23/05/2018, 15:57

Bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ

Bệnh đốm lá (thường hỗn hợp nhiều loại nấm khác nhau) – Có một số loài nấm gây bệnh đốm lá hoa cúc như: Septoria chrysanthemi , Septoria chrysanthemella , Alternaria sp. và Cercospora chrysanthemi . Triệu chứng là những vết đốm trên lá ban đầu có màu vàng và sau đó chuyển thành màu nâu sẫm ...

Bệnh đốm lá (thường hỗn hợp nhiều loại nấm khác nhau)

– Có một số loài nấm gây bệnh đốm lá hoa cúc như: Septoria chrysanthemiSeptoria chrysanthemella, Alternaria sp. và Cercospora chrysanthemi. Triệu chứng là những vết đốm trên lá ban đầu có màu vàng và sau đó chuyển thành màu nâu sẫm và đen. Những lả ở phía dưới bị nhiễm bệnh trước. Bằng kính lúp cầm tay, có thể quan sát thấy lớp bào tử màu trắng trên bề mặt vết bệnh.

– Quản lý bệnh:

+ Phương pháp phòng trừ bao gồm luân canh những loại không phải là ký chủ của bệnh trong vòng 2 năm, phòng trừ cỏ dại, loại bỏ và tiêu hủy tàn dư cây bị nhiễm bệnh.

+ Thường xuyên làm sạch đồng ruộng. Có thể sử dụng lớp che phủ mặt đất để hạn chế con đường lây lan do nước mưa làm bắn bào tử từ đất lên cây.

+ Cần quan tâm đến thời gian tưới, không nên tưới nước vào lúc chiều muộn hoặc ban đêm.

+ Cần giữ khoảng cách giữa các cây để giảm khả năng truyền bệnh từ cây sang cây.

+ Có thể sử dụng một số hoạt chất như Chlorothalonil, Thiophanate methyl, sản phẩm chứa đồng và Mancozeb hoặc Topsin M70NP để phòng trừ bệnh.

Bệnh thối thân Pythium (Pythium sp.)

Triệu chứng đầu tiên thường là những vết thối ở phần gốc có màu đen, dạng ướt. Cây bị nhiễm bệnh thường bị héo và rũ xuống. Thông thường, nấm gây bệnh xâm nhập vào những lá chạm đất và sau đó tấn công lên thân ở phần đốt tạo ra những vết bệnh màu đen. Trong những trường họp như vậy, cây có thể không biểu hiện triệu chứng thối rễ và gốc. Nấm Pythium ưa thích điều kiện dinh dưỡng độ ẩm cao.

– Quản lý bệnh:

+ Pythium là loài định cư trong đất và có thể sống tồn tại trong tàn dư .

+ Nên trồng cây trong điều kiện thoát nước tốt, tránh nhiễm tạp với môi trường trồng và đật đã bị nhiễm bệnh.

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.

Bệnh thối xám (Botrytis cinerea)

– Khi bị bệnh, triệu chứng là những vết bệnh sũng nước. Những bộ phận bị bệnh được bao phủ bởi một lớp bào tử màu xám nâu.

– Quản lý bệnh:

+ Để phòng trừ bệnh, cần trồng cây trong điều kiện thông thoáng khí.

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.

+ Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất Chlorothalonil hoặc Thiophanate methyl để phun.

Bệnh đốm lá vi khuẩn (Pseudomonas cichorii)

Bệnh hại hoa cúc

– Vi khuẩn lan truyền trong điệu kiện nhà lưới do nước tưới và trên đồng ruộng do mưa.

– Quản lý bệnh:

+ Vệ sinh đồng ruộng là phương pháp quản lý bệnh quan trọng nhất. Loại bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh và tàn dư cây nhiễm bệnh.

+ Hạn chế việc làm nước bắn tung tóe và giảm thiểu thời gian lá bị ướt bằng cách tưới nước vào sáng sớm hoặc áp dụng biện pháp tưới ngầm.

+ Giảm độ ẩm tương đối bằng cách sử dụng quạt thông gió (đối với nhà lưới), khoảng cách trồng hợp lý, thông khí.

+ Không tiếp xúc với cây khi lá bị ướt.

Bệnh cháy lá vi khuẩn (Erwinia chrysanthemi)

– Vi khuẩn gây bệnh có thể sống trong cây, nước và vùng rễ. Khi điều kiện môi trường trở nên thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, thì vi khuẩn nhân lên về số lượng và gây bệnh. Sự lan truyền của vi khuẩn chủ yếu do hoạt động của con người như đốn tỉa, di chuyển đất, tàn dư cây bệnh, sử dụng hệ thống tưới phun lên tán cây và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều.

– Quản lý bệnh:

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. Tiêu hủy vật liệu cây trồng bị nhiễm bệnh.

+ Sử dụng cây giống sạch bệnh.

+ Trồng cây trong điều kiện đất thoát nước tốt.

+ Tránh làm tổn thương cây trong suốt mùa vụ và khi thu hoạch.

+ Áp dụng các hoạt động trồng trọt tốt bao gồm bón phân hợp lý, mật độ trồng thích hợp để tạo độ thông thoáng không khí và tránh việc sử dụng hệ thống tưới phun.

+ Thuốc trừ nấm chứa đồng hoặc hồn hợp chứa đồng có thể sử dụng để phòng trừ bệnh.

Bệnh héo vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum)

– Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận gốc rễ, làm thối rễ, cây bị bệnh lá héo rũ tái xanh, héo từ lá, gốc lên ngọn. Cắt ngang, gốc thân cây bệnh thấy bó mạch thân đen, có dịch nhầy trắng tiết ra.

– Quản lý bệnh:

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại.

+ Sừ dụng giống kháng bệnh.

Bệnh phấn trắng (Oidium chrysanthemi)

– Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Oidium chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình bất định. Mặt dưới lá mô bệnh chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh hại lá là chủ yếu, bệnh nặng hại cả thân cành, nụ hoa, làm lá rụng sớm, thối nụ, hoa nhỏ không nở hoặc nở lệch một bên.

– Quản lý bệnh:

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.

+ Có thể dùng Anvil 5SC liều lượng 1 l/ha hoặc Score 250ND với liều lượng 0,2 – 0,3 l/ha.

Bệnh gỉ sắt (Pucinia chrysanthemi)

– Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Pucinia chrysanthemi gây ra. vết bệnh dạng ổ nổi màu da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, hĩnh thái bất định thường xuất hiện ở cả hai mặt lá. Bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng rụng sớm. Bệnh hại cả cuống lá, cành non, thân cây.

– Quản lý bệnh:

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.

+ Có thể dùng Zinep 80WP với liều lượng từ 20 – 50g/bình phun 8 l hoặc Anvil 5SC.

Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.)

– Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Alternaria sp. gây ra. Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. vết bệnh thường lan từ mép lá, chóp lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh cỏ lóp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.

– Quản lý bệnh:

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.

+ Dùng một số thuốc chống nấm trên, ngoài ra cố thể sử dụng Daconil 500SC nồng độ 0,2% hoặc Altracol 70BHN liều lượng 1, 5 – 2 kg/ha.

Bệnh lở cỗ rễ thối gốc trắng

– Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Ở phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm. Bộ phận trên mặt đất, cành lá bị héo khô, nhổ cây lên dễ bị đứt gốc.

– Quản lý bệnh:

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, thoát nước.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, phòng trừ cỏ dại.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.

+ Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một số thuốc như Anvil 5SC liều lượng 1 l/ha hoặc Vida 3SC liều lượng 1 – 1,5 l/ha (pha 10 – 15 ml thuốc/bình phun 8l).

0