23/05/2018, 15:15

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đà điểu

Khả năng sinh sản chiếm một vị trí lớn trong chăn nuôi để kinh doanh trên qui mô lớn hay nhỏ. Số lượng đà điểu non nở ra từ một số lượng trứng đem ấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của đàn đà điểu sinh sản với các điều kiện bảo quản cũng như điều kiện . Tỷ lệ trứng không nở thành con của đà điểu ...

Khả năng sinh sản chiếm một vị trí lớn trong chăn nuôi để kinh doanh trên qui mô lớn hay nhỏ. Số lượng đà điểu non nở ra từ một số lượng trứng đem ấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của đàn đà điểu sinh sản với các điều kiện bảo quản cũng như điều kiện . Tỷ lệ trứng không nở thành con của đà điểu đang sinh sản rất cao so với hầu hết các loài chim được nuôi. Hiện nay, tỷ lệ trứng không nở trung bình ở Mỹ là 42%; ở châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn một chút. Tỷ lệ trứng không nở cao cũng có nghĩa là sẽ bị thiệt hại lớn trong giá trị kình doanh thị trường hiện nay.

Trong hầu hết các đàn đều có thể có tỷ lệ những quả trứng không thể nở thành con được. Để biết khả năng không nở người ta dùng nến để soi trứng (không làm vỡ trứng). Khi soi bằng nến, những quả không có khả năng nở sẽ hiện ra rất rõ, (chúng không có tế bào phôi đang sống). Soi trứng bằng nến tốt nhất là khi đã ấp được 14 ngày. Việc phân biệt giữa những quả không có khả năng nở (không có tế bào phôi đang sống) với những quả có phôi đã chết (những quả có phôi nhưng đã chết) rất quan trọng. Để làm được điều này, cần phải soi trứng vào lúc sớm nhất sau khi ấp trứng. Do đó, tốt nhất là soi trứng một lần vào ngày thứ 6 hoặc thứ 7 sau khi ấp và sau đó soi lại lần nữa vào ngày ấp thứ 14. Nếu soi nến không được, đặc biệt là không thể nhìn rõ bên trong những quả có vở dày thì sau đó toàn bộ những quả không nở được sau khi ấp xong phải được đập ra, kiểm tra kỹ và phân loại để có kinh nghiệm. Những nguyên nhân làm cho trứng không nở thành con có thể do một hoặc nhều các yếu tố sau đây:

Tỷ lệ giữa con đực và con cái

Mặc dù tỷ lệ một con đực trên một con cái (1:1) trước đây được coi là tạo khả năng nở của trứng cao nhất nhưng tỷ lệ phù hợp lại là một vấn đề khác. Việc giao phối không thích hợp đôi khi cũng là do chúng không được lựa chọn bạn tình của mình. Tuy nhiên, trong chăn nuôi để kinh doanh thì thường chúng không được tự do giao phối. Ngươi chăn nuôi phải đầu tư thêm thời gian để theo dõi sau khi chúng cặp đôi với nhau (nên thường xuyên quan sát từng cử chỉ và sự cặp đôi phù hợp của chúng).

Tỷ lệ con đực trên con cái từ 1:2 đến 1:4 có vẻ rất phù hợp để tỷ lệ trứng có khả năng nở cao. Tỷ lệ một con đực với 5 con cái trở lên thì sẽ không phù hợp vì con đực không thể giao phối được với tất cả các con cái và sẽ dẫn tới kết quả ngược lại tức là số lượng trứng không nở được lại cao hơn.

Phương pháp giao phối

Nếu không tính tới tỷ lệ con đực trên con cái thì phương pháp cho giao phối có thể gây ảnh hưởng tới mức độ nở của trứng. Các phương pháp giao phối có thể được chia thành hai loại, tùy thuộc vào số lượng con đực trong mỗi bãi sinh sản.

-Phương pháp giao phối đơn, áp dụng ở chỗ chỉ có một con đực.

-Phương pháp giao phối đa, áp dụng ở nơi có từ hai con đực trong một bãi sinh sản trở lên.

Phương pháp giao phôi đơn rất có lợi nếu lưu giữ được các số liệu về sinh sản để sau này bán những con đực hoặc nguyên cả nhóm (ví dụ như nhóm ba, gồm một con đực với hai con cái). Khi dùng phương pháp giao phối này thì sẽ xảy ra một vấn đề gây gia tăng và dẫn tới làm giảm khả năng nở các trứng được gọi là “sự giao phôi có ưu tiên”. Đó là xu hướng con đực thường xuyên giao phối nhiều hơn một số con cái nào đó trong nhóm sinh sản (nhất là khi có sự lựa chọn lớn) hoặc khi con cái không chịu cho giao phối. Nếu phương pháp này được chọn dùng và nếu theo dõi thấy có tình trạng “giao phối ưu tiên” thi khi đó phải luân phiên thay con đực (mặc dù việc thay đổi con đực này có thể gây ra tâm trạng căng thẳng cho đà điểu và có thể ngừng đẻ trứng trong một thời gian).

Phương pháp giao phối đa được khuyên dùng để tránh các vấn đề trên. Các con cái sẽ đi lững thững vòng quanh khu vực của mỗi con đực và như thế sẽ có cơ hội giao phối nhiều hơn. Một điều nên nhớ là những con đà điểu rất hiếu chiến và thường hay đánh nhau ít nhất là cho tới khi định rõ được lãnh địa của mỗi con (không có đường biên giới giữa các lãnh địa của con đực nhưng chúng có thể nhận ra các ranh giới này). Để quá nhiều con đực trong cùng một đàn có thể sẽ làm chúng sẽ đánh lẫn nhau và sau đó hậu quả sẽ là làm giảm khả năng sinh sản. Tùy theo kích thước của bãi sinh sản mà dùng từ ba tới bốn con đực trong một bãi. Tuy nhiên, có thể tăng thêm số con đực ở những bãi rất rộng. khả năng sinh sản của đà điểukhả năng sinh sản của đà điểu

Độ tuổi sinh sản của đà điểu

Cũng giống như sản lượng trứng, độ tuổi của đà điểu có ảnh hưởng tới tỷ lệ nở của trứng. Những con đực còn rất non, mặc dù trông có vẻ đã sinh sản tốt lại thường không giao phối được thành công và thường xuyên.

Vì bắt đầu sinh sản sớm hơn nên mùa sinh sản của đà điểu kéo dãi từ 6 tới 8 tháng mỗi năm và cách căn thời gian cho sinh sản phụ thuộc vào khí hậu giữa bán cầu Bắc và Nam. Những quả trứng không có khả năng nở thường là những quả đẻ lúc đầu mùa sinh sản vì khi đó các con cái đẻ rất sớm hơn trước khi con đực sinh ra tinh trùng đủ khả năng thụ tinh, từ 7 đến 14 ngày. Trong mỗi mùa sinh sản, khả năng sinh sản sẽ tăng lên tới mức độ tôi đa ở khoảng giữa của mỗi lứa tuổi, sau đó lại giảm dần. Số lượng trứng không nở được trong lứa tuổi đẻ cuối cùng cao hơn sô, lượng trứng không nở trong lứa đẻ trước của mùa sinh sản đó. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng nở của trứng trong cả mùa sẽ tăng lên khi đà điểu trưởng thành hơn. Khả năng sinh sản này tiếp tục tăng cho tới khi đạt mức ổn định và giữ nguyên ở mức này trong một số năm rồi sau đó giảm dần. Sự giảm sút này chủ yếu là do thể lực yếu đi; nhu cầu giao phối thường xuyên giảm và lượng tinh dịch trong mỗi lần giao phôi cũng giảm dần theo năm tháng.

Với các phương pháp chăn nuôi, khả năng sinh sản của chúng đạt tối mức cao nhất là vào khoảng từ mùa sinh sản thứ 5 đến mùa thứ 20.

Các yếu tố về di truyền

Khả năng sinh sản vốn có giữa các giống đà điểu và các giống lai khác nhau rất lớn. Cũng như gà nuôi, khả năng sản xuất tinh dịch của đà điểu có thể là do di truyền. Từ một số bản báo cáo cồng bố về lĩnh vực này cho thấy những con đực của các giống đà điểu “cổ đỏ” (các giống đà điểu Bắc và Đông Phi) thường có khả năng về sinh dục, hiếu chiến và nổi trội hơn một chút. Trứng của các giống này có khả năng nở cao hơn một chút và con đực có thể giao phối với nhiều con cái hơn so với các giống đà điểu Somali hoặc Nam Phi. Đáng tiếc là không có sự so sánh về chất lượng tinh dịch giữa các giống đà điểu.

Dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng cung cấp cho đà điểu đang lớn và đã trưởng thành là yếu tố rất quan trọng để đạt được hiệu quả về sinh sản cao nhất. Thức ăn bị thiếu về sổ lượng hay chất lượng đều có thể gây ảnh hưởng không tốt cho khả năng sinh sản. Nếu bỏ đói trong 6 ngày có thể làm cho quá trình sản xuất tinh dịch của con đực giảm sút vì nó không tiết ra đủ lượng hormon sinh dục cần thiết. Khi lượng thức ăn hàng ngày thiếu ít, con đà điểu cái có thể tạo ra hầu như toàn bộ số trứng của nó trong mùa sinh sản nhưng con đực thì không thể tạo ra được lượng tinh dịch cần thiết để thụ tinh cho tất cả lượng trứng đó.

Canxi có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của các cơ quan sinh dục, đặc biệt là đối với con cái. Trong chế độ ăn hàng ngày của con đực bắt buộc phải chứa từ 3 đến 4% canxi, chủ yếu là vào thời kỳ dự định thụ tinh cho các con cái. Canxi có thể cản trở khả năng hấp thụ một số thành phần trong thức ăn hàng ngày của đường tiêu hóa, đặc biệt là kẽm. Nếu thiếu nguyên tố vi lượng này có thể làm chậm quá trình phát triển của tinh hoàn. Ngay khi hết mùa sinh sản, nên nhốt riêng các con đực và cho ăn với chế độ hàng ngày ít canxi cho tới khi vào mùa sinh sản tiếp theo. Những con đực chưa trưởng thành cũng phải cho ăn riêng cho tới khi chúng bắt đầu có các dấu hiệu muốn đạp mái và trước khi chúng được nhốt lẫn với các con cái. Cách làm này sẽ đảm bảo cho sự phát triển hoặc tái tạo của các tinh hoàn được tiến triển bình thường.

Sự thiếu các vitamin A, E và Selen cũng có mối liên quan tới mức độ không nở của trứng.

Sức khỏe

Rõ ràng là một con vật trông ốm yếu sẽ không cho khả năng sinh sản tốt. Tình trạng ốm yếu có thể do các ký sinh trùng bên trong cơ thể gây ra, ví dụ như giun. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng không có khả năng sinh sản. Giun ký sinh có thể làm cho đà điểu suy nhược vì chúng ăn bớt chất dinh dưỡng của đà điểu, nhưng nguyên nhân thứ hai ở đây phần lớn là do thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Những con nhìn thoáng qua có vẻ là sức khỏe tốt và có khả năng sinh sản tốt, có thể bị một số bệnh mạn tính tiềm ẩn, khiến khả năng sinh sản kém. Bệnh lao, bệnh nấm aspergillosis và bệnh nấm coccidiosis của loài chim thường phổ biến ở nơi nuôi nhốt tới vài năm một số loài đà điểu. Bệnh nấm Mycoplasmosis thường có ảnh hưởng không tốt tới khả năng sinh sản.

Chân, cánh hoặc đầu của đà điểu bị thương cũng có thể làm cho chúng giao phối không được tốt và như thế sẽ ảnh hưởng tới khả năng nở của trứng.

Như đã giải thích ở đây, bộ lông của con đực có màu đen là do không có hormon oestrogen tiết ra từ buồng trứng. Một con đực trưởng thành có bộ lông màu đen hoàn toàn mang tính dục như một con cái sẽ không sinh sản và có thể có một hoặc cả hai buồng trứng hay tinh hoàn không hoạt động. Những nguyên nhân về mặt cơ thể làm mất đi khả năng sinh sản là dương vật của con đực có cấu tạo không bình thường làm cho chúng không giao phối được. Thỉnh thoảng có thể nhìn thấy dương vật của con đực thò ra ngoài trong mùa sinh sản vào những lúc thời tiết khắc nghiệt. Nếu cứ để như vậy sẽ có hại cho dương vật của chúng.

Thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo (AI) là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để cải thiện gien di truyền của các loài động vật. Các phương pháp thụ tinh đã được triển khai cho trâu bò, cừu, dê, lợn, ngựa, chó, gia cầm, các loài khỉ, vượn cùng nhiều loại động vật và côn trùng hiện vẫn đang được thử nghiệm, về cơ bản, việc thụ tinh nhân tạo gồm các bước sau: lấy tinh dịch, đánh giá chất lượng tinh dịch, bảo quản và pha loãng tinh dịch, cuối cùng là thụ tinh cho con cái. Một số thử nghiệm đang được thực hiện tại Mỹ để tìm ra một phương pháp thụ tinh nhân tạo có hiệu quả hơn cho đà điểu. Dù chỉ mới có một số thử nghiệm trước khi đưa ra một phương pháp thụ tinh nhân tạo tối ưu nhưng đã rất có lợi cho ngành công nghiệp chăn nuôi đà điểu.

Các yếu tô về môi trường

Hầu hết các loài chim được kích thích sinh sản bằng cách thay đổi độ dài của ngày (thời gian chiếu sáng). Đối với đà điểu cũng vậy. Khi tăng thời gian chiếu sáng ban ngày, toàn bộ quá trình chuyển hóa sinh học của đà điểu (cả con đực và con cái) cũng sẽ thay đổi (tăng lên) để tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết sẵn sàng cho quá trình hình thành tinh dịch hoặc trứng. Việc cung cấp ánh sáng có thể thúc đẩy quá trình phát triển về sinh dạc, kéo dài mùa sinh sản và cải thiện khả năng sinh sản của đà điểu.

Nhiệt độ môi trường khắc nghiệt (cao) và lượng mưa lớn cũng gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng ăn uống và làm cho đà điểu giao phối không thường xuyên. Những đường dây điện cao thế, các loài thú ăn thịt lớn và tiếng động của các loại máy móc phục vụ nông nghiệp (chẳng hạn máy cày, máy giặt lúa v.v…) cũng làm giảm hoạt động sinh sản bình thường. Nhốt đà điểu quá đông trong bãi sinh sản cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản do không có đủ khoảng trống cần thiết để chúng ve vãn và giao phối thoải mái.

Bãi sinh sản

Nói chung, nếu bãi sinh sản rộng thì tốt hơn. Tuy nhiên, với một diện tích rộng đương nhiên là phải tốn kém hơn nên người ta thường phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định xem quây bãi sinh sản to hay nhỏ. Tổ chức bảo vệ động vật của Hoàng gia Anh khuyến cáo không nhốt quá 12 con đà điểu trưởng thành trong một mẫu (khoảng 0,4 ha). Con số này là giới hạn nhưng không nhất thiết là con số tối ưu. Đà điểu là loài vật thích quang cảnh thoáng đãng và khu vực sinh sản rộng. Đương nhiên, với những con đà điểu nuôi thì không thể có những khu đất rộng thoải mái (trừ giá đất rất rẻ). Tuy nhiên, bãi quây cũng phải có đủ chỗ để chúng tìm kiếm thức ăn, đi lại, chạy nhảy và ve vãn giao phối khi chúng muốn. Diện tích bãi sinh sản cho hai tới ba con đà điểu trưởng thành (một con đực và hai con cái) tối thiểu phải rộng 0,1 ha (0,25 mẫu). Nếu nhốt số lượng đà điểu nhiều hơn trong một bãi thì phải tăng diện tích của bãi theo lũy tiến (chẳng hạn, diện tích tối thiểu cho từ bốn tới sáu con là 0,3 ha (hay 0,75 mẫu), diện tích tối thiểu cho từ 8 tối 12 con là 0,6 ha (hay 1,5 mẫu). Diện tích khoảng trông càng rộng thì đà điểu càng sinh sản tốt.

Tốt nhất nên chọn các bãi đất cát, dễ thoát nước làm khu vực sinh sản cho đà điểu. Bãi sinh sản phải được rào xung quanh bằng hàng rào kim loại hoặc gỗ, cao ít nhất là 1,5 m. Ngoài ra, tốt nhất là các góc của bãi sinh sản phải thiết kế uốn tròn để hạn chế đà điểu va đụng vào. Đồng thời cũng nên làm lối đi giữa hai hàng rào của hai bãi sinh sản gần nhau (rộng khoảng 1, 8m) để tránh các con đực đánh nhau, tốt nhất nên có một bức rào chắn giữa hai bãi.

Thu gom và bảo quản trứng

Trứng thường được thu gom lại và bảo quản trong một thời gian trước khi cho ấp. Đây là một cách làm thông thường, đặc biệt là trong hoạt động chăn nuôi để kinh doanh. Trong chăn nuôi công nghiệp, trứng được cất giữ cho tối khi có đủ số lương một mẻ ấp nhân tạo.

Bạn cần có cách cầm trứng đúng phương pháp trước khi ấp ngay cả khi trứng có khả năng nở cao nhất. Nếu cầm trứng đang ấp mà không nhẹ tay sẽ có thể làm đảo lộn cấu trúc lỏng lẻo bên trong quả trứng và làm cho phôi bị chết. Khi vận chuyển, trứng thường bị đảo lộn lung tung cho nên cần để cho chúng ổn định trong 24 giờ mối xếp vào lò ấp.

Thu gom trứng

Một quả trứng có khả năng nở tốt rất có thể phải loại bở trước khi cho vào ấp nếu bị nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn có thể chui qua các lỗ hở trên vở trứng vào trong quả trứng vừa đẻ được ba đến bốn giờ. Tốc độ nhiễm khuẩn sẽ nhanh hơn nếu vở trứng bị ướt hoặc bẩn. Trứng mới đẻ ra thường còn ấm (bằng nhiệt độ của con đà điểu cái vừa đẻ) nhưng rất nhanh nguội. Khi nguội, thể tích của trứng co lại và giảm đi một chút. Vì vở trứng co lại không nhiều nên tạo ra một khoảng chân không giữa phần bên trong quả trứng và không khí, các vi khuẩn bị kéo vào trong qua các lỗ hổng của vở trứng, tạo ra túi khí ở bên trong. Có thể giảm rất nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn của trứng bằng cách thực hiện những hướng dẫn về cách thu gom và cầm trứng như sau:

+ Thu gom trứng ít nhất hai lần một ngày và vào lúc trứng còn ấm (mới đẻ).

+ Dùng thùng sạch để đựng trứng.

+ Rửa sạch những quả trứng bẩn ngay sau khi đẻ.

+ Không dùng giẻ ẩm, bẩn thỉu để lau trứng vì đây là cách làm nhiễm khuẩn trứng nhanh nhất. Dùng giấy ráp sạch, khô để đánh sạch những cục bụi bẩn to bám trên vở trứng.

+ Khi rửa trứng, phải tuân theo những quy định về nồng độ của chất khử trùng.

+ Có thể dùng tia cực tím (trong vùng 200-300 nm) để diệt khuẩn.

+ Để trứng nguội từ từ trước khi xếp vào khay để bảo quản.

+ Tránh để nước đọng ở vở trứng khi xếp vào khay.

Thời gian bảo quản trứng

Sau khi đẻ một lúc, trứng bắt đầu giảm giá trị và rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, trứng không thể để được lâu trước khi ấp mà chỉ để được trong một thời gian rất ngắn. Trong khi bảo quản, khả năng nở của trứng giảm đi rất nhanh. Trong điều kiện bảo quần tốt nhất, khả năng nở của trứng đà điểu cũng bắt đầu giảm sau năm ngày, trung bình mỗi ngày giảm hai phần trăm. Do đó, không nên bảo quản trứng quá một tuần.

Các điều kiện bảo quản trứng tối ưu

Ta đều biết là mức độ hỏng của trứng sau khi đẻ ra phụ thuộc vào môi trường bảo quản. Nhiệt độ là một yếu tố dễ làm cho trứng bị phân hủy và thối trong quá trình bảo quản. Khi trứng sau khi đẻ được giữ ở nhiệt độ từ 21-23°c thì tế bào ở phía trên của lòng đỏ trứng sẽ ngừng phát triển. Nhiệt độ này được gọi là giới hạn không bị tác động của hoạt động sinh học và ở nhiệt độ cao hơn thì phôi phát triển rất chậm. Do đó, nếu bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 23°c phôi sẽ phát triển rất yếu và nếu kéo dài thì phôi sẽ chết hoặc càng yếu hơn. Điều này sẽ làm cho phôi không còn đủ sức phát triển tới giai đoạn cuối. Tương tự, nếu bảo quản trứng ở nhiệt độ rất thấp trong một thời gian dài thì có thể sẽ làm chết phôi.

Tốc độ bay hơi nước của trứng phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nếu trứng bị bay hơi nước quá nhiều trong khi bảo quản thì phôi sẽ phát triển không tốt, có thể dễ bị chết trước khi đem ấp. Ở nhiệt độ phòng (23 – 33°C), trứng đà điểu sẽ mất khoảng 1 phần trăm khối lượng trong vòng một tuần. Lượng nước mất đi này ít hơn rất nhiều so với lượng nước bay hơi ở trứng gà. Nguyên nhân là do vở trứng đà điểu dày hơn và diện tích lỗ hở trên vỏ nhở hơn.

Trứng phải được thu gom hai lần một ngày, thường vào buổi sáng và buổi chiều. Khi thu gom, phải xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới và xếp nghiêng một góc 45 độ, Không bảo quản trứng trong những điều kiện mà độ ẩm tương đối cao, tới 85 phần trăm trở lên. Vì khi đó hơi nước trong không khí ngừng tụ thành giọt trên vở trứng sẽ làm cho các vi khuẩn có thể dễ dàng chui qua các lỗ hở trên vở vào bên trong. Hơn nữa, để thời gian bảo quản được lâu (trên bảy ngày) và giảm tải mức tối thiểu sự tiếp xúc của trứng với không khí, đồng thời tránh làm mất nước quá nhiều thì tốt nhất là đựng trứng trong các túi polyetylen ít thấm nước (hoặc túi nhựa tổng hợp polyvinyl clorua). Dùng túi nhựa để đóng gói trứng sẽ rất có lợi, đặc biệt ở nơi có nhiệt độ môi trường cao và sẽ rất tốt đối với quá trình vận chuyển. Các điều kiện bảo quản trứng đà điểu tối ưuCác điều kiện bảo quản trứng đà điểu tối ưu

Ngay sau khi đẻ, lòng trắng trứng bắt đầu phân hủy và trở nên kiềm. Tính kiềm này là do lượng cacbon dioxyt (C02) trong trứng bị mất đi. Do đó dùng túi nhựa để bọc trứng sẽ ngăn cản hoặc giảm bớt lượng khí cacbon dioxyt thoát ra khỏi trứng. Túi nhựa tổng hợp có thể ngăn cản hoàn toàn, không cho khí cacbon dioxyt thoát ra. Trong khi đó, loại túi mỏng bằng polyetylen ít thấm nước thì chỉ đủ ngăn cản cho lượng khí cacbon dioxyt thoát ra ít để độ pH của lòng trắng trứng tăng lên chậm, cần chú ý là, để túi nhựa có hiệu quả bảo quản tốt thì trứng sau khi thu gom phải được bọc vào túi càng sớm càng tốt.

Giai đoạn phát triển đầu tiên của phôi xuất hiện ngay từ lúc lòng đỏ đi qua ống dẫn trứng dần dần lan sang lóp lòng trắng, lớp màng và vỏ trứng. Trứng được bảo quản lạnh sẽ ngăn không cho phối phát triển tiếp. Khi đó, phôi nằm im không hoạt động cho tới khi trứng được ấp ấm trở lại. Phôi có thể sống trong điều kiện này mà không bị tổn hại gì. Tuy nhiên, để trứng có thể nở được tốt nhất thi phôi phải phát triển đạt tới “giai đoạn thích hợp”. Nếu trứng bị giữ trong dạ con quá lâu (với những qủa trứng có kích thước quá to) thì phôi sẽ phát triển già quá. Ở điều kiện này, phôi rất dễ bị chết khi để lạnh và bảo quản bình thường. Với những quả trứng quá bé thì thời gian nằm trong ống dẫn trứng ít hơn nên khi đẻ ra, phôi vẫn còn non.

Trong điều kiện để lạnh, việc bảo quản những quả trứng này cũng sẽ dễ gây chết phôi. Do đó, những quả trứng có khả năng nở tốt nhất là những qua có khối lượng từ 1.300 g đến 1.700 g.

0