09/06/2018, 22:50

Trái đất có 'giữ' được thủy triều không? - Câu hỏi hay

Có người nói hiện tượng thủy triều là do sức hút của mặt trăng, vậy tại sao sức hút của trái đất mạnh gấp năm lần mặt trăng mà không giữ được nước biển? Tôi còn thắc mắc là tàu thuyền có nên ra cái chỗ sức hút ấy không? (Vũ Thanh Đông) ...

Có người nói hiện tượng thủy triều là do sức hút của mặt trăng, vậy tại sao sức hút của trái đất mạnh gấp năm lần mặt trăng mà không giữ được nước biển? Tôi còn thắc mắc là tàu thuyền có nên ra cái chỗ sức hút ấy không? (Vũ Thanh Đông)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Vì giữ được nên nước mới không bi bay lên mặt trăng. - (Philip Viet)

Bạm này hỏi với ý định muốn biết vì sao lực hút trái đất mạnh hơn, tiếp xúc trực tiếp với nước biển, mà lại k thể triệt tiêu tác động của lực hút của mặt trăng lên khối nước biển? Phải vậy không?
Với lượng kiến thức ít ỏi còn dư lại từ năm học phổ thông, thì: lực hút của trái đất đã giữ cho khối nước biển không xô lệch quá nhiều, lực hút của mặt trăng đủ lớn để tác động lên khối nước biển đó 1 lực làm nó phải dịch đi đôi chút. Mặt trăng không hề nhỏ, tớ không nghĩ mặt trăng so với trái đất như bóng bay với téc nước. Đây là tương tác trên quy mô lớn nên thủy triều là 1 trong những hiện tượng thể hiện mối tương tác này. Mọi người có thể ngầm hiểu do trạng thái lỏng nên nước mới bị xô đi (dâng, hạ)
- (đ.g)

Vi Thuy tinh khong thich hang nga - (dmdnguyen2002)

Không bị hút lên mặt trăng vì nước yêu trái đất - (Nguyễn Quang Sơn)

Lực hấp dẫn tỉ lệ với bình phương khoảng cách, nhờ thế mọi thứ thuộc về mặt đất đều nằm lại trái đất... Thủy triều giống như sự rung động từ xa giửa mặt nước và mặt trăng. - (Văn Vân)

"...Tôi còn thắc mắc là tàu thuyền có nên ra cái chỗ sức hút ấy không?... hihi... :) - (tuan)

Trọng lực của Trái Đất giúp nước biển không bị hút lên cung trăng đó bạn. - (Hoàng Minh)

Nước có sự liên kết liên hoàn, hãy xêm mô tơ nước đẩy nước lên rất nhẹ nhàng,lúc vẫn kín. - (Duc Chung Hoang)

Thủy triều là hiện tượng quan sát được ở cửa sông và bờ biển khi mực nước dâng lên theo chu kỳ mặt trăng. Nó là do trọng lực của mặt trăng làm thay đổi hình dạng vỏ trái đất (kể cả lớp vỏ rắn chứ ko phải chỉ phần đại dương). Thủy triều đặc biệt chênh lệch ở những cửa sông hình phễu có thềm lục địa dốc vì vậy mà 1 số nhà máy điện thủy triều đã được xây và vận hành rắt hiệu quả. Thuyền bè thường lợi dụng thủy triều (con nước) để tính toán hành trình sao cho luôn xuôi theo dòng sẽ đỡ dầu chạy máy và thời gian. Thân ! - (GS Biết Tuốc)

Nêu không có mặt trăng thì sẽ không tôn tại hiện tượng thuy triều lên xuống thôi. Lúc đo nươc biển chi ở một mức. Còn vì sao nươc không bị hut lên mặt trăng thi qua đơn giản do măt trăng ở xa trái đất, lực hut nhỏ hơn lực hút của trái đất...Các ban cứ hinh dung như thế này trái đất là môt trái banh, biển là môt vêt nươc trên trái banh đó, và con ngươi, nhà cửa là những hạt bụi bám trên trai banh đó.. nếu trái banh đó quay với một vận tốc thì vệt nước và hat bụi sẽ không bi văn ra ngoai...Do diên tich của trái đất quá lớn so với những gi tồn tại trên nó, nên chúng ta không cảm nhận được là chúng ta đang đứng xung quanh trái đất, co thể là ngược so với chiều của trọng lưc.. - (khanh)

"vậy tại sao sức hút của trái đất mạnh gấp năm lần mặt trăng mà không giữ được nước biển?" -> không giữ được sao nước biển k bay lên mặt trăng luôn?trong cuộc giằng co ấy nước biển chỉ bị xê dịch tí xíu, trái đất vẫn thắng mà bạn
"Tôi còn thắc mắc là tàu thuyền có nên ra cái chỗ sức hút ấy không?"-> nó hút cả phần biển hướng về phía trăng,nên "nước lên thì bèo lên", sợ j mà k dám ra - (baole)

nếu không có mặt trăng thì sẽ không còn mấy chữ nước ròng,nước lớn... - (Đức Tâm)

Với những dạng hỏi ngu ngơ thế này thì có lẽ nên trả lời đơn giản một cách dễ hiểu nhất: Trời sinh ra thế! ... Giải thích khoa học e là không hiểu được đâu. - (Op)

Thuỷ chiều chịu ảnh hưởng không chỉ bởi mặt trăng mà còn cả mặt trời nữa. Nhiệm vụ của lực hút của trái đất là giữ không cho nước bay mất. Sự lên xuống của thủy chiều là do lực hút của mặt trăng và mặt trời. - (VH)

F(hấp dẫn)=G*M1*m2/d^2
Trong đó M1 , m2 là khối lượng của 2 vật, và d là khoảng cách - (conngoantrogioi_k55h)

Hiện tượng thủy triều thường xảy ra trong ngày,ảnh hưởng từ sức hút của mặt trăng và có khi cộng hưởng cùng mặt trời,nếu trong tháng có một ngày mặt trăng và mặt trời cùng trên một trục của trái đất và ở vị trí một phía thì sẽ xảy ra hiện tượng triều cường hoặc hiện tượng nước sát (nếu bạn ở vùng sông nước Nam Bộ thì sẽ rõ hiện tượng nầy mỗi tháng một lần );có bạn còn hỏi sao không bị hút văng ra khỏi trái đất;việc nầy quá đơn giản vì lực hút của mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với trọng lượng của nước;nó chỉ làm chuyển dịch nước của đại dương và của sông rạch mà thôi - (Trần Đức Hùng)

0