23/05/2018, 15:15

Chim nhồng là con chim có khả năng kỳ diệu

Chim Nhồng là chim hót thuộc họ chim “Sáo Đá” được nhà Điểu học Linnaeus xếp chúng vào họ Religiosa (Gracula religjosa), và tên khoa học của Nhồng là Sturnidae. Tại nước ta, con Nhồng có nhiều tên, mặc dầu thường gặp chí có một giống Gracula religiosa intermedia, nhưng mang nhiều ...

Chim Nhồng là chim hót thuộc họ chim “Sáo Đá” được nhà Điểu học Linnaeus xếp chúng vào họ Religiosa (Gracula religjosa), và tên khoa học của Nhồng là Sturnidae.

Tại nước ta, con Nhồng có nhiều tên, mặc dầu thường gặp chí có một giống Gracula religiosa intermedia, nhưng mang nhiều tên khác nhau: miền Nam thì gọi là Nhồng, miền Bắc thì kêu là Yểng, chữ Hán viết là Liễu Ca, hay Tần Cát Liễu.

Ông bà mình đà biết nuôi và dạy cho Nhồng “nói” được giọng người từ chục thế kỷ trước rồi, nhưng với thế giới thì mãi sau thế chiến thứ hai (1939 – 1940), giống chim này mới dược giới thiệu rộng rài trên thị trường thế giới!

Tại nước ta, thời trước, Nhồng là loài chim quí được các ông Hoàng hà Chúa yêu thích nhất. Đãy là loại chim vương giả, được sống trong lầu son gác tía, được các quan Thị trong triều chăm sóc đàng hoàng. Mãi về sau này, Nhồng mới được xem là con chim của giới bình dân… Trong khi đó, theo nhà Điểu học Jerdon, tác giả sách “Các Loài Chim Ấn Độ” xuất bản năm 1862 thì giống Nhồng Acridotheres tristis được coi như là thiêng liêng đối với thần Hin du: Ram Deo…

Hiện nay, trên thế giới có nhiều giống Nhồng, nhưng không phải giống nào cũng có khả năng kỳ diệu nhái được giọng người tài tình cả. Có giống “nói” sỏi, nhưng có giống cả đời chỉ biết hót giọng rừng của nó mà thôi.

Thật khó biết được một cách đích xác là giống Nhồng mà ta hiện có xuất xứ từ đâu. Có thể là từ Ấn Độ hay từ một vùng nào khác ỏ Đông Nam Á Châu (?). Chỉ biết tại nước ta, từ Bắc chí Nam đều có Nhồng sinh sống, nhưng đặc biệt không phải tỉnh nào cũng có mà… chúng sống theo vùng. Đó là những nơi có địa thế và khí hậu thích hợp với chúng.

Ở miền Bắc, Nhồng sống nhiều ở tỉnh Lạng Sơn và các vùng phụ cận. Tại miền Trrung, Nhồng sống với số lượng khá nhiều tại Kẽ Bàng tỉnh Quảng Bình, nơi có nhiều núi đá vôi và rừng nguyên sinh bạt ngàn. Còn ở miền Nam thì tại các khu rừng Bình Long, Phước Long, Chơn Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp… được coi là nơi đắc địa của Nhồng. Chúng tập trung sinh sôi nẩy nở nhiều nhất..

Vào mùa sinh sản của Nhồng, từ đầu mùa mưa, vào cuối tháng ba đầu tháng tư Âm lịch, những người sống với nghề săn bắt chim, tìm đến những vùng vừa kể để tìm ổ Nhồng con…Vì nuôi Nhồng để dạy “nói” ai cũng phải nuôi Nhồng con, thứ chưa “giập bọng cứt” mới dễ tập luyện, để thuần hóa, và những con nhồng như vậy mau biết “nói” sớm…

Cái thú nuôi chim Nhồng là vừa để làm chim kiểng mà cũng để khai thác tài nghệ hắt chước giọng tài tình của nó để tạo cơ hội giải trí cho mình.

Nhồng của ta có khả năng biết “nói” giỏi, nhưng nếu ta không biết cách nuôi dưỡng và lập luyện đúng phương pháp thì vẫn có thể suốt đời… nó không nói được một câu nào! Bằng chứng là có nhiều người hễ nuôi là thất bại: con chim vẫn sống phởn phơ, mập mạp nhưng khi mở miệng là chim hét toáng lên hoặc nói gió với giọng rừng, chứ không biết lập lại những câu mà chủ nuôi đã dạy cho nó!

Việc chăn nuôi thất bại này suy cho cùng là tại chủ nuôi không nắm vững phương pháp luyện lập, chứ không phải “tội” ở com chim.

Xin quí vị hãy làm những việc sau đây:

-Bắt Về nuôi từ khi Nhồng còn nằm trong tổ, hoặc khoảng một tháng tuổi.

-Khi Nhồng tự biết tìm lấy thức ăn nước uống thì nhốt riêng mỗi con một lồng để tập cho nó vào nề nếp.Chim Nhồng

-Chủ nuôi nên tạo nhiều cơ hội để gần gũi bên chim, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa chim và chủ nuôi.

-Khi chim được năm sáu tháng luổi, bắt đầu “nói gió ”, tức là hót giọng rừng thì ta bắt đầu lập luyện cho nói nhái giọng người…

Chúng tôi sẽ đề cập kỹ vấn đề này vào những phần sau. Bây giờ xin trở lại phần tài nghệ của con Nhồng.

Nhồng là con chim có khả năng bắt chước được giọng người một cách tài tình, chính xác thật đáng khâm phục. Người và người nhái giọng của nhau còn có khi thua. Bằng chứng là người dạy cho chim “nói” là người Nam hay người Bắc, người xứ Quảng hay xứ Nghệ, đàn bà hay đàn ông, trẻ con hay người lớn, hễ nói giọng gì là con chim có đủ khả năng lặp lại đúng y giọng đó không sai mảy may.

Thật ra, trên đời cũng có nhiều giống chim biết “nói” như két, Sáo, Cưỡng, thậm chí cả chim Quạ, nhưng không có giống nào bắt chước giọng nói tài tình chính xác được như con Nhồng..

Đã Thế Nhồng còn có khả năng lập lại những câu tương đối dài đến hơn năm tiếng, chứ không hạn định chỉ vài ba tiếng như Sáo và cưỡng. Vì vậy, đây là con chim được xếp hàng đầu các giống chim biết nổi trên thế giới, vào thời nào và bất cứ đâu cũng được nhiều người chọn nuôi.

Tuy nhiên không phải con Nhồng nào cũng có tài nghệ xuất sắc như nhau cả, vì giống này cũng có con khôn con dại; cũng có con mau mồm mau miệng, nhưng cũng có con “nói năng chậm lụt” không ra gì. Điều này thì chỉ do hên xui may rủi, chứ không ai tài nào biết trước mà chọn lựa được.

Do tuổi thọ của giống Nhồng ngắn ngủi, con nào sống thọ lắm cũng chỉ kéo dài được tám năm. Bốn năm đầu chim siêng học “nói”, học được câu gì nhớ được câu đó, còn những năm cuối đời thì tiếp thu kém cõi, và ngay những câu đã học nó cũng quen đần… Âu đó cũng là đo qui luật khắt khe của đời sống: Tuổi trẻ thì thông minh, tuổi già thì lú lẫn.

Với Nhồng, chim mái cỏ khá năng “nói” không thua kém gì chim trống, nhưng đời sống chim mái thường ngắn ngủi, lắm con chỉ sống được vài mùa do “tức trứng” mà chết bất đắc kỳ tử. Những mái nào thoát được nạn này thì bị nân luôn, nhưng lại sống lâu.

Khổ nỗi, với Nhồng, xưa nay không ai tài nào có cách phân biết được giới tính. Ngay các nhà Điểu học phương Tây cả đời chuyên nghiên cứu về Nhồng cũng đều… chịu thua về vấn đề này. Có người đã chịu khó nuôi riêng Nhồng con từng đôi một, mùa sau cặp nào đúng trống mái xũng xoáy tổ để đẻ trứng đàng hoàng. Nhưng dù để tâm nghiên cứu mãi, quan sát mãi, những nhà chuyên môn này vẫn không phát giác được giữa chúng, không có một chi tiết nào dị biệt nhau, để giúp mình nhận định được đâu là chim trống, đâu là chim mái!

Trường hợp này tác giả cũng đã từng gặp, cũng đã từng mổ những xác Nhồng mái bị chết do tức trứng, nhưng cũng không tìm ra được những dấu vết khác biệt giữa trống mái ra sao, dù dã quan sát lận tường về màu mỏ, phần đầu, ức, đòn, đuôi… của từng con một.

Việc này, những nhà Điểu học tài ba chuyên nghiên cứu về chim Nhồng lâu năm như LINNAEUS, JERDON và tác giả sách MYNAHS là OTTO VON FRISCH cũng đều công nhận là chưa tìm tòi ra được. Hy vọng rằng không bao lâu nữa, “bí mật của thiên nhiên” này sẽ được khám phá qua tài nghệ của các nhà Điểu học trên thế giới…

Do Nhồng có khả năng bắt chước được giọng người một cách tài tình nên bất cứ ai nuôi Nhồng cũng muốn tập cho chúng “nói” và muốn nghe chúng “nói”. Vì vậy có trong lay một con Nhồng “nói” rõ được nhiều câu chắc chắn ai cũng thích …

0