07/02/2018, 17:01

Tục lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp và những giải đáp thắc mắc bạn cần biết

như là nguồn gốc Táo Quân có từ khi nào, quan niệm về ngày cúng 23 âm lịch này ra sao, lễ vật mâm cúng đầy đủ bao gồm những thứ gì, bài văn sớ khấn cúng như thế nào mới chuẩn theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Nhiều gia đình và các bạn trẻ đôi khi chỉ thực hiện nghi ...

như là nguồn gốc Táo Quân có từ khi nào, quan niệm về ngày cúng 23 âm lịch này ra sao, lễ vật mâm cúng đầy đủ bao gồm những thứ gì, bài văn sớ khấn cúng như thế nào mới chuẩn theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Nhiều gia đình và các bạn trẻ đôi khi chỉ thực hiện nghi thức này một cách qua loa đại khái cho có bởi họ không biết nên chọn thời điểm nào để cúng, cúng đồ gì món gì, cách cúng rằm trước Tết ra sao, tại sao lại phải thả cá chép phóng sinh ngay vào ngày tiễn ông Táo về trời. Tưởng chừng đây là một hành động cúng vái thần linh hết sức đơn giản và làm thế nào cũng được nhưng ít người biết rằng, nó lại là một nghi lễ cần lắm sự tươm tất trang nghiêm thì mới gọi là thành ý dâng lên các thần nhà trời.

    Bài Viết Cùng Chủ Đề

Hãy cùng zaidap.com chúng tôi tìm hiểu xem những giải đáp thắc mắc về ngày cúng ông Táo 23 tháng Chạp cụ thể rõ ràng chi tiết nhất bên dưới đây nhé!

Những giải đáp thắc mắc về tục lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp hằng năm cho bạn tham khảo

1. Quan niệm về lễ cúng ông Táo

Theo quan niệm của người Việt xưa thì ông Táo là người quyết định phước phận của cả gia đình nên còn gọi là Định phúc Táo Quân. Phước phận trong năm mới mà gia đình có được sẽ do việc làm đúng đạo lý của các thành viên trong gia đình trong cả năm qua.

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo công việc lớn nhỏ, những điều mà gia đình đã làm được hoặc chưa làm được tới Ngọc Hoàng. Chính vì thế mà ngày 23 tháng Chạp còn được gọi là Tết ông Công và trong ngày này, người ta sẽ tổ chức lễ cúng ông Táo.

Chính vì Táo Quân là vị thần ở trong bếp quanh năm, biết hết mọi chuyện tốt xấu trong nhà nên để được Táo Quân phù trợ và báo cáo tốt về mình với Ngọc Hoàng thì người ta thường làm lễ cúng ông Táo hay lễ tiễn ông Táo một cách trang trọng.

2. Nguồn gốc Táo Quân

Theo như tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam thì Táo Quân có nguồn là các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ như trong đạo Lão của Trung Quốc và đã được Việt hóa thành Sự tích Táo Quân với 2 ông 1 bà – một vị thần cai quan Đất, một vị thần cai quản nhà và một vị thần cai quản việc bếp núc. Cả ba vị thần này được gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo theo như thuyết Tam vị thất thế trong nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Theo đó, bếp là gốc rễ, là nơi không thể thiếu được trong một ngôi nhà. Tại Việt Nam, sự tích Táo Quân được kể lại và ghi chép như sau:

Ngày xưa có hai vợ chồng sống với nhau rất nghèo khổ. Người chồng là Trọng Cao còn vợ là Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau đã lâu mà vẫn chưa có con nên họ rất buồn phiền và thường xuyên cãi vã nhau. Một hôm, trong lúc nóng giận, người chồng đã lỡ tay đánh vợ. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà đi nơi khác và may mắn lấy được người chồng giàu có tên Phạm Lang. Hai người sống bên nhau rất hạnh phúc. Về phần Trọng Cao, sau khi thấy vợ bỏ đi, anh không thiết làm chuyện làm ăn mà đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Tiền bạc trong người cũng không còn, anh đành phải vừa đi hành khất vừa tìm vợ.

Một hôm, Trọng Cao đến một nhà giàu có để xin ăn và khi bà chủ mang cơm ra, Trọng Cao nhận ra ngay đó chính là người vợ đã bỏ đi của mình. Hai người cùng nhau ôn lại chuyện xưa, Trọng Cao cảm thấy bản thân rất có lỗi vì đã đánh vợ còn Thị Nhi cũng ân hận vì lấy chồng mới. Thị Nhi ân cần rước Trọng Cao vào nhà, bày rượu thịt ra đối đãi rất cẩn thận. Trọng Cao sau khi ăn uống rượu thịt no nê thì lăn ra ngủ.

Khi Phạm Lang đi săn trở về nhà, do sợ chồng bắt gặp Trọng Cao ở nhà thì sẽ khó giải thích nên Thị Nhi kéo Trọng Cao vào đống rơm sau nhà. Phạm Lang sau khi về nhà liền đốt lửa cạnh đống rơm để nướng thú rừng, không may lửa bén vào đống rơm nơi Trọng Cao đang say ngủ khiến chàng chết cháy. Thị Nhi thấy vậy đã không cầm được lòng, cho rằng vì sự sắp đặt của mình mà chồng cũ phải bỏ mạng nên cũng lao vào đống rơm đang cháy chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Cũng có một tích khác về sự tích ông Công, ông Táo: Sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, vào ngày 23 tháng Chạp, khi Thị Nhi đang đốt vàng mã ngoài sân thì có một người đến xin ăn. Thị Nhi nhận ra đó chính là người chồng cũ của mình, nàng động lòng thương xót, liền mang cơm, gạo và tiền ra cho. Thấy vậy, Phạm Lang nghi ngờ, tra hỏi, Thị Nhi khó xử, uất ức không biết giải thích sao liền lao đầu vào đống vàng mã đang cháy. Trọng Cao thấy vợ vì mình mà phải chết cháy trong điều tiếng nên chàng liền nhảy vào đống lửa chết theo. Phạm Lang ân hận cũng lao vào đống lửa đang cháy để trọn nghĩa với vợ.

Ngọc Hoàng cảm động trước ân nghĩa của cả ba người, đồng thời cảm thương cái chết trong lửa nóng của cả ba nên cho phép cả ba người được ở bên nhau trọn đồi, đồng thời phong cho họ làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc như sau:

– Phạm Lang là Thổ Công, chuyên trông lo việc bếp.

– Trọng Cao là Thổ Địa, chuyên trông nom việc nhà.

– Thị Nhi là Thổ Kỳ, chuyên trong nom việc chợ búa.

3. Lễ cúng ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cúng ông Táo cần có ba cỗ mũ ông Công, trong đó có hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Bạn có thể hỏi mua đầy đủ một bộ vàng mã cúng ông Táo bao gồm mũ, áo, hia và một vài tệp vàng thoi bằng giấy có bán sẵn nhưng quan trọng nhất vẫn là bộ ba chiếc mũ. Mũ dành cho Táo ông sẽ có hai cánh chuồn còn mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Trên mũ còn được đính những hình tròn nhỏ lấp lánh tượng trưng cho chiếc gương nhỏ.

Sau khi lễ cúng ông Táo kết thúc, người ta sẽ mang vàng mã đi hóa để ông Táo có thể nhận được. Sau đó, người ta sẽ lập lại bài vị cho Táo Công.

Nếu gia đình nào có trẻ con thì trong lễ cúng Táo Quân, người ta còn chuẩn bị thêm một con gà luộc nữa. Chú ý là phải chọn loại gà cồ mới tập gáy để nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ được khỏe mạnh, nghị lực và chí khí hiên ngang như chú gà cồ.

Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời nên nhiều gia đình có thể mua một con cá chép sống để phóng sinh (bằng cách thả xuống ao, hồ hay sông) để cá chép hóa rồng đưa ông Táo về trời. Nếu không có điều kiện mua cá chép sống, bạn có thể mua một con cá chép bằng giấy để đốt cùng vàng mã.

Người miền Trung thì cho rằng ông Táo sẽ cưỡi ngựa bay lên trời nên không sử dụng cá chép và chỉ cúng một con ngựa bằng giấy.

Với người miền Nam thì lễ cúng ông Táo đơn giản hơn nhiều, chỉ cần cúng mũ, áo và một đôi hia là đủ. Tùy vào điều kiện kinh tế mà lễ vật cúng có thể có thêm xôi gà, chân giò luộc, các món nấu hay trầu cau, hoa quả,…

4. Văn khấn cúng ông Táo chầu trời

Nam mô A-di-đà Phật

Kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Tín chủ chúng con là: (thí dụ: Trần Văn Đông, sinh năm: Canh Ngọ (90), hành canh: 27 tuổi)

Ngụ tại số nhà …….., đường/phố …., ấp/khu phố …………, xã/phường/thị trấn ……., huyện/quận/thành phố/thị xã …….., tỉnh/ thành phố ………

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Với những kiến thức khá thực tiễn và cần thiết về cách cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp trên đây, hi vọng các gia đình sẽ biết đến tầm quan trọng của tục lễ ý nghĩa này. Cúng ông Táo ông Công là dịp đặc biệt để gia đình bạn thể hiện tấm lòng thành kính tôn sùng và biết ơn các vị thần canh giữ cai quản nhà cửa từ trong ra ngoài, chính vì vậy mỗi người cần phải nắm rõ quy luật trình tự cúng sao cho đúng, nếu không sẽ phạm phải điều cấm kỵ không hay, làm phật ý nhà trời, đồng nghĩa với việc năm đó gia chủ sẽ gặp nhiều vận hạn không mong muốn. Xoso86.net chúc bạn xem tin vui!


Có thể bạn quan tâm
0