23/05/2018, 15:58

Trồng hoa hồng nở vào dịp tết

Cây hoa Hồng có lá trải, nhẵn bóng, hoa mọc chùm từ 1 – 3 bông, bốn mùa đều có hoa nở. Cây ưa ấm, ưa sáng, thông thoáng, yêu cầu đất không cao, nhưng ưa đất tơi xốp giàu mùn, thoát nước tốt . Cây hoa hồng ưa sống nơi sáng, nhiệt độ 10 – 20ºC. Sau mùa xuân cách 4 – 5 ngày tưới nước phan hoặc phân ...

Cây hoa Hồng có lá trải, nhẵn bóng, hoa mọc chùm từ 1 – 3 bông, bốn mùa đều có hoa nở. Cây ưa ấm, ưa sáng, thông thoáng, yêu cầu đất không cao, nhưng ưa đất tơi xốp giàu mùn, thoát nước tốt. Cây hoa hồng ưa sống nơi sáng, nhiệt độ 10 – 20ºC. Sau mùa xuân cách 4 – 5 ngày tưới nước phan hoặc phân hoai khác, đến tháng 4 cây hồng sẽ hình thành nụ hoa, tháng 5 – 6 là kỳ hoa nở, thời kỳ này nên tưới phân nhưng không nên quá đặc. Vào mùa xuân, thu nên tưới trước 10 giờ; mùa đông tưới sau buổi trưa. Mùa nóng phải kịp thời che nằng và thường xuyên tưới nước.

Nhân giống cây hoa hồng có thể dùng các phương pháp: gieo hạt, tách cây, giâm cành, chiết cành, ghép cành. Thường dùng nhất là phương pháp giâm cành.

Phương pháp giâm cành gồm giâm cành mùa sinh trưởng, giâm cành mùa đông, giâm nước. Dù phương pháp giâm cành nào, chọn đất thích hợp là vấn đề quan trọng. Tốt nhất là đất tơi xốp như đất mùn, đất vườn rau, tro bếp, trộn đều. Luống trồng nên chọn nơi thông gió hướng Đông Nam. Người trồng hoa gia đình nên bỏ đất vào hòm cao 40 – 50cm với độ dày 30 – 40cm (trước hết phơi đất 2 – 3 ngày để diệt nấm bệnh, rồi tưới ẩm), để nơi khô mát hướng Đông Nam. Hoa hồng phấnHoa hồng phấn

Giâm cành mùa sinh trưởng vào tháng 4 – 5 hoặc tháng 9 – 10; lúc đó nhiệt độ lên tới 20 – 25°C. Cành giâm nên cắt vào lúc sáng sớm còn đọng sương, chọn cành trong năm, phát triển khỏa, không có sâu bệnh, gốc có vẩy vàng chưa rụng. Độ dài cành ghép là 8 – 14cm, tốt nhất là không dùng kéo cắt, dễ làm hỏng mô cành; dùng cao cắt vát cành giâm dễ sống hơn. Lá ở gốc cành, ngọn, nụ hoa đều phải cắt, nhưng phía tareen cần để lại 2 lá. Sau khi chuẩn bị xong cành giâm cần tiến hành giâm ngay, độ sâu khoảng 1/3 cành, sau đấy tiến hành phu nước, trong 10 ngày chú ý giữ ẩm đất, độ ẩm không khí 20ºC. Nên đem chậu để nơi râm mát. Không để cây phơi nắng, đất khô phải phun nước. Sau 20 ngày cần đưa dần ra ánh sáng. Thời gian này nếu có nụ hoa cần được khử bỏ để tránh tiêu hao dinh dưỡng. Sau 30 ngày phát hiện lá mới chuyển màu xanh là có thể trồng vào chậu.

Giâm cành mùa đông tiến hành vào tháng 11 – 12. Chậu hoa nên nông, đất chậu vẫn như trên. Mùa đông cắt cành, bỏ vào chậu hoặc hòm gỗ, cắm với độ sâu 2/3 và tưới nước. Nếu gặp rét chậu cần được phủ một lớp nilong, khi nhiệt độ lên cao mở ra, buổi tối rét đậy vào. Như vậy tỉ lệ sống sẽ cao.

Giâm nước được tiến hành vào mùa nóng, cắm cành giâm vào bình miệng rộng, mỗi ngày thay nước trong 1 lần, sau 20 ngày cành sẽ mọc rễ. Tháng 5 – 6 nên để nơi có ánh sáng yếu, tháng 7 – 8 chuyển vào nơi râm mát, nhiệt độ của nước khoảng 20 – 25ºC là vừa. Khi cành mọc rễ mới được 3cm thì chuyển cây vào chậu.

Hoa hồng là cây ưa sáng, ánh sáng không đủ cây sẽ khó ra hoa, do đó phải để nơi – thông gió và có nửa ngày chiếu sáng. Nếu chỉ để nơi nửa râm nửa nắng hoa hồng chỉ nở vào 2 mùa xuân và thu.

Hàng năm sau tháng 12 khi cây hoa hồng rụng lá phải tiến hành tỉa cành 1 lần, cành nhánh để lại ở độ cao 15cm, cắt ở phần trên chồi lá nở ra ngoài 1cm, đồng thời cắt bỏ cành bên, cành bệnh và cành đồng tâm. Sau tháng 5 mỗi lần nở hết 1 lần hoa, thì cắt 2/3 hoặc một nửa cành, như vậy sẽ tạo điều kiện cho cây mọc chồi hoa mới. Nếu muốn hoa nở to, cũng có thể hái bỏ một phần nụ hoa, để dinh dưỡng tập trung và có thể kéo dài thời kỳ ra hoa.

Nói chung khi trồng cây hoa hồng nên dùng đất vàng nhiều mùn và tơi xốp. Tốt nhất trộn thêm 1: 4 tro bếp hoặc vỏ đậu, bánh đậu hoặc phân gà. Khi thay chậu cũng làm như vậy, công việc này nên tiến hành vào tháng 1 – 2. Sau tháng 5 khi mùa sinh trưởng nhanh cách 10 ngày bón phân 1 lần, có thể dùng nước vẩy cá lên men, nước lá rau, pha nước với tỷ lệ 3:7 tưới vào cây, đến tháng 11 thì ngừng tưới. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng cây hoa hồng là 20 – 25°C. Nhiệt độ vượt quá 30°C sinh trưởng khó khăn, nếu bón phân có thể khắc phục được nhược điểm này.

Mùa sinh trưởng tiến hành vặt chồi, hái nụ hoa, cắt cành khô. Vặt chồi là hái chồi nhiều trong mùa xuân, cần vặt gần hết, chỉ để lại trên cành 2 – 3 chồi. Hái nụ là chỉ để 1 nụ hoa chính, nụ còn lại cũng hái hết. Vặt chồi, hái nụ cùng có một mục đích là loại bỏ chồi tạp, chồi xấu, tập trung dinh dưỡng cho cành chính. Cắt bỏ cành có hoa tàn là để loại bỏ cành yếu, tránh lãng phí dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mỹ quan của hình hoa.

Phải chú ý tỉa cành, chủ yếu là loại bỏ cành sâu bệnh, cành khô, cành yếu và cành trùng lặp. Đối với những cây sinh trưởng yếu chỉ nên giữ 2 – 3 cành trùng lặp hoặc 2 – 3 cành chính, có thể cắt đi 2/3 số cành; đối với cây mọc khoẻ có thể cắt đi 1/2; đối với cây mọc khoẻ nhiều hoa có thể cắt đi 1/3.

Bệnh thường thấy nhất trên cây hoa hồng là: bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt. Bệnh phấn trắng là hiện tượng trên lá, cành non phủ lớp bột màu trắng. Chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa của cây.

Do đó nên chú ý thông thoáng gió, không để không khí quá ẩm, tăng cường chiếu sáng, bón nhiều phân P, K; mùa bệnh có thể phun thuốc Topsin 0,2% hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3 – 0,5 độ Be.

Bệnh đốm đen phát sinh do độ ẩm quá cao, bón nhiều phân N. Trên lá xuất hiện các đốm đen, lá khô và rụng dần.

Bệnh khô cành trên cành có các đốm màu tím hoặc màu đỏ rồi lan rộng dần. Bệnh làm cho cành bị khô.

 

 

Phòng trừ hai bệnh trên thường bằng cách tỉa bớt cành lá bị bệnh, phun thuốc Daconil 0,2%.

Bệnh gỉ sắt. Trên lá xuất hiện các đốm vàng nhạt, về sau lan rộng thành các đốm có kích thước, hình dạng khác nhau. Phòng trừ bệnh này bằng cách mùa đông thu hái lá bệnh đốt đi, mùa xuân khi cây nảy chồi phun thuốc boocđô 1%.

Hoa hồng thường bị hơn 10 loài sâu hại, thường gặp nhất là: rệp sáp, rệp ống, nhện đỏ, bọ trĩ, ngài gai, ong ăn lá.

Rệp sáp thường hút nhựa, trên cây có lớp bột trắng.

Phương pháp phòng trừ chủ yếu là cắt bỏ lá bị hại; tăng cường quản lý nân cao sức chống chịu sâu; trước lúc trồng chú ý khử trùng đất, làm sạch cỏ xung quanh cây; khi mua cây con phải kiểm tra có rệp sáp ký sinh không, nếu phát hiện phải loại bỏ, có thể dùng Sumithion 0,2% để phun, mùa đông phun hợp chất lưu huỳnh – vôi 3 – 5 độ Be, kỳ rệp nở phun Rogor 0,1%.

Rệp ống cũng gây hại cành lá, ngọn, hoa bằng hút nhựa, gây hại nặng có thẻ làm cây khô. Chất tiết có thể dẫn đến bệnh bồ hóng. Do đó cần chú ý tỉa cành, cắt bỏ các cành có trứng sâu; bảo vệ các loài thiên địch như ong kén rệp, ruồi ăn rệp, bọ rùa, chuồn cỏ.

Nhện đỏ sinh sản rất nhanh, thường tụ tập ở mặt sau của lá, làm cho lá có đốm vàng và rụng. Bọ trĩ thường hút nhựa trong hoa làm cho hoa héo. Phương pháp phòng trừ là bắt giết và phun thuốc DDVP 0,1%, chú ý phun mặt sau lá.

0