Tìm hiểu chung về các loài chim
Khái quát về loài chim Chim (danh pháp khoa học: Ayes) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng. Chim đi, đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp chim có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ ...
Khái quát về loài chim
Chim (danh pháp khoa học: Ayes) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng. Chim đi, đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp chim có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực tới châu Nam Cực. Hơn nữa, các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ loài chim nhỏ cỡ 5cm (như Mellisuga helenae – một loài chim ruồi) cho tới lớn cỡ 2,7m (như ). Theo các bằng chứng về hóa thạch thì chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú (Theropoda) trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150 – 200 triệu năm về trước, với đại còn diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là Archaeopteryx (vào khoảng 105 – 150 triệu năm trước). Các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng cretaceous-tertiary vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước. các loài chim
Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm của loài chim như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim của chim có bốn ngăn, cùng vái một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Đặc biệt, tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và có thể bay, trừ những một số loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hệ hô hấp duy nhất đáp ứng cao cho hoạt động bay. Trong đó, có một số loài chim, đặc biệt là họ quạ và vẹt, nằm trong những loài chim thông minh nhất của giới động vật. Theo một số quan sát của các nhà khoa học thì nhiều loài sống thành bầy có thể truyền những kinh nghiệm cho thế hệ sau.
Một loài chim hằng năm thường di trú đến những nơi rất xa, còn nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn. Chim là động vật thích sống thành bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, chúng tham gia vào những hoạt động bầy đàn như: hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công để chống lại kẻ thù. Chim thường có những loài đơn giao xã hội, mùa giao phối của chúng được diễn ra trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố, mẹ. Sau khi nở, chim non đều được chim bố mẹ chăm sóc trong một thời gian.
Thực tế, nhiều loài chim có giá trị rất quan trọng đối với đời sống của con người, chủ yếu được sử dụng để làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Có một vài loài như phân bộ sẻ hay bộ Vẹt lại có vai trò làm cảnh. Đặc biệt, hình tượng chim được xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc. Hiện nay, trên thế giối khoảng 120 -130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động tàn phá của con người trong thế kỷ XVII, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Có khoảng 1.200 loài đang bị đặt trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động của loài người, cho dù các tổ chức vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng.
Sự tiến hoá của các loài chim
Chim được phân loại lần đầu tiên bởi Francis willughby và John Ray năm 1676. Sau đó, Carolus Linnaeus đã sửa đổi công trình này vào năm 1758 và để lại một hệ thống phân loại vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong hệ thống phân loại của Linnaeus, các loài chim được phân vào lớp Ayes. Việc phân loại này dựa trên nguồn gốc phát sinh đã xếp Ayes vào trong nhánh khủng long Theropoda (Khủng long chân thú). Ayes cùng với nhóm chị em Crocodilia (Bộ Cá sấu) là những nhóm duy nhất còn sống sót của nhánh bò sát archosaur. Xét theo sự phát sinh chủng loại, Ayes được xác định là hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất của các loài chim hiện đại và Archaeopteryx lithographica. Như vậy, Archaeopteryx xuất hiện từ giai đoạn tithonia của Hậu Jura (150 – 145 triệu năm trước), là chi chim sớm nhất. Còn một số luận điểm khác, bao gồm jacques gauthier và những người ủng hộ hệ thông phylocode, đã xác định Ayes chỉ bao gồm các nhóm chim hiện đại, chứ không gồm các nhóm chim được biết đến qua hóa thạch và thay vào đó các nhà khoa học này đã xếp chúng vào nhóm lớn ayialae.
Tất cả các loài chim hiện đại đều nằm trong phân lớp neornithes, được chia thành hai nhóm là: nhóm paleognathae, bao gồm các loài không biết bay như đà điểu và nhóm neognathae đa dạng hơn, chứa tất cả những loài còn lại, hai nhóm này thường được xếp ở cấp bậc siêu bộ. Tùy vào quan điểm phân loại có sự khác nhau, nhưng sổ lượng loài chim còn tồn tại dao động từ 9.800 – 10.050 loài.
Theo các bằng chứng hóa thạch và phân tích sinh học chuyên sâu đã chứng minh dược, chim ỉà nhùng loài khủng long chân thú. Cụ thể hơn, chúng là thành viên của mamraptora, cùng với các nhóm khác như họ dromaeosauridae và họ oviraptoridae. Khi có nhiều chứng cứ cho thấy loài khủng long chân thú có mối quan hệ gần gũi với chim, thì những điểm khác biệt rõ ràng trước đây giữa chim và loài lại càng bị xóa nhòa. Còn theo một số phát hiện đã chứng tỏ thêm rằng có nhiều loài khủng long chân thú cổ nhỏ có lông vũ, lại càng góp phần làm rõ mới liên hệ giữa loài chim và loài khủng long.
Quan điểm đồng thuận trong giới cổ sinh vật học hiện đại cho rằng lớp chim (Ayes) chính là họ hàng gần gũi nhất của cận bộ Deinonychosauria, bao gồm hai họ Dromaeosauridae và Troodontidae. Chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là Parayes. Ở chi cơ sở Microraptor của họ Dromaeosauridae, cũng có bộ lông vũ mà chúng có thể được chúng sử dụng để bay lượn. Hầu hết những loài Deinonychosauria cơ sở đều rất nhỏ bé, điều này gia tăng khả năng rằng tể tiên của tất cả các loài Parayes có thể đã từng sống trên cây và có khả năng chao lượn.
Archaeopteryx của thời kỳ hậu Jura được biết đến là một trong những hóa thạch chuyển tiếp đầu tiên được tìm thấy và điều này giúp thêm cho học thuyết tiến hóa vào cuối thế kỷ XIX. Archaeopteryx có những đặc điểm của động vật bò sát như: Có răng, tay có móng vuốt, cùng một chiếc đuôi dài và giống thằn lằn. Tuy nhiên, nó cũng được trang bị riêng một đôi cánh tinh vi với những chiếc lông bay giống như những con chim hiện đại. Loài này tuy không được công nhận là tổ tiên trực tiếp của các loài chim hiện đại, nhưng vẫn là thành viên cổ xưa và nguyên thủy nhất của nhóm Ayes hay Ayialae và có thể chúng có mối quan hệ gần gũi với loài chim tổ tiên. Tuy vậy, vẫn có một số giả thuyết cho rằng Archaeopteryx thực sự là khủng long và không có mối quan hệ gần gũi nào hơn với chim so với các nhóm khủng long khác.
nguồn gốc của các loài chimTrên thế giới, đã có rất nhiều tranh luận nổ ra về nguồn gốc của các loài chim. Khởi đầu, các nhà nghiên cứu tranh luận về chim bắt nguồn từ khủng long hay từ những Archosaur cổ xưa hơn. Trong phía những người ủng hộ giả thuyết khủng long, cũng có những bất đồng về Ornithischia hay khủng long chân thú mới gần hơn những loài thủy tổ. Dù Ornithischia (khủng long “hông chim”)có cấu trúc hông tương đồng với những loài chim hiện đại, chim vẫn được coi là loài bắt nguồn từ giống khủng long Saurischia (“hông thằn lằn”)đã tiến hóa cấu trúc hông của chúng một cách độc lập. Thực tế, bên cạnh hai nhóm trên, cấu trúc hông giống chim cũng được tiến hóa trong một nhóm khủng long chân thú riêng biệt, là Therizinosauridae.
Đặc điểm phân bố của các loài chim
Chim sống và sinh sản ở môi trường trên cạn cũng như ở cả bảy lục địa, trong đó loài chim sinh sản ở khu vực lạnh giá nhất là loài hải âu petren tuyết (Pagodroma nivea), chúng có thể sinh sản ở khu vực lấn sâu tới 440km trong châu Nam Cực, thể hiện tính đa dạng cao nhất về các loài chim thuộc những khu vực nhiệt đới. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng tính đa dạng cao là kết quả của tốc độ hình thành loài cao ở những khu vực này. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở khu vực có vĩ độ cao, tốc độ hình thành loài cao hơn nhưng lại có tốc độ tuyệt chủng lớn hơn so với vùng nhiệt đới. Thực tế, có họ chim có cuộc sống thích nghi ở cả môi trường đại dương, trong số đó có những loài chim biển chỉ vào bờ khi sinh sản và một số chim cánh cụt thể lặn ở độ sâu tới 300m.
Mặt khác, nhiều loài chim đã thành lập quần thể giao phối ở những vùng được nhập con người. Trong đó, có những loài được nhập nội có chủ ý, ví dụ như loài trĩ đỏ, đã được đưa đi trên toàn thế giới như một loại chim để săn bắt. Còn các loài khác mang tính ngẫu nhiên, một ví dụ cụ thể là sự thành lập của quần thể vẹt thầy tu đuôi dài (Myiopsitta monachus) ở một số thành phố của Bắc Mỹ, sau khi chúng thoát ra khỏi tình trạng nuôi nhốt. Bên cạnh đó, có một số loài khác, bao gồm: Cò ruồi, diều vằn đầu vàng và vẹt mào ngực hồng (galah) đã mở rộng phân bố một cách tự nhiên bên cạnh khu vực phân bố gốc, bởi các hoạt động nông nghiệp đã tạo nên sinh cảnh mới thích hợp cho chúng.