23/05/2018, 15:08

Mùa thay lông của chim Họa Mi

Sau là mùa của chim chóc, Họa Mi cũng vậy. Trong mùa sinh sản, Họa Mi mái phải đẻ, ấp và nuôi con nhiều lứa. Chim trống cũng và nuôi con nên cả trống lẫn mái đều suy yếu nên cùng thay lông. Đó là mùa thay lông định kỳ, năm nào cũng xảy ra với chim cả. Ngay cả Họa Mi tơ mới lớn lên trong năm ...

Sau là mùa của chim chóc, Họa Mi cũng vậy.

Trong mùa sinh sản, Họa Mi mái phải đẻ, ấp và nuôi con nhiều lứa. Chim trống cũng và nuôi con nên cả trống lẫn mái đều suy yếu nên cùng thay lông. Đó là mùa thay lông định kỳ, năm nào cũng xảy ra với chim cả.

Ngay cả Họa Mi tơ mới lớn lên trong năm đầu cũng đến mùa này là thay lông.

Thay lông là rụng dần lớp lông cũ để mọc lớp lông mới.

Mùa thay lông của chim kéo dài từ hai đến ba tháng mới xong. Chim nào yếu sức thì thay lông trước, chim nào khỏe mạnh thì thay lông sau.

Với Họa Mi sống ngoài hoang dã, mùa thay lông tuy yếu sức nhưng chúng vẫn đủ sức bay đi kiếm mồi, và hình như không còn khả năng để hót. Chỉ đến khi bộ lông cũ đã được thay xong, trên mình mượt mà lông mới thì sức lực của chim cũng bắt đầu phục hồi trở lại. Chim đủ lửa và hót căng dần, Họa Mi nuôi nhốt trong lồng, mùa thay lông định kỳ cũng không tránh khỏi. Có điều, điều kiện sinh sống của chúng đã được đổi khác nên mùa thay lông của chim nuôi không trùng hợp với mùa thay lông của chim bên ngoài.

Thường thì sau mùa mưa vài tháng, chim nuôi lồng đã bắt đầu thay lông. Chim yếu sức thì thay lông sớm hơn những chim khỏe mạnh.

Nếu không biết cách chăm sóc thì một con chim thay lông cũng chiếm một thời gian khá dài từ hai đến ba tháng mới xong. Nhưng nếu biết cách nuôi dưỡng thì ta có thể rút ngắn thời gian lại khoảng hai phần ba, giúp chim mau khỏi phục sức khoe để hót hoặc đá.

Ai nuôi chim mà thấy chim thay lông cũng sinh buồn. Vì chim thay lông có khác gì chim bệnh, cả ngày chỉ đứng ủ rũ trong lồng không bay nhảy, cũng không cất tiếng hót. Đã thế bộ lông lại rụng lỗ chỗ, nham nhở xấu xí nữa…Vì lẽ đó, nên người nuôi chim nào cũng muốn mau được kết thúc thời gian thay lông của chim được càng sớm càng hay.

Trước khi Họa Mi thay lông, ta thấy chúng có dáng mệt mỏi, bộ lông thì khô khóc, tối màu, cũng như chiếc lá trên cây đã bắt đầu vàng úa vậy. Dần dần, vài chiếc lông nhỏ trên đầu bắt đầu rụng xuống… Đó là lúc chim bắt đâu thay lông. Chim thay lông thường bắt đầu từ đầu trở xuống cổ, thân mình, sau đó là lông đuôi, lông cánh…Bộ lông cũ không phải được chim rũ bỏ xuống một lần mà là thay từ từ, hễ lông cũ nơi nào rụng trước thì nơi đó thay lông mới trước. Lần lần, trên mình chim, lông mới thay lần lông cũ và cuối cùng chim có một bộ áo mới hoàn toàn…

Khi Họa Mi bắt đầu thay lông, thì chủ nuôi phải có kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt.

-Lồng chim phải được phủ áo cả ngày đêm suốt một thời gian dài vài ba tuần, và được treo vào nơi yên tĩnh nhất, để chim được tĩnh dưỡng mà thay lông nhanh.

-Tuyệt đối không cho Họa Mi nghe tiếng chim mái và tiếng hót của chim trống khác. Nó cần được sống yên tĩnh, suốt thời gian thay lông không hót lại càng hay.

-Chim được cho ăn uống bổ dưỡng. Nên cho Họa Mi thay lông ăn loại cào cào già để chúng thay lông nhanh.

-Thỉnh thoảng vài ba ngày chim mới được sưởi nắng sáng trong một khoảng thời gian ngắn. Và cũng được tắm với nước ấm trong một thời gian ngắn.

-Khi trên mình chim lớp lông mới đã hiện lên khá nhiều thì ta có thể mở áo lồng ban ngày và cho chim tắm nắng, tắm nước bình thường. Chim đã bắt đầu có lửa, đã hót lai rai với giọng nhỏ. Lúc này ta chưa vội cho mái thúc, vì quả thực sức lực của chim chưa phục hồi đúng mức…

Thường thì từ lúc bắt đầu thay lông cho đến khi thay lông hoàn tất, nếu nuôi khéo, cũng phải mắt hai tháng là mau. Ngược lại, nếu việc nuôi dưỡng và chăm sóc vụng về không những thời gian thay lông của Họa Mi còn kéo dài thêm mà có khi còn làm chim chết nữa! Có nhiều trường hợp, vụ thay lông định kỳ chưa xong, đã kéo thêm việc thay lông bất thường nữa! Con chim thay lông suốt bốn năm tháng liền thì đến lúc nào mới hồi sức kịp? và thử hỏi sự chán nản nào bằng sự chán nản này đối với chủ chim?

Nhưng thay lông định kỳ là việc bình thường của chim không có gì đáng lo cả, mà tránh cũng không được, vì đó là một thứ bệnh hàng năm của chim. Thật ra, trong mùa thay lông mà chim không đủ sức thay lông mới đáng ngại. Nhiều khi chủ chim phải tự làm cho chim yếu sức đi phần nào để ép no thay lông cho bằng được.

Có một loại thay lông của chim làm cho người nuôi chim lo hơn cả là thay lông bất thường!

Tại sao gọi là thay lông bất thường? Đó là do con Họa Mi vướng vào một, hay cùng một lúc vài trường hợp sau đây:

-Do nuôi dưỡng không đúng mức: Chim cho ăn không đủ chất hổ dưỡng, hoặc là cho ăn bữa đói bữa no, hay là thay đổi thức ăn đột ngột khiến chim suy yếu và dẫn đến việc thay lông bất thường.

Muốn tránh trường hợp này thì phải cho chim ăn không những no đủ mà còn phải bổ dưỡng nữa. Như nuôi Họa Mi thì phải cho ăn cào cào mỗi ngày với số lượng khá. Thức ăn của chim nếu cần phải thay đổi thành phần nào thì phải thay đổi từ từ mỗi lúc một ít để chim tập ăn quen mùi dần…

-Do thiếu chăm sóc: Họa Mi vốn là giống chim trời, nay bị bắt nuôi trong chiếc lồng chật hẹp, tù túng, nếu lâu ngày không cho chim tiếp xúc với nắng gió, với nước thì chim dễ bị bệnh.

Mỗi ngày ta phải treo lồng ra ngoài để chim sưởi nắng độ nửa giờ để cơ thể chim hấp thụ được sinh tố D giúp đời sống chim được khỏe mạnh, vui tươi hơn. Nếu lâu ngày chim không được tắm nắng, hoặc là phải đứng ngoài nắng quá lâu chim sẽ bị hốc nắng nên suy, dễ dẫn đến việc thay lông bất thường. Vì hễ chim bị suy yếu là dễ dàng thay lông bất thường, không kể tháng nào trong năm, và mặc dầu vừa thay lông xong, nó vẫn có thể bị thay lông lại. Thay lông bất thường thì không thay lông toàn bộ như cách thay lông định kỳ, nghĩa là chỉ rụng một số lông cánh, lông đuôi hoặc lông mình, nhưng lại lầm suy yếu sức khỏe lâu ngày, có khi dẫn chim đến cái chết!

Kinh nghiệm cho thấy, nếu lâu ngày ta không cho Họa Mi tắm nước, cơ thể nó cũng bị suy yếu, và dẫn đến việc thay lông bất thường. Vốn là con chim xứ lạnh, gặp mùa viêm nhiệt, chim rất cần được tắm thường xuyên. Mỗi lần tắm của Họa Mi không lâu, chỉ khoảng đôi ba phút, nhung nó cần được tắm hàng ngày, như vậy tình thần và thể xác mới được sảng khoái…

Nếu chim bị tập dượt qua sức, nhất là với Họa Mi đá, khiến chim không có chút gì để nghỉ ngơi, dưỡng sức thì chúng bị suy kiệt sức khỏe đến trầm trọng và tất nhiên không tránh được thay lông bất thường. Nên nhớ chim cũng như người, sức khỏe dù tràn đầy cũng có mức độ định hạn của nó. Vắt kiệt sức lực quá mức là chuyện không nên, thể nào cũng dẫn đến bệnh hoạn, mà thường là bệnh nặng không sao gượng nổi!

Vì vậy, trong thời gian tập dượt, dù để dự thi hót hay đá, ta nên tranh thủ cho chim được dưỡng sức, nghỉ ngơi. Việc bắt chim tập dượt đến nỗi kiệt sức, chỉ làm cho nó tiêu hao sức lực thêm thôi, thì thử hỏi đến ngày thi hót, thi đá làm sao nó còn đủ sức để thi thố tài năng trước thiên hạ được?

Bằng chứng cho thấy, những chim Họa Mi sau những trận đá cật lực, thì dù thắng hay thua, con nào cũng tiêu hao sức lực quá nhiều. Chúng cần được tĩnh dưỡng ngay, phải được ăn uống bổ dưỡng và được chăm sóc chu đáo…Nếu không, có thể gặp phải hậu quả xấu khó lường.

Giới nuôi chim, không ai là không ngại việc thay lông bất thường. Một con chim dù khỏe mạnh đến đâu mà trong một năm, đã chịu mất ba tháng thay lông định kỳ, nay nếu phải thay lông bất thường một vài kỳ nữa thì… coi như suốt năm con chim phải sống trong sự suy sụp sức khỏe, không thể dùng vào việc hót hay đá nữa! Với con chim như vậy, liệu năm sau nó còn đủ sức hót hay đá được hay không? Những câu hỏi đó thường lởn vởn trong đầu óc của chủ nuôi, và thường thì những con chim xuống sức trầm trọng đó không còn chủ nuôi tin tưởng nữa…

Thay lông bất thường mới nhìn qua thi tưởng nhẹ, vì đâu có thay toàn cả bộ lông. Nhưng, có điều do sức khỏe của chim quá suy sụp, sức đề kháng chẳng được bao nhiêu nên nếu không được chăm sóc kịp thời thì mười con có thê bị chết đến tám, chín…

Việc chim thay lông bất thường vẫn có thể tránh được, nếu khâu cho ăn, và chăm sóc được chu đáo hơn.

0