09/06/2018, 22:47

Vì sao các hành tinh duy trì được đường bay? - Câu hỏi hay

Vì sao các hành tinh cứ bay theo quỹ đạo của nó mà không bị văng ra mà cũng không bị rơi vào trái đất? (Tinh Anh) Phát hiện tiểu hành tinh va chạm Trái Đất / Tiểu hành tinh lướt qua Trái Đất ...

Vì sao các hành tinh cứ bay theo quỹ đạo của nó mà không bị văng ra mà cũng không bị rơi vào trái đất? (Tinh Anh)

Độc giả có câu hỏi khác, xin mời đặt tại đây

Vì có quá nhiều hành tinh xung quanh nên nó phải nghĩ xem nên rớt vào đâu là hay nhất. Suy nghĩ 1 lần như thế mất khoảng vài tỉ năm là thường. Sau đó nó mới quyết định đâm vào. - (linh ngo phuong)

Hai bộ óc có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học nhân loại là Newton và Einstein cũng chưa thống nhất với nhau trong cách giải quyết câu hỏi mà bạn vừa đặt ra. Theo mô hình vũ trụ mà hiện nay các nhà khoa học đang thừa nhận thì xem ra quỹ đạo của trái đất không đơn thuần là hình tròn mà nó là một đường khá phức tạp, do nó là sự tổng hợp của nhiều chuyển động cùng lúc, trong đó trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh mặt trời trên một quỹ đạo gần tròn, tiếp đó mặt trời đến lượt mình lại quay quanh tâm của dải ngân hà, dải ngân hà cũng chuyển động trong vũ trụ vói vận tóc khá lớn, nếu tổng hợp tất cả các chuyển động trên thì rõ ràng quỹ đạo của trái đất là một đường rất phức tạp. Cái gì thật sự chi phối chuyển động của các đối tượng trong vũ trụ vẫn là một điều bí ẩn. - (Nguyen Cuong)

Bạn hỏi hành tinh hay vệ tinh nhân tạo ? Vì bạn nói nó không "bị rơi vào trái đất" thì có lẽ là vệ tinh nhân tạo, chứ còn hành tinh khác thì phần lớn to hơn chúng ta, chỉ có chúng ta mới bị rơi vào nó thôi ( do lực hấp dẫn ).
Nếu là vệ tinh nhân tạo: Bản thân vệ tinh nhân tạo trước khi được đưa lên quỹ đạo, chúng đc cung cấp một năng lượng đủ để duy trì vận tốc quay, do phía ngoài lớp khí quyển, ma sát là rất nhỏ, vì vậy lực hút của trái đất ( lực hấp dẫn ) và lực quay (li tâm) được tính toán cân bằng nhau, như thế vệ tinh sẽ luôn chuyển động theo vòng tròn quỹ đạo định sẵn. Tuy nhiên vẫn có những va chạm trên đó và nếu điều đó xảy ra, vệ tinh sẽ bị vô hiệu hóa và trở thành rác vũ trụ. Có thể rơi vào bất cứ hành tinh nào ( kể cả trái đất).
Nếu bạn hỏi về hành tinh thì tương tự như vệ tinh, lực quay li tâm = lực hấp dẫn --> quỹ đạo quay trong hệ đó sẽ không đổi hoặc có đổi thì rất nhỏ. Mình ở hệ mặt trời nên tất cả các hành tinh sẽ quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo định sẵn. Bạn hỏi tại sao mà các hình tinh ko va vào nhau, xin thưa là quỹ đạo không trùng nhau, các hành tinh có quỹ đạo mà gặp nhau thì đã gặp nhau và nổ tung trước khi anh em ta ra đời rồi, còn sót lại gần chục hành tinh là không gặp nhau thì vẫn tồn tại thôi bạn ạ. - (Sách Minh Thư)

Sau vụ nổ lớn (cách đây 13,9 tỷ năm) thì các vật thể trong vũ trũ chuyển động hỗn loạn, một thời gian sau thì vũ trụ ổn định dần như hiện nay. Chẳng hạn Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, Mặt trời chuyển động quanh trung tâm dải Ngân hà. Sự ổn định ấy có thể giải thích như sau: bỏ qua các lực tác dụng khác khi Trái đất chuyển động quanh Mặt trời sinh ra lực quán tính ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn của Mặt trời nên nó không bị văng ra hay hút vào như bạn đã nói. Nhưng sự ổn định này chỉ là tạm thời trong thời gian vài ngìn hay vài triệu năm, nhưng lâu hơn thì không phải thế. Người ta đã chỉ ra rằng cách đây 400 triệu năm 1 năm của trái đất là 400 ngày và 1 ngày là 21 giờ. Nguyên nhân thì có nhiều chẳng hạn như Mặt trời cháy nên nó giảm dần khối lượng để biển thành năng lượng của ánh sáng dẫn đến Trái đất có thể dần văng ra ngoài, cho dù xác suất là rất nhỏ trong vũ trụ vẫn có những thiên thạch có thể va chạm và làm thay đổi quỹ đạp của Trái đất ... - (Bảo Ngọc)

Các hành tinh vận động được là do các "quy luật tự nhiên". Các quy luật tự nhiên phải có trước Bigbang để làm cơ sở cho sự hình thành của vũ trụ. Lẽ nào khi Bigbang xảy ra, vũ trụ hỗn độn quá "nó mới tự thấy" cần phải có định luật vạn vật hấp dẫn và sau đó cứ thấy thiếu định luật nào thì mới "đẻ" ra định luật đó để tồn tại và phát triển - Một công trình đồ sộ và đẹp đẽ như vũ trụ mà chúng ta đang thấy không thể có một lịch sử phát triển kiểu được chăng hay chớ, manh mún như vậy. Vũ trụ phải được thiết kế trước Bigbang, sự xuất hiện của các hành tinh, thiên hà, các hệ tinh vân hay sự sống phải được xác định và được “lập trình” từ trước.
Chúng ta có thể hình dung Thiên nhiên chính là tác giả của Chương trình Tạo hoá, Vũ trụ được tạo ra có mục đích, được thiết kế và vận hành dựa trên những định luật vật lý, toán học, hoá học và các ràng buộc khác mà con người đã biết hoặc đang tiếp tục nghiên cứu, khám phá.
Các hành tinh được “lập trình, thiết kế” để vận động trên những quỹ đạo, con đường riêng của mình, sự tồn tại của chúng có chức năng và cho mục đích nhất định nào đó mà chỉ có ... Chúa mới biết được./. - (Huy Minh)

Câu hỏi của bạn không chính xác, các hành tinh quay quanh mặt trời, các vệ tinh và mặt trăng quay quanh trái đất.
Lý giải cho câu hỏi của bạn thì theo tôi phải viện dẫn các nguyên lý là.

1.Nguyên lý tương đối của Galileo rằng vận tốc của một vật chỉ là tương đối và phụ thuộc vào cách ta chọn hệ quy chiếu, và nếu không có ngoại lực tác dụng thì trong 1 hệ quy chiếu 1 vật sẽ luôn giữ quán tính của mình (tức là vận tốc được bảo toàn).
2.Theo nguyên lý của thuyết tương đối rộng của Einstein thì thực ra các hành tinh không phải quay quanh mặt trời, mặt trăng và các vệ tinh không phải quay quanh trái đất, chúng vẫn chuyển động thẳng đều (với vận tốc là bao nhiêu tùy thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu) mà là do không gian mà các đối tượng đó đang chuyển động bị cong, và cong như thế nào cũng phụ thuộc cách ta chọn hệ quy chiếu. - (Quoc Thinh)

Thật sự các hành tinh quay quanh mặt trời chứ không phải trái đất đâu bạn ạ. Các hành tinh bản thân nó tự ổn định quỹ đạo của mình một cách có chu kì, đó là kết quả của hàng tỉ năm thay đổi, giờ nếu có bất cứ sự thay đổi nào của các hành tinh (nếu đủ lớn) sẽ làm mọi thứ khác thay đổi theo và cuối cùng tạo nên sự cân bằng mới. Vì cân bằng là bản chất của mọi vật trong vũ hướng tới.
Nói đơn giản: nếu có thứ gì đó lao vào trái đất thì hàng triệu, tỉ năm trước đã có rồi. Tôi, bạn đã không còn ngồi đây. - (thiên van)

Bởi lúc đầu nó cũng va chạm tùm lum tè le. Sau đó qua hàng tỉ năm quỹ đạo đã ổn định thì chúng ko đâm va nữa, mới hình thành nên thiên hà, hệ mặt trời, trái đất... trái đất cũng như các hành tinh khác là kết quả của vô số sự va chạm, kết hợp và phân ly. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)

Nguyên nhân hành tinh không văng ra khỏi hệ mặt trời là do lực hấp dẫn của mặt trời giữ chúng lại. Lực hấp dẫn của các hành tinh với nhau nếu so với mặt trời thì không có nghĩa lý gì, do đó điều chủ yếu chi phối chuyển động của các hành tinh vẫn là lực hấp dẫn của mặt trời.
Điều giữ cho các hành tinh không rơi xuống mặt trời la do lực ly tâm trong chuyển động tròn của hành tinh, lực này luôn tự cân bằng với lực hấp dẫn, giữ hành tinh luôn ở một khoảng cách nhất định so với mặt trời. Còn vì sao nó luôn cân bằng thì bạn phải xem biểu thức vật lý mới hiểu tường tận, trăm lời không thể nói hết. - (Mai Ngạo Tuyết)

Vì các hành tinh không phụ thuộc vào con người điều khiển như MH370 !!! - (BlackViva)

Vì nếu nó xuống thấp hơn, vận tốc góc sẽ tăng nên lực li tâm lớn hơn lực hướng tâm.
Tương tự, khi nó lên cao hơn, vận tốc góc sẽ giảm, lực li tâm lại nhỏ hơn lực hướng tâm.
Do đó, quỹ đạo của hành tinh cơ bản là ổn định ở trên vòng quay của nó, nơi lực li tâm = lực hướng tâm. - (Giang Nguyen)

Thỉnh thoảng vẫn có. Là do lực hấp dẫn đang ở vị thế cân bằng. Thời gian tới, không ai lường trước nên mới có khái niệm tận thế. - (Phi Ly)

Tại vì....trời sinh ra thế. - (Thuỷ)

Câu hỏi về vũ trụ thì chưa có ai có thể trả lời được, tất cả chỉ đang đoán và hy vọng là có thể giải mã được bí mật của vũ trụ. Có ai nghĩ rằng có thể là cái vũ trụ mà ta biết đến thật ra chỉ là 1 tế bào hoặc là 1 phân tử của 1 cái gì khác chưa? Con người có thể giống như là con vi khuẩn cứ tưởng rằng cái tế bào mà nó đang sống là cả 1 hành tinh và cơ thể con người là 1 cái vũ trụ khổng lồ...và... - (HD)

Thực tế thì các hành tinh quay quanh mặt trời hay vệ tinh quay quanh hành tinh luôn "muốn" chuyển động thẳng đều theo phương của lực quán tính của chúng, nhưng do bị ảnh hưởng từ lực hấp dẫn có phương vuông góc với lực quán tính kia nên chúng bị "buộc" phải chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. - (JO Ker)

lực hấp dẫn + lực ly tâm - (Phát Nguyễn)

Vật lý lớp 12. - (vịtcon)

Ban cu thu quay vai vong xem ban trang mat roi thi ban co biet dam vao ai ko - (Thuong thoi)

Bạn học về lựa hấp dẫn chưa ? nó tuơng tác từ mặt trời tới các hành tình giống như sợi dây vô hình vậy. Nó giống như việc bạn buộc hòn đá vào sợi dây và quay sợi dây vòng tròn xung quanh bạn thôi, Còn động năng ban đầu thì do vụ nổ hình thành nên các hành tinh nên nó có động năng - (Chính Chuối)

Lực vạn vật hấp dẫn - (Trí Cường)

Không bị văng ra là do lực, con người di chuyển trên trái đất cũng là do lực, không có lực con người bị văng đi từ lâu rùi.hjhj - (puc_chin)

Theo thuyết tương đối của Enstein: đơn giản trái đất và các hành tinh đang chuyển động quán tính theo quĩ đạo đường thẳng trong không thời gian 4 chiều. Chúng ta chỉ cảm nhận được không gian 3 chiều nên trông nó như quĩ đạo cong. Lưu ý theo Enstein không có lực hấp dẫn, đó chỉ là ảo giác. - (Bay Mai Van)

Do các hành tinh đã cân bằng về lực. (Một vật khi cân bằng về lực thì sẽ dứng yên hoặc chuyển động đều mãi mải) - (luulinh)

Đó là do Isac Newton làm nên - (Quang Thành Chu)

Lực hấp dẫn của ngôi sao chính ( đây là mặt trời ) cân bằng với lực ly tâm do chuyển động elip của hành tinh, khiến nó không rơi vào mã cũng không văng ra ngoài.
Tuy nhiên theo thời gian ( qua cả tỷ năm), kích thước ngôi sao chính thay đổi do các hoạt động theo độ tuổi của sao, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ, hành tinh sẽ bị hút vào ngôi sao - (Quán)

Vì lực hấp dẫn và nếu có rơi thì rơi vào mặt trời chứ ko vào TD - (trung kien)

Các hành tinh đối với Mặt Trời cũng giống như các vệ tinh chúng ta phóng lên đó bạn. Chính là do trọng lực của Mặt Trời giữ các hành tinh lại, còn tốc độ của các hành tinh làm cho chúng ko bị hút vào trong mà tiếp tục di chuyển vòng quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo cố định. - (Nguyễn Minh Trí)

ta có thế giải thích thú vị như sau: đại ca mặt trời muốn lôi kéo mấy thằng em vào và...làm thịt để thêm nhiên liệu. mấy thằng em như trái đất, sao hỏa....thì không muốn bị thịt. thế là giằng co như vậy. do lực kéo và lực đẩy cơ bản ngang nhau ( thực ra do thằng mặt trời tham 1 lúc muốn " ăn " mấy em hàng nên không thể kéo được tất cả 1 lúc.
cuộc giằng co như vậy đã rất lâu sau vụ nổ lớn đến tận bây giờ chư có hồi kết. ace ta ủng hộ các "tiểu đệ" trái đất, sao hỏa.... hay thằng anh mặt trời nào? hehehe ^__^ - (nguyễn tuấn anh)

cân bằng giữa lực hấp dẫn và lực ly tâm, quá ngắn gọn - (Nguyễn Tuấn Anh)

Vì sao các hành tinh duy trì được đường bay?
Có lẽ do một xu thế luôn chi phối, đó là xu thế cực tiểu năng lượng của vũ trụ và vạn vật. Như chúng ta đều biết mọi sự vận, hiện tượng sẽ bền vững khi ở trạng thái năng lượng cực tiểu. Chính vì vậy mà nước luôn chảy từ cao đến thấp, quả địa cầu chúng ta tự được vo tròn lại và dẹt ở hai đầu như hình quả cam - do tác động của sự quay quanh mặt trời và tự quay quanh mình. Hai đám mây mang điện trái dấu, gần nhau là tạo ra sấm, sét vì sau đó chúng sẽ cực tiểu năng lượng. Cực tiểu năng lượng thì bền vững. Điều này có vẻ còn đúng cho các công trình, cho các cơ chế chính sách nữa. Công trình nào, cơ chế nào có chi phí vận hành, khai thác thấp thì bền vững. Bạn cứ xem các công trình nhà ở của người Pháp mà xem. Rồi cơ chế họ phân chia các tỉnh, các huyện ở Việt Nam ngày xưa, đến nay đa số là mình vẫn sử dụng, kế thừa. Vũ trụ qua rất nhiều năm hỗn độn, nay đã và đang ở vào thời kỳ cực tiểu năng lượng. Thời kỳ này sẽ còn đến bao lâu thì có lẽ chỉ Chúa Trời mới biết, và có lẽ các nhà khoa học sau này nếu may mắn mới có thể đoán trúng.
Nếu Mặt trăng không còn là "vệ tinh to uỳnh" của Trái đất nữa, thì Vũ trụ này sẽ lại phải có một trật tự mới. Mặt trăng sẽ thành một sao chổi khổng lồ, có sức đâm va vào các hành tinh khác còn mạnh hơn cả đội tàu Trung Quốc đeo bám quanh dàn khoan 891. Mặt Trăng đi rồi, Trái đất sẽ văng ra ngoài quỹ đạo hiện nay và chu du trong vũ trụ,... đến khi va chạm với một hành tinh lớn khác,.... tạo một vụ nổ khủng mới và vũ trụ sẽ được sắp xếp lại. Nhưng đời chúng ta và có thể rất nhiều thế hệ sau chúng ta - chẳng ai còn đủ sống thọ để chứng kiến điều đó. - (Bình, Hà Nội)

Sau vụ nổ big bang, mọi thứ vật chất trong vũ trụ văng ra và chuyển động không biết mệt mỏi. Hàng tỷ năm rồi, mọi thứ vẫn đang chuyển động giãn nở. Lực hấp dẫn và lực ly tâm là hai thứ ma lực điều khiển điệu nhảy của vũ trụ. Khi các thực thể vật chất mất dần tốc độ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi thứ lại gần nhau. Trái Đất sẽ đủ gần với Mặt trời và đâm sầm vào Mặt Trời. Hệ mặt trời sẽ bị hút vào lõi của giải ngân hà. Các giải ngân hà sẽ bị hút vào một lõi nào đó tạm gọi là lõi của vũ trụ. Mọi thứ sẽ trở lên quá chật chội và quá nóng khi các vật chất tập trung vào một chỗ quá nhỏ bé và một vụ nổ Big Bang mới sẽ là một khởi đầu mới cho vũ trụ. - (Alien)

Theo các nhà khoa học thì đó là vật chất tối - (Nguyen Luong Dinh Hoang)

Là do ở vũ trụ không có lực hấp dẫn nhiều hơn ở đây,vả lại nó ở xa thế mà - (mimimeo)

Nghe cac ban noi moi thay kien thuc vat ly cua dan Viet qua kem haha - (tuan)

tất cả thật đơn giản là do lực hấp dẫn! - (nguyễn)

Các nhà khoa học lý luận rằng, cách đây vài tỷ năm, một vụ nổ Bigbang đã xảy ra hình thành hệ mặt trời. Vụ nổ sinh ra năng lượng cực mạnh, hình thành nên các hạtt của Chúa (đã thực nghiêm mô phỏng thành công). Trái đât hay hành tinh khác, và các ngôi sao cũng đuoc tạo nên từ những hạt này. Tuy nhiên, do điện tích khác nhau nên nó hút các phân tử vật chất khác nhau. Lõi trong cùng là sắt do mới đầu hạt của Chúa hút các phân tử sắt trước, trong một vũ trụ hỗn mang ban đầu. Trải qua hàng tỷ năm, vũ trụ hình thành như hiện nay và có xu thế giãn nở không ngừng. Các hành tinh trong hệ mặt trời đều có hình cầu bởi như đã nói, do khởi điểm ban đầu là Hạt của chúa, và sự gắn kết các phân tử khac quanh nó sẽ tạo nên hình cầu. Vì vũ trụ gian nở không ngừng nên các hành tinh se dần cách xa nhau, nên xac suất va chạm se giảm đi. Hệ mạt trời sẽ từ từ lụi tàn và biến mất khi mặt trời dần hết năng lượng. Hiện các hành tinh quay quanh mặt trời và trong vũ trụ có vô pin của tôi hệ như thế. Lực hấp dẫn giũa các hành tinh đã tạo nên một sự cân bằng động, đảm bảo cho chúng không va chạm. Để có thể hình dung, bạn hãy nhìn luồng ánh sáng chiếu qua cửa sẽ thấy các hạt bụi bay lơ lửng. Trên bình diện vũ trụ, trái đất và các hành tinh cũng giống như các hạt bụi mà thôi. - (van thu minh)

Lực hấp dẫn = lực ly tâm. Nếu ra xa, lực hấp dẫn yếu - lực ly tâm mạnh hơn -> vệ tinh dc kéo lại gần. Nếu ở gần lực ly tâm yếu, lực hấp dẫn mạnh -> vệ tinh bị rơi (vậy mới cần tên lửa đẩy để phóng vệ tinh lên tầm cao cần thiết. Như vậy, tầm cao của vệ tinh phục thuộc vào trọng lượng của nó - (Lê Nguyên)

Đơn giản là lực hấp dẫn!!! - (Dong)

Đơn giản vì chúng quay như thế thì con người mới tồn tại trên trái đất này - (hieudht)

có gì đâu. lăng tự do theo kinh tuyến 7 phút. kích hoạt nano tăng tốc tức thời sau 2 giây là về vĩ đạo thÔi. hàm lượng 0.2356kg+-3265324 - (binladen2)

lực hấp dẫn của hành tinh lớn hơn níu giữ hành tinh nhỏ hơn - (dgfgfg)

cái cốt là lực hấp diêm của trái đất giữ cho các sao bay quanh trái đất (như nguyên lý của vệ tinh nhân tạo), nhưng quỹ đạo của chúng thường k tròn mà là elip,...thì theo m nghĩ do cấu tạo và phân bố vật chất của mỗi hành tinh đó khác nhau và do những lực tác động từ các hành tinh khác. :D - (Lê Hoàng)

Cac ban co cong nhan la cai chay duoc, bay duoc, quay duoc deu can nang luong nhu xang hay dau. Vi du o to het xang co chay duoc khong ? Cung nhu the cac hanh tinh ma het nhien lieu thi cung dung lai. Nhung cac hanh tinh khac o to o choc tu no sinh ra nang luong nen no cu the dung va den khi het nhien lieu thi no cung dung thoi ma. Don gian. - (kien thuc.)

Hic, cái này trong vật lý cấp 3 có học mà bạn! Do lực hấp dẫn. - (Giang 83)

Hãy tìm đọc quyển "Sự tiến hóa của Vật lý" do Einstein viết, bạn sẽ tìm được câu trả lời và nhiều hơn nữa...
Thân. - (Geek vitinh)

theo mình nghĩ thì là do tác động của rất nhiều lực, nhưng chủ yếu là 2 lực quan trọng nhất tác động lớn nhất đó là lực hấp đẫn của mặt trời với trái đất và lực ly tâm... tạo ra sự cân bằng khi trái đất xoay quanh mặt trời... ngoài ra còn lực tác động của hành tinh khác lên trái đất, lực xoay tổng thể của thiên hà, ngân hà.... - (Hung Nghi)

Vì nó ở trong trạng thái cân bằng năng lượng. - (huynh tra)

Nguyên nhân là do 1 loại lực lạ"lực bất tòng tâm" gây lên - (Trocpro)

Cái chính là do các vệ tinh đều phải chịu một lực gọi là lực vạn vật hấp dẫn. Và mỗi hành tinh đều phải chịu một lực tâm của hệ nó ( ví dụ : Trái đất chịu tác động của hệ mặt trời ) . Trong khi các lúc hút và đẩy giữa các hành tinh ( hay các hệ ) được cân bằng thì các hành tinh này không bị trôi đi ra ngoài quỹ đạo của nó nữa mà nó chỉ đi theo một quỹ đạo có thể ( cố định ) . Bản thân các hệ cũng di chuyển theo một quỹ đạo khác nữa. Nói chung là rất phức tạp và khó hình dung. Và khi trong một hệ nào đó có một hành tinh bị phá vỡ thì các hành tinh còn lại sẽ duy chuyển theo một quỹ đạo khác vì mất sự cân bằng trong hệ đó. - (huynhngocchanhvn)

Nếu nói về việc quay của vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất, thì chuyển động của vệ tinh là kết quả của sự cân bằng giữa lực hấp dẫn hướng tâm của Trái đất với lực quán tính ly tâm khi vệ tinh được tên lửa đẩy phóng lên, nên nó sẽ bay mãi mà không rơi. Còn nếu là các hành tinh quay quanh Mặt trời, hay bất kể một vì sao nào thì lại là vấn đề khác - đó là kết quả bảo toàn mô men động lượng của chúng ngay từ lúc hình thành từ khí, bụi cùng với Mặt trời, hay ngôi sao trung tâm. - (Chích)

0