23/05/2018, 15:15

Hệ thống chăn nuôi đà điểu trong trang trại

Quá trình tiến hóa có chọn lọc tự nhiên đã giúp cho thích nghi tốt nhất với môi trường sinh thái của chúng. Khi gặp những điều kiện về môi trường thay đổi, điều trước tiên chúng sẽ cố gắng tự điều chỉnh các tình trạng bất lợi hoặc là sẽ di cư để tìm những chỗ thích hợp với nhu cầu của chúng hơn. ...

Quá trình tiến hóa có chọn lọc tự nhiên đã giúp cho thích nghi tốt nhất với môi trường sinh thái của chúng. Khi gặp những điều kiện về môi trường thay đổi, điều trước tiên chúng sẽ cố gắng tự điều chỉnh các tình trạng bất lợi hoặc là sẽ di cư để tìm những chỗ thích hợp với nhu cầu của chúng hơn. Việc chăn nuôi một giống riêng đã làm thay đổi hoàn toàn quá trình tiến hóa tự nhiên vì chúng được cung cấp thức ăn, sống trong chuồng trại và bị hạn chế hoàn toàn hoặc một phần sự tự do đi lại. Căn cứ vào môi trường chăn nuôi mới, các giống đà điểu nuôi có thể rất phụ thuộc vào hệ thống chuồng trại của chúng.

Hiện có ba loại hệ thống trại chăn nuôi có thể áp dụng chăn nuôi đà điểu.

Việc lựa chọn hệ thống trang trại bị chi phối nhiều bởi các yếu tố như giá cả và khả năng đất đai sẵn có. Trong cả hai hệ thống đầu tiên điều còn cần phải lựa chọn nữa là nên dùng phương pháp tự nhiên hay nhân tạo. Với hệ thống trại chăn nuôi công nghiệp người ta thường dùng phương pháp ấp trứng nhân tạo.

Các hệ thống trang trại dành cho đà điểu

Hệ thống trang trại chăn thả:

  • Ấp trứng tự nhiên
  • Ấp trứng nhân tạo

Hệ thống trang trại bán công nghiệp:

  • Ấp trứng tự nhiên
  • Ấp trứng nhân tạo

Hệ thống trang trại nuôi công nghiệp:

  • Ấp trứng nhân tạo

Hệ thống trang trại chăn thả

Loại hệ thống này cần có diện tích đất rộng trên 40 hecta (100 mẫu). Ngoài các chi phí cho đà điểu (chi phí chung áp dụng trong tất cả hệ thống) thì diện tích đất là một yêu cầu lớn về vốn. Đà điểu phải được chăn nuôi trong điều kiện giống với điều kiện tự nhiên ít bị sự can thiệp nhất.

Cái lợi chính của hệ thống trang trại chăn thả là đã giúp giảm nhiều chi phí nuôi một số lượng lớn đà điểu trưởng thành. Hơn nữa sẽ không phải mất chi phí ấp trứng nếu cho đà điêu tự ấp trứng của chúng. Như vậy, chi phí chăn nuôi sẽ rất thấp.

Tuy nhiên hệ thống này có thể tạo nhiều bất lợi. Việc theo dõi và lựa chọn đà điểu cũng như việc thu gom trứng (để ấp nhân tạo) thường có nhiều rắc rối, có thể không kiểm soát được các điều kiện sinh sản; trứng thu gom về để ấp nhân tạo dễ bị kéo lê trên mặt đất gồ ghề và điều này có thể làm hỏng cấu tạo mỏng manh bên trong của quả trứng. Khả năng chết và mất đà điểu thường cao, nhất là các con non vì hay bị thú ăn thịt. Việc nuôi nhốt đà điểu rất phức tạp và tốn kém và khi không tạo điều kiện để vuốt ve dịu dàng thì nói chung là rất khó điều khiển chúng.

Hệ thống trang trại bán công nghiệp

Diện tích đất yêu cầu đối với loại hệ thống này là từ 20 đến 60 hecta (50-150 mẫu). Đà điểu được nhốt trong những bãi cỏ có rào chắn xung quanh hoặc quây trong trang trại tương đối nhở khoảng 8 đến 20 hecta (20-50 mẫu). Chúng có thể đi lại tự do trong một phạm vi nhất định và như thế chúng có thể ăn được cỏ trên bãi, cần cung cấp thức ăn đảm bảo đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về dinh dưỡng cho đà điểu (khoảng 40 đến 60 phần trăm toàn bộ thức ăn). Máng cho đà điểu ăn phải đặt ở gần rào chắn xung quanh để chúng dễ lấy thức ăn và giảm bớt sự náo loạn do phải đi lại nhiều trong bãi cỏ.

Sử dụng hệ thống trang trại chăn nuôi bán công nghiệp có nhiều cái lợi: dễ dàng chọn ra những con đà điểu được chăn nuôi tốt, dễ thu gom, vận chuyển trứng (để ấp nhân tạo), tiết kiệm thức ăn và các chi phí làm rào chắn đồng thời cho phép chúng có thể tự do lựa chọn bạn tình và như vậy sẽ giúp tạo ra cặp trống mái hợp lý. Tuy nhiên, việc nhốt và điều khiển chúng vẫn là một vấn đề khó khăn đồng thời khó thu thập được những số liệu về sinh sản chính xác.

Hệ thống trang trại chăn nuôi công nghiệp

Diện tích đất yêu cầu cho hệ thống trang trại nuôi công nghiệp thường dưới 20 hecta (50 mẫu), được chia thành các bãi nhỏ, mỗi bãi có diện tích từ 1 đến 2 hecta (3-5 mẫu). Đây là một phương pháp chăn nuôi đà điểu phổ biến vì chỉ cần một diện tích đất nhỏ. Tuy nhiên phương pháp chăn nuôi công nghiệp có hai điều bất lợi rõ ràng. Điều thứ nhất là các chi phí cho thức ăn cao hơn vì chúng cần được cung cấp toàn bộ lượng thức ăn cần thiết. Điều thứ hai là các chi phí làm rào chắn cao hơn. Tiền vốn đầu tư cho mỗi hecta đất cũng cao hơn. Tuy nhiên, những mối tiện lợi của việc áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp lại nhiều và quan trọng hơn những mối bất lợi. Mối lợi lớn nhất trong việc tăng năng suất là kiểm soát được hoàn toàn quá trình sinh sản, nắm được chính xác số lượng trứng của mỗi con cái đẻ ra và khả năng nở thành con của chúng. Những số liệu này rất quan trọng trong việc ước tính giá trị thành phẩm. Do có thể kiểm soát được chất lượng sinh sản của đà điểu, nắm được lượng thức ăn tiêu thụ chính xác nên những người chăn nuôi có thể tính được mức chuyển đổi thức ăn của đà điểu nuôi lấy thịt hoặc đẻ trứng. Việc kiểm tra và quản lý đà điểu trong phương pháp chăn nuôi công nghiệp không khó khăn.

Cơ sở vật chất để chăn nuôi đà điểu

Phần này đề cập tới cách bố trí các cơ sở vật chất cho việc chăn nuôi đà điểu kinh doanh. Tùy thuộc vào mức độ chuyên môn liên quan người ta đã chọn ra bốn loại phương tiện cơ bản cần thiết là các bãi sinh sản, khu vực ấp trứng, các thiết bị ấp trứng hoặc chăm sóc con non và các phương tiện chăn nuôi. Giết mổ đà điểu thuộc về một hoạt động riêng. Nội dung chi tiết về việc xây dựng các khu vực chăn nuôi sẽ được mô tả và bàn tới trong các bài tiếp.

Những điều chung cần lưu ý

Trước khi bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất để chăn nuôi đà điểu cần phải cân nhắc và chú ý một số điểm sau:

+ Vị trí trang trại: cần lưu ý tới yếu tố khoảng cách từ các khu vực giao thông tới khu chăn nuôi công nghiệp. Những tiếng ồn của phương tiện giao thông, sân bay, nhà máy, tàu hỏa v.v…có thể ảnh hưởng tới tính tình của đà điểu, đặc biệt là trong thời kỳ sinh sản. Các dây cáp điện thế cao ở phía trên trang trại có thể phát ra bức xạ điện từ.

+ Địa thế của đất: Vùng đất nhiều đồi, nhiều núi, dốc nghiêng, nhiều núi đá hoặc dọc đứng sẽ không thích hợp vì đà điểu thích địa hình bằng phẳng. Vùng nhiều cây cối bao phủ có thể sẽ khó thích hợp đồng thời dễ thu hút các giống đà điểu hoang dã. Đất cát sẽ dễ thoát nước nhất. Mặt đất phải được dọn sạch đinh, ốc vít, mảnh kim loại san phẳng các hố lồi lõm v.v…

+ Nguồn cung cấp điện và nước dễ dàng: Trang trại nuôi đà điểu nên trang bị hệ thống cung cấp điện nguồn vì sẽ thuận lợi và rẻ hơn là nguồn từ máy phát diện. Tuy nhiên, phải có máy phát điện dự phòng để ấp trứng khi mất điện. Nhất thiết phải có hệ thống cung cấp nước chính hoặc nguồn nước ngầm sạch. Hàm lượng muối hòa tan trong nước có thể ảnh hưởng tới chất lượng của vỏ trứng và làm giảm khả năng nở con của chúng.

+ Cách bô trí chuồng trại: ở nơi sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên cho chuồng trại có hai nhân tố cần cân nhắc: thứ nhất, chuồng trại phải ở phía bên phải hướng gió mùa; thứ hai, chiều rộng của chuồng không vượt quá 15 mét. Ở nơi dùng hệ thống thông gió nhân tạo thì chuồng trại phải nằm song song với hướng gió mùa để giảm tới mức tối thiểu sức cản của gió đối với cánh quạt thông gió, mặt khác, vị trí của chuồng trại phải thuận tiện đối với thao tác chăn nuôi hàng ngày. Chuồng của đà điểu sinh sản phải đặt xa khu vực đặt thiết bị ấp trứng và khu chăm sóc con non. Nếu đất không rộng, thì chuồng của những con sinh sản phải đặt ở cuối hướng gió để giảm tới mức tối thiểu sự lây bệnh từ những con trưởng thành sang khu vực nuôi con non.

+ Thiết kế các phương tiện: Trong khu vực chăn nuôi cần có các khoảng trống rộng để cho xe cộ và các thùng hàng có thể đi chuyển được. Các khu bốc (và dỡ) hàng cũng cần thiết kế có cân nhắc. Nếu có thể được cần giữ lại các khoảng trống dự trữ để mở rộng phạm vi chăn nuôi sau này. Tất cả các bãi hoặc khu vực có rào xung quanh phải được xây dựng cách xa cống nước. Bề mặt bên trong và hàng rào không được trang bị bằng những vật sắc, nhọn. Không được dùng dây thép gai để làm rào chắn đà điểu vì có thể tạo ra nguyên nhân chính làm chúng bị thương.

+ Thiết kê chuồng trại cho đà điểu:

Có tới hàng trăm phương thức thiết kế giúp các nhà chăn nuôi dễ lựa chọn, Cách thiết kế được dùng phổ biến nhất là kiểu hình chữ nhật đơn giản với diện tích hành lang dài chạy dọc ở giữa bãi quây. Mỗi bãi đều có lối đi ra hành lang ở giữa. Kiểu thiết kế này được gọi là ”thiết kế kiểu cái lược hai mặt”. Nối với hành lang là khu vực có mái che để cho chúng tha hồ chạy nhảy. Kiểu thiết kế này đặc biệt phù hợp cho đà điểu từ 3 tới 16 tháng tuổi (tùy thuộc vào diện tích của mỗi ô).

Một kiểu thiết kế khác đang được các nhà chăn nuôi lớn chọn dùng là “kiểu thiết kế tụ lại ở giữa”. Các bãi quây và các ô đi kèm của chúng xòe ra như hình quạt từ điểm giữa. Vòng tròn bên trong được sử dụng như dãy hành lang với lối đi dễ dàng tới tất cả các bãi quây. Hình vẽ đơn giản hóa của kiểu "thiết kế cái lược hai mặt” dành cho trang trại nuôi đà điểuHình vẽ đơn giản hóa của kiểu “thiết kế cái lược hai mặt” dành cho trang trại nuôi đà điểu Hình vẽ đơn giản hóa của kiểu “thiết kê tụ lại ở giữa” dành cho hệ thống trang trại nuôi đà điểuHình vẽ đơn giản hóa của kiểu “thiết kê tụ lại ở giữa” dành cho hệ thống trang trại nuôi đà điểu

Có thể thay đổi cách “thiết kế tụ hợp tại điểm giữa” tùy theo diện tích đất.

Khu vực hành lang cũng có thể thay đổi thành hình lục giác (với kiểu thiết kế sáu bãi quây) hoặc hình bát giác (với kiểu thiết kế tám bãi quây). Kiểu thiết kế này được dùng cho những con đà điểu trưởng thành cũng như các con non. Các nước khác nhau có các mô hình thiết kế khu vực chăn nuôi khác nhau.

+ Các chất liệu dù ng để trải ổ nằm

Có nhiều chất liệu được dùng đề trai ổ nằm cho đà điểu ở các trang trại khác nhau trên khắp thế giới. Một số loại thì phức tạp còn một số lại rất đơn giản. Nếu mặt bằng bê tông không có gì lót thì không phù hợp đối với các loại con non hoặc các con còn nhỏ vì cứng, lạnh, đọng hơi nước và là ô các vi trùng gây bệnh đồng thời làm xây xát chân của những con non. Nếu nền sần sùi thì sẽ khó rửa dọn và nếu láng nhẵn bóng thì lại rất trơn khi có dính hơi nước hoặc phân. Tương tự như vậy nền nhà bằng đất cũng không thích hợp vì hầu như không thể dọn sạch được đọng mùi hôi thối và dễ ngấm nước đái làm lượng amoniắc tích lại. Nền bằng đất cũng làm cho dễ trơn trượt khi đất bị lẫn với phân và nước tiểu.

Tuy nhiên, có nhiều chất liệu có thể dùng để trải trên nền nhà bê tông cho đà điểu non nằm. Đơn giản nhất là dùng sơn bóng hoặc xi. Các chất liệu này giải quyết được vấn đề về đọng nước và rửa dọn nhưng chúng chỉ được sơn một lớp rất mỏng và khi di chuyển dễ bị sứt ra. Mặt khác, chúng có thể rất trơn khi có dính nước hoặc hơi ẩm. Sơn trộn với cát có thể tạo ra bể mặt nền chống trơn nhưng bề mặt nền giống như giày ráp lại quá sần sùi đôi với chân của đà điểu non. Dùng chất liệu cao su lỏng để phủ nền với độ dày không giới hạn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề ở trên nhưng lại đắt.

Các loại chất liệu trải nền có thể dọn bỏ đi khác nhau như cát, mùn cưa (những mùn gỗ vụn), rơm rạ được chặt ngắn, sỏi đá dăm nhỏ như hạt đậu v.v…đã tạo ra mức độ thành công và hiệu quả khác nhau. Dùng mùn cưa đã loại sạch bụi bẩn thì rẻ, dễ dàng và có sẵn, có thể giữ ấm cho đà điểu non và có khả năng hút ẩm cao. Tuy nhiên, những con đà điểu còn rất nhỏ có thể ăn cả mùn cưa số lượng lớn và gây ảnh hưởng tiêu hóa, do vậy cần biết chắc chắn khi nào các con non nhận dạng được thức ăn rồi mới chuyển chúng sang chuồng trại mùn cưa (khoảng bốn tuần tuổi).

Các chất liệu trải nền có thề dọn bỏ di như đất trộn cỏ nhân tạo, thảm và đệm cao su cũng được sử dụng. Đất có pha cỏ nhân tạo chất lượng cao và thảm giống như cỏ sẽ đắt và khó sửa dọn. Hơn nữa, các con non thường hay mổ ăn các sợi cỏ nhân tạo trên mặt thảm và tích lũy trong cơ thể chúng, gây tác hại có thể dẫn đến tử vong. Đệm cao su sẽ có giá cả hợp lý và có thể là chất liệu nền tốt, dễ rửa dọn. Song, bề mặt của các tấm đệm cao su không được nhẵn quá.

Có thể dùng các loại nền được nâng cao khác nhau. Đó là các tấm nhựa plastic có lỗ, các tấm cao sư ghép với nhau với nhiều kích thước; lưới kim loại và nilon. Cái lợi lớn của việc dùng loại nền được nâng cao là nước tiểu có thể chảy qua và như thế đà điểu sẽ được khô ráo. Hơn nữa, không cần rửa chuồng thường xuyên, vấn đề rắc rối ở đây là phân của chúng. Nếu các lỗ trên sàn (lỗ hình vuông hoặc hình tròn) mà to để cho phân có thể lọt qua thì lại có thể làm mắc các ngón chân của những con non; nhiều khi gây tác hại nghiêm trọng. Nếu các lỗ được làm nhỏ để tránh ngón chân của những con non mắc vào thì phân lại không thể rơi qua được. Mặt khác, chất liệu mặt sàn này cũng bị hạn chế vì quá tải do trọng lượng của đà điểu nhốt ở trên sàn tăng lên hàng ngày.

Một loại nền nữa dành cho những con đà điểu non là dùng các tấm đệm lót nền có sưởi ấm. Các tấm đệm cao su này (hoặc các loại thảm khác) kết hợp với hệ thống sưởi ấm để giữ cho đà điểu được khô và ấm. Khỏi cần nói, chi phí cho các hệ thông này rất cao, nhưng cũng làm tỷ lệ sống của đà điểu non cao có thể tiết kiệm được nhiều nếu dùng các nguồn nhiệt sưởi ấm truyền thống. Đồng thời cũng có thể dùng các kiểu nền khác nhau kết hợp với các chất liệu trải nền. Ví dụ, dùng các tấm thảm cao su cho đà điểu trong bốn tuần tuổi đầu tiên, sau đó dùng mùn cưa đã loại sạch bụi bẩn thì tương đối rẻ và thu được kết quả khả quan.

Hàng rào: Hàng rào phải cao ít nhất 150 cm đối với đà điểu được 12 tháng tuổi và cao từ 165 đến 170 cm đối với đà điểu lớn hơn. Hàng rào phải đạt yêu cầu sau:

-Dễ nhìn qua.

-Phải đủ khỏe để có thể chống đỡ khi đà điểu chạm vào.

-Phải đàn hồi được để không làm đà điểu bị thương.

-Không có các vật nhô ra hoặc sắc nhọn.

-Không làm vướng đầu và chân của đà điểu. Hàng rào quây đà điểu gồm 5 dây kim loại và hai khoảng trống (thích hợp cho đà điểu trưởng thành)Hàng rào quây đà điểu gồm 5 dây kim loại và hai khoảng trống (thích hợp cho đà điểu trưởng thành)

 

Kiểu hàng rào đơn giản nhất là năm dây thép nhẵn bóng được mạ kẽm kéo căng (đường kính 3,1 mm) được quấn trên những cái cột hình tròn có đường kính 15 cm, khoảng cách giữa hai cột là 5m. Giữa hai cột, ít nhất phải có hai thanh dọc để chắn đà điểu. Các cột ở góc phải hình tròn, đường kính 20 cm và ít nhất phải có một cái cột ở giữa để làm khỏe thêm cho hàng rào. Dây thép thấp nhất phải cách mặt đất 25-30 để giúp ngươi chăm sóc có thể dùng làm lối ra nhanh do tinh thế công việc.

Có nhiều cách làm hàng rào dây thép chuẩn khác nhau:, có thể dùng dây kim loại đan với nhau (kích thước lỗ đan 5 x 10 cm) giống như hàng rào để quây cừu kết hợp với hai dây kim loại buộc trên cột đường kính 15 cm, khoảng cách giữa hai cột từ 9-12 cm. Dây trên cùng của lưới quây cừu cách mặt đất 150 cm, với hai dây buộc ở phía trên. Kiểu hàng rào này rất phù hợp cho những con còn nhỏ. Có thể gắn các thanh sắt hoặc dán băng keo xây dựng vào khoảng cách giữa các cột để làm thanh chắn đà điểu. Cũng có thể dùng các cột tròn đường kính 15cm kết hợp với các ống thép đường kính 5cm để làm hàng rào. Các loại hàng rào khác nhau cho đà điểu còn nhỏ và trưởng thànhCác loại hàng rào khác nhau cho đà điểu còn nhỏ và trưởng thành

(A) Lưới chắn cừu và hai dây kim loại

(B) Lưới chắn thỏ và các ống thép đường kính 5 cm

Hàng rào điện không nên sử dụng mặc dù đang được dùng ỗ một số nước châu Phi và trại chăn nuôi ở Mỹ. Nói chung đà điểu không thông minh nên chúng thường tự làm bị thương. Ngoài loại hàng rào này còn có các kiểu hàng rào khác nữa.

0