23/05/2018, 15:58

Trồng hoa Bích đào và mai nở vào dịp tết

Bích đào Bích đào xuất xứ ở Trung Quốc, là một loại hoa cảnh nổi tiếng. Hoa nhiều màu: hồng, đỏ, trắng, ánh kim. Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước, đất cát. Bộ rễ cây ít không nên trồng sâu, phân không nên bón nhiều, mỗi hố chỉ bỏ ít phân bón lót, bón nhiều ...

Bích đào

Bích đào xuất xứ ở Trung Quốc, là một loại hoa cảnh nổi tiếng. Hoa nhiều màu: hồng, đỏ, trắng, ánh kim.

Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước, đất cát. Bộ rễ cây ít không nên trồng sâu, phân không nên bón nhiều, mỗi hố chỉ bỏ ít phân bón lót, bón nhiều không có lợi cho bích đào ra hoa. Mùa xuân chỉ cẩn bón ít phân là đủ, tưới nước vừa phải, không để đọng nước.

Tỉa thưa, thường tiến hành sau khi hoa nở, hái ngọn các cành dài, chú ý để cành phân bố đều, thoáng gió rất lợi cho việc ra hoa.

bich dao

Nhân giống bằng cách gieo hạt, tiếp ghép, phần lớn dùng cách ghép cây.

Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7 – 9. Gốc ghép là cây mọc từ hạt, cũng có thể dùng cây , cây mai, cây đào làm gốc ghép. Nên dùng phương pháp ghép chồi, chỗ ghép nên ở đô cao 60 – 80cm, bổ hình chữ T để ghép. Khi chồi sống và mọc cao 12 – 18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh. Sau 3 năm có thể nờ hoa. Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bị thất bại và tiến hành vào tháng 3.

Sâu hại bích đào thường có rệp ống, nén dùng Rogor 0,1% để phòng trừ.

Mai

Xuất xứ ở tây nam Trung Quốc.

Mai để làm cảnh, hiện nay có hơn 300 loài, tuổi thọ rất dài, có loài sống hơn 3.000 năm. Những loài mai thường trồng là mai đài xanh, mai hồng, mai vàng, mai chiếu thuỷ, mai rồng cuốn. mai vàngmai vàng

Mai có đài xanh là loài hoa quý, tràng hoa trắng tuyết, mùi rất thơm; hoa mai hồng có tràng hoa kép, mùi thơm vừa; mai đỏ thảm có tràng kép, rất thơm, là loài hoa quý; mai rồng cuốn có hoa kép, cành rủ, hoa màu hồng hoặc đỏ sẫm, mùi thơm vừa; hoa mai đào to, đơn tràng, quả to như quả mận.

Nhân giống cây hoa mai bằng các phương pháp gieo hạt, ghép cây, giâm cành, và chiết cành.

Nhân giống bằng gieo hạt thường được tiến hành vào cuối tháng 9, trước hết vào tháng 5 – 6 thu hái hạt tốt, trước khi gieo làm đất thành luống, mở rãnh sâu, cách 6 – 7cm gieo 1 hạt, tưới nước, phủ đất dày 4 – 5cm. Mùa xuân năm sau, khi mọc cây con đem trổng.

Ghép là phương pháp thường dùng nhất. Chồi ghép là chồi giống tốt, có thể ghép lên cây đào, mận. Thời gian ghép vào tháng 8 – 9. Cành ghép phải là cành chồi mập 1 năm, bóc vẩy chồi, chọn cây mận hoặc đào cao trên 10cm, bổ vỏ cây làm gốc ghép thành hình chữ T, cắt mảnh ghép cấm vào, buộc chặt, sau 30 ngày bóc dây buộc.

Nếu chồi ghép còn màu xanh là ghép thành công. Đến mùa đông cần lấp đất cho gốc và chổi ghép để tránh gió khô của mùa đông, mùa xuân nam sau tiến hành cắt ngọn chồi ghép, cách gỗ ghép 1cm để thúc nhanh tốc độ sinh trưởng.

Nếu chồi ghép khô phải ghép lại. Có thể dùng phương pháp ghép nêm như ghép các cây khác. Điều đáng chú ý là cây ghép sống không để ánh nắng chiếu vào.

Nhân giống bằng giâm cành nói chung không phức tạp, dễ làm nên được nhiều người áp dụng. Thời gian giâm cành thường vào đầu xuân và cuối thu, trước hết chọn cành khoẻ mọc 1 năm, cắt cành dài 12 – 15cm làm cành giâm (nếu có điều kiện nhúng vào thuốc kích thích ra rễ) cắm thẳng vào luống, lấp đất lại, phía trên chỉ để 1 chồi (cao khoảng 2 – 3cm) lộ ra khỏi mặt đất.

Sau khi cắm cành tưới nước đẫm, cần chú ý che bóng không để mặt trời chiếu, tốt nhất là thường xuyên tưới nước, nếu đậy thêm tấm nilông có thể tăng tỷ lệ sống. Nếu chưa làm lều nilông, trước mùa đông có thể phủ lên một lớp cỏ khô rồi đậy tấm ni lông để giữ ẩm, giữ ấm. Mùa xuân cắt tấm che. Đến mùa xuân năm thứ 3 mới có thể đem trồng.

Tỷ lệ sống cành giâm phụ thuộc vào loài, tỷ lệ sống của mai hoa trắng cao hơn các loài khác. Các loài khác có tỷ lệ sống cao nhất là 30%.

Phương pháp chiết cành đơn giản hơn, tỷ lệ sống cao hơn. Thường tiến hành chiết vào mùa xuân. Trước hết chọn cành cây mọc 1 – 2 năm, nén đất vào với cắt cành. Khi chiết cần chú ý bao đảm ẩm đất chỗ cắt vòng, không được quá ướt, mùa xuân chiết, mùa hè ra rễ.

Cây hoa mai ưa khô, phân, chịu rét và được trồng rộng rãi.

Khi cây con cao 10 – 20cm là có thể trồng vào chậu. Để bảo đảm bộ rễ phát triển phải cung cấp đủ dinh dưỡng, hàng năm phải thay chậu. Trồng vào chậu nên tiến hành vào tháng 10, cây con thường trồng bằng cả bầu đất. Nếu là cây ghép phải mọc được 2 năm, bộ rễ phát triển mới trồng vào chậu có đường kính 30cm. Trước hết bỏ vào đáy chậu 1 tấm ngói vỡ bịt lỗ thủng dưới đáy, sau đó đổ cát thô và đất hun hoặc xỉ than dày 2cm rồi bỏ bã đậu làm phân bón lót, nhưng lượng phân không nên quá nhiều. Sau khi trồng tưới 1 lần nước rồi mang vào phòng nuôi. Tháng 3 hàng năm thay chậu 1 lần.

– Cây ưa sáng và thoáng gió, chỉ cần đủ ánh sáng là cây sinh trưởng nhanh hoa nhiều.

– Tưới nước cần căn cứ vào thời tiết, độ ẩm đất và độ ẩm không khí. Khi khô tưới nước hàng ngày hoặc cách 2 – 3 ngày 1 lần. Mùa thu lượng tưới nước cần được giảm xuống. Khi cây cao trên 15cm cần khống chế lượng nước tưới, tránh cành mọc dài, không có lợi cho việc ra hoa.

Hoa mai là loài cây ưa phân, cách 10 – 15 ngày cần tưới nước phân N, P, K 1 lần. Mùa thu phải ngừng tưới phân N, tăng lưới phân P để cho cây ra chồi hoa. Sau mỗi lần tưới phân cần phải xới đất cho bộ rễ phát triển.

Muốn cây nhiều cành nhánh, nhiều hoa, phải tỉa cành non mọc trong năm để cây mọc cành mới. Nếu cành quá dài, nụ hoa sẽ ra ít; nếu cành mới ngắn khoẻ, sẽ có nhiều hoa. Những cành mới ra ở các nách lá đều có nụ hoa. Những cành có hoa vào mùa đông cần phải được tỉa một lần, chỉ để dài 10cm. Sau khi hoa nở, phải cắt bớt cành.

Cây hoa mai có nhiều loại bệnh như: bệnh phấn tráng, bệnh xoăn lá, bệnh đốm than.

Bệnh phấn trắng phát sinh khi độ ẩm cao, không thoáng gió. Tháng 3 khi ra chồi nấm bệnh xâm nhiễm, trên chồi và lá phủ lớp bột trắng, trên lớp bột trắng có các chấm đen nổi lên, bệnh có thể làm cho lá khô. Phòng trừ bệnh này bằng nước Boocđô 1%, Topsin 0,1% hoặc Daconil 0,1%, mỗi tuần phun 1 lần, phun 3 – 4 lần để phòng trừ.

Bệnh xoăn lá biểu hiện mặt lá xoăn lại, lá màu hồng tím sau thành trắng xám, bệnh nặng có thể làm cho lá khô, ngọn héo chết. Phương pháp phòng trừ cũng như bệnh phấn trắng.

Bệnh đốm than trên lá có các đốm nâu, lan rộng dần, trên đốm xuất hiện vân vòng đồng tâm, có thể làm cho lá thủng. Phòng trừ bệnh này bằng cách phun thuốc Topsin 0,1 % hoặc Zineb 0,1 %.

Cây hoa mai có khoảng 10 loài sâu hại. Thường gập nhất là sâu róm và rệp sáp.

Sâu róm mai có đầu màu xám, có 2 chấm đen, lưng có tuyến trắng vàng, 2 đường vân vàng hai bên thân, trên thân phủ lông trắng vàng, thân dài 5cm. Sâu non ăn hại lá, chồi non, có thể ăn trụi lá. Phòng trừ loài sâu này bằng cách phun thuốc Sumithion 0,1%.

Rệp sáp có thân mềm, màu nâu vàng, về sau nâu đen, bụng tiết ra chất bột sáp trắng. Rệp sáp hoạt động vào mùa xuân, hút nhựa cây, lá cây bị hại thường bị vàng, khô héo, ảnh hưởng đến sự ra hoa. Phương pháp phòng trừ là cạo bỏ rệp sáp kết hợp với dùng DDVP 0,1%, hoặc Rogor 0,1% để phun.

0