09/06/2018, 22:48

Có phải sét chỉ xuất hiện khi trời mưa không? - Câu hỏi hay

Lúc trời mưa giông hay sắp mưa thì sấm chớp thường sẽ kèm theo sét, nhưng vào một buổi tối trời không mưa, sấm chớp nhiều nhưng tôi không thấy sét. Vì sao vậy? (Tăng Thành Phú) Tại sao khi phóng ra, tia sét lại có hình cành cây ...

Lúc trời mưa giông hay sắp mưa thì sấm chớp thường sẽ kèm theo sét, nhưng vào một buổi tối trời không mưa, sấm chớp nhiều nhưng tôi không thấy sét. Vì sao vậy? (Tăng Thành Phú)

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

Cũng còn tùy là loại sét gì, nó mà sét tình thì đánh bất tử lắm. Nhà này có ông già 75 tuổi rồi mà còn bị sét đánh quay lơ giữa trời quang mây tạnh này. Sét đánh trúng ổng nhưng con cháu ngã ngửa cả đám :)) - (chuyên gia về sét)

 Sấm với sét chẳng qua cũng chỉ là sự phóng điện giữa những vật thể mang điện tích trái dấu! Tôi nói vật thể là để nói chung chung như vậy! Còn cụ thể: Sấm chính là sự phóng điện giữa các đám mây mang điện tích trái dấu, vì có thể nó ở trên cao nên bạn chỉ nghe được tiếng, nếu ở gần mặt đất hơn chút thì có thể thấy các vệt sáng trên bầu trời, đó cũng là tia sét. Còn sét theo nghĩa mình thường hiểu là phải đánh xuống đất, đó chỉ là sự phóng điện giữa đám mây và mặt đất! và nó ở gần mặt đất như vậy nên bạn sẽ thấy rõ ánh sáng, và âm thanh cũng rất lớn! Nếu ko tin bạn cứ cầm dây điện vào trong góc tối rồi chạm chúng vào nhau, âm thanh và ánh sáng của sét sẽ gấp hàng triệu lần của của cái việc chập điện đó! Đính chính thêm: ko cứ gì phải trời mưa mới có sấm sét, trời quang mây tạnh cũng có thể xuất hiện sét nhé (cái này mời bạn sang đồng cỏ châu phi hoặc amazon để kiểm chứng) - (teddy000001)

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h (22.000 mph) vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h (767 mph) trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 °C (54.000 °F) gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330 °C để làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite (thường nó có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất). Có khoảng 16 triệu cơn dông mỗi năm.

Sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện.

Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vần đề còn đang tranh luận: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu von. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
- (NDT)

Tạm thời gọi sấm là phóng điện giữa hai đám mây mang điện, còn sét là phóng điện giữa một đám mây mang điện phóng xuống đất. Nếu theo định nghĩa như cách gọi này thì câu hỏi của bạn là khi tối trời không mưa bạn không quan sát được sét? Nếu theo ý này thì do bạn không quan sát được sét hoặc không phân biệt được giữa sấm và sét! Chứ khi hình thành các đám mây mang điện thì xảy ra sấm và sét như nhau thôi. - (Anh Tuấn)

Ngày trước mình học môn Khoa học thường thức có nói:
- Sấm là hiện tượng khi hai đám mây mang điện lại gần nhau, điện từ đám mây nọ phóng sang đám mây kia sinh ra tia lửa lằng ngoằng (chớp), đồng thời có tiếng nổ ầm ầm (sấm).
- Sét là hiện tượng phóng điện xuống đất của đám mây mang điện tích lớn (từ 10^8 đến 10^9 vôn trở lên- vật lý cấp 3 thời tôi học có). - (Hoàng Bắc)

Mẹ em nói là ông Thiên Lôi đánh những ma quỷ ko chịu về cõi âm mà còn ở thế gian này .Nên chúng mới bị ông đánh cho banh xác,khỏi về cõi âm cho chừa tội. - (Hye Mi Cathy Nguyễn)

nước là vật dẫn điện nên khi trời mưa thì lúc này điện tích sẽ truyền qua mưa dễ dàng xuống đất => sét . không có mưa lúc này điện tích phóng qua không khí : giữa 2 đám mây gần hơn là từ mây xuống tới đất .vậy điện tích từ mây sẽ sang mây => sấm. đây là phóng điện nên điểm nào gần nhất thì điện sẽ phóng tới nơi đó . - (trân)

Sét không chỉ xuất hiện khi trời mưa mà ngay cả khi không khí bị ẩm. Lúc này oxy phản ứng với sắt thép tạo ra sét. - (linh ngo phuong)

Sét còn xuất hiện khi núi lửa phun trào tro nóng ra ngoài nữa vì đám tro bụi trong lòng núi lửa và khí quyển bên ngoài có điện tích trái dấu nên cũng xảy ra sự phóng điện tạo ra sấm sét như trong mưa giông. Thân - (Lý)

Set gi cung nguy hiem, lam suy sụp tinh than - (vuongtran)

0