Hình thành ngành thụ tinh nhân tạo cho heo
Định nghĩa thụ tinh nhân tạo cho heo Thụ tinh nhân tạo cho heo là một qui trình từ việc lấy tinh con đực đem xét nghiệm, pha chế, bảo quản, rồi đem bơm vào đường sinh dục nhiều con cái, có sự tham gia kỷ thuật khéo léo của con người. Vào đầu thế kỷ XX, được thử nghiệm trên chó (Heape – Anh; ...
Định nghĩa thụ tinh nhân tạo cho heo
Thụ tinh nhân tạo cho heo là một qui trình từ việc lấy tinh con đực đem xét nghiệm, pha chế, bảo quản, rồi đem bơm vào đường sinh dục nhiều con cái, có sự tham gia kỷ thuật khéo léo của con người.
Vào đầu thế kỷ XX, được thử nghiệm trên chó (Heape – Anh; Millosis – Mỹ, Thampson – Áo). Từ đó được áp dụng cho nhiều loại gia súc như cừu, bò, heo, sau cùng là gà, vịt, thỏ…
Đặc biệt trên heo được nghiên cứu từ năm 1931 (Mokenzic – Liên Xô); Millovanov (1932); Ridalfo (1943), xác định các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng tinh dịch và các chi tiêu sinh hóa, để có cơ sở cho việc pha loãng với môi trường mới và đưa ra phương pháp bảo quan tinh dịch được lâu dài hơn.
Ở nước ta, được sự giúp đỡ và huấn luyện của chuyên gia Liên Xô vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60.
Ở miền Nam, được thực nghiệm từ khoảng năm 1961 do chuyên gia Đài Loan, Hoa Kỳ đào tạo. Lúc khởi đầu sự Thụ tinh nhân tạo cho heo chưa hoàn chỉnh, nên đã làm thất vọng nhiều nhà chăn nuôi. Thụ tinh nhân tạo
Qua thời gian dài đào tạo, học tập, thực hành, các cán bộ kỹ thuật đã có tay nghề cao, ngày càng được sự tín nhiệm của các chủ nuôi heo sinh sản.
Ích lợi của Thụ tinh nhân tạo cho heo
Việc thụ tinh nhân tạo cho heo có rất nhiều ưu điểm:
-Đỡ tốn công di chuyển heo đực giống.
-Tránh sự mất sức của heo đực.
-Cắt đứt sự lây bệnh của con cái khác lây cho con đực, rồi con đực truyền cho các con cái sau này.
-Tinh dịch được kiểm tra về số lượng lẫn chất lượng, phát hiện tinh trùng kỳ hình, sự nhiễm bệnh ở con đực.
-Thụ tinh đồng loạt cho nhiều con cái, tạo điều kiện cho nghiên cứu môn di truyền học.
-Đỡ tốn kém do nuôi quá nhiều đực giống.
-Khắc phục được giữa đực giống quá lớn (300-400kg) với con cái nhỏ hơn (120kg).
-Tinh dịch được bảo quản nhiều ngày ở nhiệt độ từ 5-17C, hoặc chuyển đi xa.
-Kéo dài thời gian khai thác đực giống.
-Lợi nhuận thu được nhiều hơn so với Heo đực đi phối giống trực tiếp.
Thí dụ: Một heo đực phối trực tiếp sẽ đáp ứng 150 con heo cái/năm.
Trong khi đó phôi giống nhân tạo sẽ đáp ứng khoảng 400 con heo cái/năm.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn gặp một ít khó khăn.
- Kỹ thuật lấy tinh heo đòi hỏi phải có tay nghề chuyên môn.
- Dung dịch môi trường bảo quản tinh dịch có giá thành tương đối
- Cần phải biết nhận định thời điểm chính xác để Thụ tinh nhân tạo cho heo…