23/05/2018, 15:15

Quá trình ấp trứng đà điểu

cũng như ấp trứng gà, gồm có ấp tự nhiên là đà điểu bố mẹ ấp và ấp nhân tạo sử dụng máy ấp trứng. Ấp tự nhiên Khi đà điểu tự ấp trứng thì con đực và con cái chính sẽ thay nhau ấp. Con đực ấp trứng suốt đêm (khoảng 2 phần 3 thời gian cả ngày lẫn đêm). Con cái chính ấp thay con đực vào lúc ...

cũng như ấp trứng gà, gồm có ấp tự nhiên là đà điểu bố mẹ ấp và ấp nhân tạo sử dụng máy ấp trứng.

Ấp tự nhiên

Khi đà điểu tự ấp trứng thì con đực và con cái chính sẽ thay nhau ấp. Con đực ấp trứng suốt đêm (khoảng 2 phần 3 thời gian cả ngày lẫn đêm). Con cái chính ấp thay con đực vào lúc sau khi trời sáng được từ hai tới ba giờ và rơi khỏi ổ trước lúc trời tối từ một tới hai giờ. Rất hiếm khi ổ trứng không được ấp. Việc thay ca ấp thường rất nhanh và ít khi cả hai con cùng có mặt ở ổ. Sau thời gian ấp trứng, màu đỏ tươi ở cổ con đực giảm đi so với lúc đang thời kỳ sinh sản. Đồng thời khi đó, con đực rất ít khi có quan hệ với các con cái. Đôi khi các con đực mới trưởng thành không chịu ấp trứng nhưng sau vài ngày ấp không đều đặn, chúng sẽ chịu ấp một cách nghiêm túc.

Nhiệt độ của quả trứng ở giữa ổ ấp theo cách tự nhiên được duy trì ở 34 – 36ºC và độ ẩm của ổ khoảng 42 phần trăm. Có thể xác định được nhiệt độ này bằng cách dùng một quả trứng giả bằng thủy tinh có bộ ghi nhiệt ở bên trong, đặt vào giữa ổ ấp của đà điểu. Kết quả cho thấy, ở nhiều ổ, những quả trứng ở giữa ổ có khả năng nở ở mức cao nhất là 100 phần trăm. Con đực thường nôn nóng và tự mình đảo trứng cho tới khi trứng nở.

Con cái chính có thể nhận ra được những quả trứng do nó đẻ ra và nếu trong ổ có nhiều trứng quá thì nó sẽ hất những quả không phải của nó ra ngoài. Những quả trứng “thừa ra” này rất dễ nhìn thấy vì chúng lăn ra xung quanh ổ từ 1 đến 2m. Trong khi ấp, đà điểu thường xuyên đảo trứng từ giữa ở ra phía ngoài và từ ngoài vào giữa ổ. Bằng cách đảo trứng này, con đà điểu có thể biết được những quả trứng nào có khả năng nở, những quả trứng nào đã bị chết phôi và khi nhận ra điều đó nó sẽ đẩy quả trứng giả ra khỏi ổ sau một hoặc hai ngày ấp. Điều này giải thích được tại sao việc ấp theo cách tự nhiên lại đạt được tỷ lệ nở rất cao. Không cần phải nói cũng thấy được rằng không phải những quả trứng bị đẩy ra khỏi ổ luôn có thể nở được.

Ấp nhân tạo

Để ấp trứng nhân tạo, người ta cố gắng bắt chước tạo ra tất cả các điều kiện giống như khi ấp trứng tự nhiên. Việc ấp trứng nhân tạo đã có từ nhiều năm trước, nhưng ngày nay với sự hiểu biết nhiều hơn về quá trình ấp trứng tự nhiên, người ta đã tìm ra được những yếu tố góp phần vào sự thành công hay thất bại của quá trình ấp (tỷ lệ con nở ra cao hay thấp). Thời gian ấp trứng đà điểu từ 42 đến 45 ngày tuy phương pháp ấp để có thể nở thành con non không hoàn toàn đơn giản. Môi trường ấp, cách xếp và đảo trứng đóng một vai trò rất quan trọng.

+ Nhiệt độ ấp

Để quá trình ấp đạt kết quả tốt thì việc duy trì nhiệt độ tối ưu là quan trọng nhất. Phôi có thể phát triển ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu nhưng chỉ ở gần mức nhiệt độ ấp.

Dưới các điều kiện tự nhiên và trong các thiết bị ấp không có quạt gió (nhiệt độ phả từ trên xuống) thì nhiệt độ ở phía trên của trứng là cao nhất và giảm dần xuống phía dưới. Khi đó, nhiệt độ tối ưu ở phía trên của trứng là khoảng 38 – 38,5°c. Với các tủ ấp có quạt gió thì nhiệt độ được phân bố xung quanh trứng đều hơn nên nhiệt độ tối ưu ở khoảng giữa các khay trứng ấp là khoảng 35,9 – 36, 5°c. Đây là khoảng giới hạn nhiệt độ nhỏ mà trong đó phôi sẽ phát triển tốt nhất. Vào giai đoạn cuối của thời gian ấp, khi các con non ở trong trứng tự sinh ra nhiệt thì có thể giảm bớt nhiệt độ ấp xuống 0, 7oC (giảm nhiệt độ ấp vào khoảng bốn ngày trước khi trứng nở).

Trong vài ngày đầu khi mới ấp, những thay đổi nhỏ về nhiệt độ cũng rất có hại cho phôi. Trong khi đó, ở giai đoạn ấp cuối thì những thay đổi về nhiệt độ lại chỉ ảnh hưởng ít hơn hoặc không ảnh hưởng gì tới con non, trừ thời gian ấp có thay đổi. Nhiệt độ ấp thay đổi thường không gây thiệt hại về thời gian nhưng tỷ lệ chết sau này sẽ cao. Nếu nhiệt độ ấp quá cao thì có thể trứng sẽ bị hỏng rất nhiều. Ớ nhiệt độ này phôi vẫn có thể phát triển nhưng một số phôi sẽ bị chết, sau ba tới bốn ngày. Những quả trứng bị chết phôi này, khi soi bằng nến có thể thấy rất rõ là chúng có vòng máu đặc trưng xung quanh lòng đỏ. Còn nếu nhiệt độ ấp thấp thì sẽ chỉ làm chậm quá trình ấp. Mặt khác, nếu nhiệt độ ấp qua thấp có thể sẽ ngăn cản hoàn toàn quá trình phát triển của phôi (làm phôi ngừng phát triển).

Với thời gian ấp dài giống như khi ấp tự nhiên, kết quả của việc ấp nhân tạo có tốt hay không đều bị phụ thuộc vào mức độ thay đổi nhiệt độ, vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa mặt trên và mặt dưới của trứng. Điều này có thể gây tác động tích cực trong mô hình thiết kế của tủ ấp không trang bị quạt gió, trong khi lại tạo nên nguyên lý cơ bản thiếu rõ ràng ở các tủ ấp quạt gió có tính năng hoàn hảo.

+ Độ ẩm trong quá trình ấp

Nhiệt độ ấp tối ưu không cố định mà thay đổi theo độ ẩm của không khí. Vỏ trứng có nhiều lỗ hở vì phôi cần phải hô hấp để phát triển (chẳng hạn, quá trình phôi hút lấy oxy và thải ra khí cacbonic). Quá trình trao đổi khí qua vỏ trứng xảy ra bằng cách khuếch tán qua các lỗ hở. Tuy nhiên, vì có các lỗ trên vở nên trứng sau khi đẻ sẽ liên tục bị giảm khối lượng do nước ở trong trứng có thể bay hơi qua các lỗ đó. Khối lượng của trứng giảm đi trong quá trình ấp được coi như lượng nước mất đi, vì quá trình trao đổi khi do phổi hô hấp không có liên quan gì đến sự thay đổi khối lượng của trứng. Khối lượng hao hụt của trứng đà điểu (nặng cơ 1500 g) trong quá trình ấpKhối lượng hao hụt của trứng đà điểu (nặng cơ 1500 g) trong quá trình ấp

Hàm lượng nước vốn có trong trứng rất cần thiết để phôi phát triển tốt và để tạo ra con non có vóc dáng bình thường. Để đạt được điều này thì tỷ lệ hao hụt của trứng tươi vào ngày ấp thứ 38 phải ở mức từ 13-14 phần trăm. Một quả trứng nặng 1500 g vào ngày bắt đầu ấp, trung bình sẽ hao hụt mất 210 g vào ngày ấp thứ 38 (hao mất 38,7g một tuần). Hình dưới là một đồ thị đơn giản biểu thị tỷ lệ hao hụt của trứng đà điểu vào ngày ấp thứ 38. Nếu tỷ lệ hao hụt cao thì trứng bị khô đi quá nhanh và con non khi nở ra sẽ nhỏ hơn bình thường. Ngược lại, nếu lượng nước bay hơi không nhanh thì con non sẽ to hơn bình thường. Trong trường hợp phôi bị yếu đi thì sẽ làm giảm khả năng nở của trứng hoặc nở ra con non không đạt yêu cầu. Để kiểm soát được tỷ lệ hao hụt của trứng thì cần phải kiểm tra hàm lượng hơi nước (hàm ẩm) ở xung quanh trứng vì nó phụ thuộc vào tốc độ bay hơi nước của trứng. Trong các giai đoạn đầu của quá trình ấp, nếu hàm ẩm quá thấp sẽ làm cho thể tích trứng bên trong co lại và như thế phôi sẽ không thể lấy được canxi từ vỏ trứng để phát triển xương. Ngoài ra, thận sẽ không có đủ nước để bài tiết các chất thải. Hầu hết các con non sẽ chết vào lúc chúng bắt đầu thở bằng phôi. Hàm ẩm quá cao sẽ tạo ra các túi không khí nhỏ, khối lượng của lòng trắng nhiều thêm và con non nở ra sẽ yếu. Nhiều quả trứng sẽ không thể nở được và khi ấp gần xong, nếu đập những quả đó ra sẽ thấy lượng lòng trắng dư thừa đó chảy ra.ap trung da dieu

Trứng đà điểu cần hàm ẩm tương đổi (RH) thấp hơn nhiều so với trứng gà vào giai đoạn bắt đầu ấp. Khác với hầu hết các loại vở trứng khác (loại có các lỗ trên vở trứng không phân nhánh và có hình dáng giống như cái phễu), vỏ trứng đà điểu có các lỗ được chia thành nhiều nhành tỏa rộng dọc theo quả trứng. Ở những chỗ lõm trên bề mặt phía ngoài của vỏ trứng, các nhánh lỗ tập trung thành đám. Cấu trúc này rất giống cấu trúc vỏ trứng của loài chim voi đã tuyệt chủng, chỉ có điều các nhánh không tỏa rộng như trứng đà điểu. Chính vì các lỗ trên vở trứng đà điểu phân thành nhiều nhánh ngoằn ngèo nên trứng khó bị mất nước hơn. Do đó trong quá trình ấp trứng đã điểu cần độ ẩm thấp hơn nhiều do với các loại trứng khác. Ở 36°c, tỷ lệ nở của trứng đà điểu sẽ đạt được mức khá cao với hàm ẩm tương đối là 15-25 phần trăm.

Các đặc tính của vỏ trứng là do con đà điểu mẹ tạo ra. Khi gặp điều kiện môi trường thay đổi, con đà điểu mẹ sẽ có thể thay đổi các đặc tính của vở trứng rất nhanh (khoảng từ 7 đến 10 ngày). Nếu trứng được chuyển đến ấp ở những vùng núi cao thì cần điều chỉnh lại điều kiện ấp một chút để cho tốc độ bay hơi nước của trứng tăng lên (vì độ ẩm không khí ở những vùng núi cao thường rất thấp) và làm áp suất không khí giảm xuống. Ở độ cao 2000m, cần phải tăng độ ẩm tương đối lên 3 phần trăm và tăng nhiệt độ thêm 0,8°C so với điều kiện ấp tối ưu bình thường. Trong quá trình ấp, việc bổ sung oxy vào tủ ấp là rất cần thiết để duy trì khả năng nâng cao của trứng.

+ Thông gió (lưu thông khí)

Sự thông gió và lưu thông khí trong tủ ấp kém có

thể dẫn tới nhiệt độ và độ ẩm phân phổi không đều, lượng khí cacbonic thải ra quá nhiều và lượng oxy cung cấp không đủ cho phôi phát triển. Như thế sẽ làm cho khả năng nở của trứng kém đi, Phôi thường có thể vẫn phát triển được trong điều kiện oxy giảm tói 18 phần trăm. Tuy nhiên, nếu lượng oxy giảm xuống dưới 18 phần trăm thì cứ một phần trăm oxy giảm đi sẽ làm giảm 4-5 phần trăm khả năng nở theo dự tính của trứng, Nồng độ khí cacbonic trong tủ ấp cao sẽ rất có hại.

+ Cách ấp và đảo trứng

Cách xếp và đảo trứng là các yếu tố rất quan trọng trong phương pháp ấp nhân tạo. Phần lòng đỏ tiếp xúc với tế bào phôi thường nhẹ hơn phần kia nên trong mọi lúc, phần này luôn có xu hướng nổi lên trên. Mọi sự dao động của trứng đều làm cho phôi có xu hướng đi vào trong để tiếp xúc với các chất dinh dưỡng mới. Điều này rất quan trọng khi phôi chưa có các mạch máu để lấy các chất dinh dưỡng từ trứng. Vì thế, nếu không đảo trứng có thể sẽ làm cho phôi bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy vào thời điểm quán trọng trong quá trình phát triển.

Nói chung, vì lòng đỏ nhẹ hơn lòng trắng của trứng (do hàm lượng lipit cao), nên lòng đỏ luôn có xu hướng nổi lên trên mặt quả trứng. Trong trứng có các dây chằng để giữ cho lòng đỏ nổi lên từ từ. Nếu không thường xuyên đảo trứng thì phôi sẽ chạm và lớp màng của vở trứng và dính vào đó. Điều này có thể gây nguy hiểm cho phôi vì nó cản trở không cho phôi di chuyển vào bên trong.

Phôi chiếm một vị trí quyết định trong mỗi giai đoạn ấp. Công việc đảo trứng rất cần thiết để giúp phôi di chuyển trong trứng. Nếu không đảo trứng thì phôi sẽ nằm nguyên ở vị trí không thích hợp và trong nhiều trường hợp trứng sẽ không nở thành con non trong thời gian ấp.

Khi ấp tự nhiên, con đà điểu bố hoặc mẹ đảo trứng trung bình 20-30 phút một lần (chẳng hạn trong 24 giờ, đảo từ 48-72 lần). Khi ấp nhân tạo, cần phải xếp trứng sao cho đầu to của trứng ở phía trên. Nếu làm bằng phương pháp thủ công thì ít nhất mỗi ngày phải đảo trứng ba lần (hoặc đảo nhiều hơn nếu có thể, nhưng số lần đảo phải là số lẻ, chẳng hạn như 5 lần, 7 lần, 9 lần v.v…). Còn nếu làm bằng máy thì từ hai đến ba giờ đảo một lần. Vào ngày ấp thứ 38 thì không được đảo trứng nữa. Sau đó, chuyển trứng vào các khay nở.

Các yếu tố khác ảnh hưởng tới khả năng nở của trứng

Để phôi phát triển tốt và có thể trở thành con non thì trứng phải có đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của phôi trong khi ấp. Chế độ ăn hàng ngày của con đà điểu mẹ không đầy đủ thì sẽ làm cho phôi phát triển kém hoặc có thể làm chết phôi.

Con đà điểu mẹ yếu hoặc có bệnh tật thì khả năng nở dự tính của trứng sẽ kém. Một phần do ảnh hưởng từ tình trạng sức khỏe chung của con đà điểu mẹ, bệnh tật của con mẹ cũng có thể làm cho các chất dinh dưỡng cần thiết không chuyển sang trứng được. Những con bị nhiễm vi khuẩn và virút chắc chắn sẽ làm cho trứng có khả năng kém ngay cả khi chúng đã bình phục. Các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh pullorum và những bệnh rối loạn do ngộ độc gây ra đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng nở của trứng. Ngoài ra, dưới các điều kiện thích hợp, các loại vi khuẩn (thuộc nhóm coli-erogenous) ở đường tiêu hóa và dạ con đà điểu mẹ có thế chui qua các lỗ trên vở trứng vào trong lòng đỏ và trở thành tác nhân làm chết phôi, đặc biệt là trong hai ngày ấp đầu tiên.

Quá trình nở con

Thường thường, vào ngày ấp thứ 38 trứng được chuyển sang các khay nở con trong ngăn tủ ấp hoặc các tủ nở con riêng. Con non, trước khi nở 24 giờ sẽ lấy các chất dinh dưỡng từ lòng đỏ trứng tích lại để có năng lượng dự trữ cho vài ngày đầu tiên sau khi nở. Vì còn lòng đỏ này mà có thể vận chuyển con non trong vài ngày đầu tiên không cần phải cho ăn uống.

Khi bắt đầu nở theo phản xạ tự nhiên đầu của con non giật mạnh và chúng bắt đầu thở bằng phổi. Quá trình nở này được gọi là “quá trình đột phá bên trong” có thể nhìn thấy mở của con non bằng cách soi trứng. Khi bát đầu hô hấp bằng phổi, con non sẽ hít được nhiều oxy hơn vì thế nó hoạt động nhiều hơn và có thể dùng mở khoét thành một cái lỗ nhỏ trên vỏ trứng. Bước đầu tiên trong quá trình mổ vỏ được gọi là “quá trình đột phá ra ngoài”.

Bước đầu tiên này cần có sự trợ giúp của sức mạnh cơ bắp ở đầu. Sau đó, con non đạp chân vào thành vỏ và quay xung quanh quả trứng rồi dùng mỏ mổ vỡ vở trứng. Cuối cùng, phần vở trứng phía trên từ từ vỡ ra và con non hiện ra. Ngay khi bắt đầu ấp tới giai đoạn “đột phá ra ngoài” thì cần tăng độ ẩm lên từ 3-5 phần trăm vì như thế con non mới có thể quay dễ dàng bên trong quả trứng.

Những con non mới nở phải được để ở trong tủ nở con (thường là để 24 giờ) chữ tới khi lông khô hoàn toàn mới đưa ra ngoài. Nhiều người chăn nuôi đà điểu thường giúp con non mổ vỏ và chui ra khỏi vỏ trứng quá sớm. Cần phải tránh làm điều này vì các con non nở ra sẽ yếu, dễ bị viêm nhiễm và thường sẽ không sống được.

0