản xuất rau lớn tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 27 – 28% diện tích và 32 – 33% sản lương rau của cả nước. Đây cũng là vùng rau hàng hoá, gieo trồng được nhiều loại rau ôn đới như cải bắp, sulơ (cải bông), su hào, măng tây, cà rốt, cà chua, hành tây, khoai tây… để xuất khẩu tươi với khối lượng lớn, thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Rau quả còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm như bánh, mứt, kẹo, (bí xanh, cà rốt, khoai tây…) giải khát (cà chua, cà rốt….); hương liệu (hạt mùi ta…); công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, măng tây…dược liệu (tỏi ta, hành ta, tía tô…)…

Ngoài ra, rau còn là nguồn thức ăn quan trong phục vụ cho chăn nuôi trong nông hộ cũng như trong các trang trại lớn.

0