Nuôi dưỡng chăm sóc kỳ đà thịt
Kiểm tra sức khỏe hàng ngày Hàng ngày khi cho kỳ đà ăn và vệ sinh cần kiểm tra sức khoẻ kỳ đà: Kỳ đà khoẻ mạnh có các đặc điểm sinh lý đặc trưng như: – Bên ngoài: Da trơn láng, không sần sùi, không có vết lở loét. Bụng nhỏ, không trướng to. Niêm mạc miệng không lở loét, không có mùi hôi thối. ...
Kiểm tra sức khỏe hàng ngày
Hàng ngày khi cho kỳ đà ăn và vệ sinh cần kiểm tra sức khoẻ kỳ đà: Kỳ đà khoẻ mạnh có các đặc điểm sinh lý đặc trưng như:
– Bên ngoài: Da trơn láng, không sần sùi, không có vết lở loét. Bụng nhỏ, không trướng to. Niêm mạc miệng không lở loét, không có mùi hôi thối.
– Hoạt động sinh lý: hơi thở đều, không nghe những âm thanh khác thường ( như khò khè).
– Vận động: nhanh nhẹn.
– Hoạt động ăn uống: kỳ đà khoẻ mạnh không kén ăn, bỏ ăn.
– Tình trạng phân và màu sắc phân: bình thường phân kỳ đà loãng , màu xám.
Định kỳ kiểm tra phân để loại bỏ ấu trùng giun, sán.
Kiểm tra khối lượng cá thể
Cân định kỳ khối lượng kỳ đà để đánh giá khả năng tăng trưởng: Hàng tháng cân khối lượng kỳ đà, cân vào lúc sáng sớm, cân trước khi cho kỳ đà ăn, ghi chép khối lượng kỳ đà vào sổ theo dõi.
Lưu ý khi bắt kỳ đà cân hoặc kiểm tra tránh để bị cắn vì kỳ đà khi cắn không hé miệng mà phải dùng vật nhọn để mở răng kỳ đà.
Khi bắt kỳ đà lưu ý:
– Dùng vợt lưới có gọng bằng sắt cứng để cố định kỳ đà cần bắt.
– Dùng tay chặn giữ đầu kỳ đà tránh kỳ đà mở được miệng cắn, Dùng chân kiềm giữ đuôi kỳ đà tránh để kỳ đà quật đuôi và chạy thoát.
– Sau đó 1 tay giữ đầu kỳ đà, 1 tay tháo vợt khỏi đầu kỳ đà Sau khi tháo kỳ đà khỏi vợt lưới, dùng 1 tay nắm giữ đầu kỳ đà và 1 tay giữ đuôi kỳ đà để vận chuyển, kiểm tra kỳ đà
Kỳ đà được bắt cho vào túi lưới để vận chuyển.
Sau đó cân khối lượng kỳ đà, cho túi lưới chứa kỳ đà vào các khay và vận chuyển.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi
– Vệ sinh chuồng: hàng ngày dùng vòi nước rữa sạch nền chuồng, tránh để thức ăn dư thừa gây hôi thối.
– Định kỳ dùng thuốc sát trùng phun xịt chuồng trại hạn chế mầm bệnh (lưu ý thuốc sát trùng sử dụng không ảnh hưởng đến kỳ đà). Trung bình 1 tuần/lần.
– Trong chuồng hệ thống thoát nước tốt tránh để nước, phân ứ đọng.
– Độ dốc chuồng nghiêng về hướng nhận được ánh sáng mặt trời
– Máng uống (hoặc bể tắm) nên bố trí gần hệ thống thoát nước tránh để chuồng luôn ẩm ướt.
Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi
– Máng đựng thức ăn: chỉ để thức ăn cho kỳ đà đủ dùng, vệ sinh hàng ngày.
– Máng đựng nước uống: mỗi ngày vệ sinh 2 lần, đảm bảo nước uống cho kỳ đà đầy đủ và sạch.
– Bể tắm: Thường tận dụng dụng cụ để thức ăn, nước uống làm bể tắm cho kỳ đà để dễ vệ sinh và thay nguồn nước. Vệ sinh thường xuyên 1 – 2 lần/ngày, không để nước bẩn, nước máy (có thuốc sát trùng chlorine) phải bơm vào bể tắm bằng vòi phun để giảm lượng chlrorine.
Xác định khẩu phần ăn cho kỳ đà
Trong đời sống hoang dã ngoài tự nhiên, kỳ đà ăn tạp nhưng chủ yếu là thức ăn có nguồn gốc động vật. Kỳ đà có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như: gà, vịt, chim, ếch, nhái, tôm, cá, cua, ốc và các giống côn trùng như cào cào, châu chấu, mối, gián, bướm, ong, nhện, dế và cả sâu bọ…
Thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, khi sử dụng những thức ăn này dễ gây ô nhiễm môi trường; khi cho kỳ đà ăn không ăn hết, nếu không dọn kịp cũng bị thối ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh. Riêng đối với các phụ phế phẩm từ lò mổ như: phổi bò, heo, ruột gà, vịt,…là những loại thức ăn này thường có chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên hạn chế hoặc không cho kỳ đà ăn dạng còn sống.
Khi nuôi kỳ đà với số lượng lớn (từ chục con trở lên) người chăn nuôi phải đảm bảo lúc nào cũng có sẵn thức ăn với số lượng nhiều, rẻ tiền. Vì vậy để chủ động nguồn thức ăn người chăn nuôi cần liên hệ tìm nguồn thức ăn hoặc dự trữ thức ăn. Bố trí máng uống (bể tắm) và hệ thống thoát nước
Cho kỳ đà ăn, uống
Theo tập quán ngoài tự nhiên, kỳ đà ăn vào ban đêm vì vậy nếu cung cấp thức ăn vào buổi sáng kỳ đà ăn không nhiều.
Khi nuôi nhốt (nuôi lấy thịt), do yêu cầu thịt trường về khối lượng kỳ đà lúc xuất thịt cũng như hình dáng kỳ đà khi xuất thịt ảnh hưởng rất lớn đến giá thu mua vì vậy người nuôi cần chú ý:
– Khi nuôi không để bụng kỳ đà quá to (mất cân đối so với thân).
– Khối lượng lúc xuất thịt quá lớn (>4 kg).
– Lượng thức ăn cho ăn: 10% khối lượng cơ thể.
– Số lần cho ăn: 2 ngày/lần.
– Thức ăn trước khi cho ăn nên rữa sạch, cắt nhỏ cho vừa miệng (do tập tính ăn của kỳ đà là nuốt chửng vì vậy nếu cắt to quá hay nhỏ quá kỳ đà không thích ăn). Kích thước thức ăn tuỳ theo tuổi và khối lượng kỳ đà. Thường cắt thức ăn thành khối dài 2 – 3cm, rộng 1 – 2cm, cao 2 – 3cm.
– Khi cho kỳ đà ăn, thức ăn nêu rãi trên nền chuồng (hoặc cho vào trong máng ăn, nếu mật độ nhốt 2 – 3 con/chuồng) tránh kỳ đà giành giật nhau ăn làm tổn thương lẫn nhau. Sau khi cho ăn, xịt rữa chuồng sạch, tránh để ứ đọng thức ăn thừa.
– Nước uống: một kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước/ngày. Vì vậy ta nên châm đầy nước để kỳ đà uống tự do. Nước uống dùng cho kỳ đà là nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày nên thay nước mới và trước đó cần phải cọ rửa máng sạch sẽ.
Ghi sổ sách theo dõi
Hàng ngày kiểm tra sức khoẻ kỳ đà ghi vào sổ theo dõi:
– Loại và số lượng thức ăn cho ăn, nguồn thức ăn cho ăn, tình trạng thức ăn dự trữ.
– Màu phân và tình trạng của phân.
– Hoạt động ăn uống, đi lại của kỳ đà.
– Khối lượng kỳ đà (nếu cân theo định kỳ).
– Tình trạng bệnh, thuốc điều trị (nếu có).