Tình hình phát triển chăn nuôi vịt
trên thế giới Nhóm thủy cầm chân màng thuộc họ Anatidae trong bộ Anserformes được thuần hóa và phát triển ở vùng châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc và một số vùng ở châu Âu. Qua nhiều thời kỳ phát triển cho đến nay Trung Quốc và vùng Đông Nam Á là nơi có đàn vịt chiếm 82% tổng số vịt trên thế giới ...
trên thế giới
Nhóm thủy cầm chân màng thuộc họ Anatidae trong bộ Anserformes được thuần hóa và phát triển ở vùng châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc và một số vùng ở châu Âu. Qua nhiều thời kỳ phát triển cho đến nay Trung Quốc và vùng Đông Nam Á là nơi có đàn vịt chiếm 82% tổng số vịt trên thế giới (Lê Bá Lịch, 2001). Sản lượng thịt vịt chiếm tỷ lệ 0,69% (1991), 1, 14% (2000) trong tổng sản lượng thịt các loại nói chung, 3,4% (1991), 4,2% (2000) và 4,33% (2002) trong số thịt cầm nói riêng. Tỷ lệ thịt vịt và thịt ngỗng có xu hướng ngày càng tăng. Trứng vịt không được phổ biến trên thế giới như thực phẩm nhưng ở châu Á trứng vịt cũng chiếm tỷ lệ khoảng 35 – 40% trong tổng số trứng.
Hiện nay trên thế giới, ngành chăn nuôi vịt có nhiều tiến bộ nhanh về công tác giống với nhiều giống và tổ hợp lai mới theo hướng chuyên thịt và chuyên trứng. Tùy vào nhu cầu về thịt và trứng của thị trường từng khu vực mà tốc độ phát triển về đầu vịt và sản lượng thịt trứng khác nhau, ở châu Âu nhu cầu về thịt vịt tăng không ngừng mà số lượng vịt nuôi không tăng nhiều nên đã phải nhập khẩu số lượng lớn thịt vịt. Có nhiều nghiên cứu cho thấy thịt vịt nói riêng, thịt thủy cầm (nhóm chân màng) nói chung có chứa nhiều axit béo không no omega 3 như oleic, linoleic, chứa ít axit béo no hơn so với thịt gà, thịt heo và thịt bò nên những vùng dân cư ăn nhiều thịt vịt, thịt ngỗng tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch thường thấp hơn so với các vùng khác (c. Reno, 1987). Sản lượng thịt vịt và thịt gia cầm năm 1991, 2000 và 2002 (triệu tấn)
Ở châu Á, trứng vịt là món ăn phổ biến của nhiều vùng dân cư, thịt vịt và trứng vịt ở vùng châu Á là món ăn đặc sản như vịt quay Bắc Kinh, ngỗng quay Mã lai nổi tiếng trên thế giới.
Số lượng vịt tăng nhiều ở khu vực châu Á, hiện nay hơn 80% số vịt được nuôi ở châu Á, trong đó Trung Quốc là nước có số đầu vịt và ngỗng nhiều nhất thế giới và Việt Nam đứng vị trí thứ 2 Những nước có số đầu vịt và sản lượng thịt vịt đứng đầu thế giới năm 2001
tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới và nền văn minh lúa nước. Việt Nam có diện tích đất trồng lúa ước trên 4,3 triệu hecta. Ngoài ra còn có diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi, kênh rạch lên đến hàng vạn hecta nên chăn nuôi vịt là ngành chăn nuôi truyền thống lâu đời. Trải qua thời gian dài phát triển ngành chăn nuôi vịt đã hình thành nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau. Thời gian gần đây số đầu vịt của Việt Nam tăng nhanh, Việt Nam đứng thứ 5 về số đầu vịt năm 1998 đã vươn lên vị trí thứ 2 năm 2001.
Số đầu vịt nuôi ở Việt NamThời kỳ 1995 – 2000 sản xuất được 45.000 tấn thịt vịt, chiếm tỷ lệ 25% tổng số thịt gia cầm. Trứng vịt 0, 8 – 1, 0 tỷ quả trứng vịt, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng trứng gia cầm, sản xuất 2000 – 3000 tấn lông vịt năm. Đến năm 2005 số vịt tăng bình quân 7%/nàm, đạt 70 nghìn tấn thịt vịt, 1,5 tỷ quả trứng vịt và 3500 tấn lông. Số lượng vịt tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000, từ đó sản lượng thịt vịt và trứng cũng tăng đáng kể nhưng lượng thịt vịt tiêu thụ trên đầu người ở Việt Nam từ 0,7 – 0,8 kg là rất thấp vì vậy theo nhận định của các chuyên gia thì phát triển chăn nuôi vịt cần đẩy mạnh hơn nữa.