Các giống vịt xiêm (ngan)
Loại thủy cầm được nuôi phố biến ở Việt Nam từ miền Bắc thường gọi là con ngan, đến miền Nam là con vịt Xiêm, thuộc loài Cairnia niochata với tên là Muscovy Vịt Xiêm có sức sống cao, có thể thích nghi với môi trường cạn và môi trường nước, chịu khó kiếm mồi, đẻ trứng, và nuôi con khéo. Ở Việt ...
Loại thủy cầm được nuôi phố biến ở Việt Nam từ miền Bắc thường gọi là con ngan, đến miền Nam là con vịt Xiêm, thuộc loài Cairnia niochata với tên là Muscovy
Vịt Xiêm có sức sống cao, có thể thích nghi với môi trường cạn và môi trường nước, chịu khó kiếm mồi, đẻ trứng, và nuôi con khéo. Ở Việt Nam, vịt Xiêm được phát triển ở hầu hết các địa phương với quy mô gia đình vài con đến vài chục. Vịt đẻ trứng, tự ấp và nuôi con 1 – 2 tháng lại đẻ tiếp lứa sau. Vịt Xiêm nội sinh sản quanh năm, mỗi năm đẻ 3 – 6 lứa phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, nếu không cho ấp thì vịt mái sớm đẻ lại và năng suất trứng cao hơn. Mỗi lứa đẻ khoảng 13 – 20 trứng. Hiện nay, do một số vùng coi vịt Xiêm là loại vịt đặc sản nên kỹ thuật nuôi cũng được cải tiến nhiều theo hướng sản xuất hàng hóa, nhập một số giống vịt Xiêm cao sản của Pháp tạo nên một ngành chăn nuôi mới có nhiều triển vọng phát triển tốt vì vịt Xiêm có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt, kiếm mồi giỏi, khả năng sử dụng thức ăn thô xanh như rau, bèo, cỏ tốt hơn vịt, sau 5 tuần có thể sử dụng 30 – 40% thức ăn thỏ xanh. Thịt vịt Xiêm thơm ngon, da mỏng ít mỡ, cơ ức và cơ đùi dày hơn vịt. Một nhược điểm của vịt Xiêm là trọng lượng vịt mái chỉ bằng 54% trong lượng vịt trống. Ở Việt Nam hiện có một số giống sau: Vịt xiêm
Giống vịt Xiêm nội
Vịt loang đen trắng (ngan sen): có tầm vóc thanh nhẹ, đi nhẹ nhàng, chiếm tỷ lệ lớn tới 65,41% trong tổng đàn vịt Xiêm. Khi mới nở vịt con có lông vàng rơm với những vết loang đen trên vùng đầu, cổ và thân, vịt trưởng thành có bộ lông loang đen trắng, mỏ và chân thường có màu xám. Vịt loang đen trắng (ngan sen)
Vịt Xiêm trắng (ngan ré): có bộ lông trắng, dáng thanh nhẹ, chiếm khoảng 30% tổng đàn vịt Xiêm. Khi mới nở vịt con có màu lông vàng chanh, chân và mỏ vàng hoặc xám. Vịt Xiêm trắng (ngan ré)
Vịt Xiêm đen (ngan trâu): toàn thân đen có ánh xanh biếc, thân hình to thô, nặng nề hơn hai loại vịt trên, chiếm số ít, khoảng 4, 5% trong tổng đàn. Vịt Xiêm đen (ngan trâu)
Vịt Xiêm nội có đặc điểm chung là đầu thanh nhỏ, trán phẳng. Vịt xiêm chậm chạp, hiền lành, thích hợp nuôi trên vườn cũng như dưới nước. Trọng lượng 3 tháng tuổi vịt trống nặng 2,9 – 3 kg, vịt mái nặng 1,6 – 1,8 kg. Lúc 1 năm tuổi vịt trống nặng 3,8 – 3,9kg, vịt mái nặng 2 – 2,2 kg, Vịt Xiêm bắt đầu đẻ trứng lúc 6,5 tháng tuổi nếu nuôi dưỡng tốt, khi nuôi dưỡng kém có thể kéo dài tới 9 – 10 tháng mới bắt đầu đẻ.
Theo tác giả Lưu Kỷ, vịt Xiêm có thể khai thác đẻ trứng giống trong 3 năm, mỗi năm bình quân vịt loang đen trắng được 65 trứng, vịt trắng 69 trứng. Vịt Xiêm ấp và nuôi con giỏi, mỗi vịt mái một năm được khoảng 60 – 65 vịt con tương ứng.
Viện Chăn nuôi quốc gia nghiên cứu trên 2 giống vịt nội loang đen trắng và vịt trắng cho thấy năng suất của vịt Xiêm nội nuôi chăn thả với kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt rất khả quan.
Nhóm vịt Xiêm nhập nội
Vịt Xiêm cao sản là sản phẩm của hãng Grimaud Freres của Pháp được nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90. Với năng suất cao, thịt có phẩm chất tốt, thích nghi cao với điều kiện khí hậu Việt Nam nên vịt Xiêm Pháp phát triển nhanh và mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Những năm gần đây thịt vịt Xiêm được coi như món ăn, đặc sản của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Do thịt vịt Xiêm bị kiêng kỵ ở một số vùng nên phát triển chậm ở các tỉnh phía Nam. Hiện nay Viện Chăn nuôi quốc gia đang chọn lọc và phát triển 3 dòng vịt Xiêm cao sản.
Dòng vịt Xiêm R31 loang trắng đen: là dòng vịt nặng cân được tuyển chọn theo hướng siêu thịt. Vịt con mới nở có màu lông vàng chanh với những vết phớt đen ở lưng và đuôi. Vịt trưởng thành bộ lông loang trắng đen, thần hình to thô, nặng nề, ức phẳng. Mỏ trắng có vết đen, chân màu xám. Trọng lượng vịt con mới nở 60 – 65 g, trọng lượng lúc 10 – 11 tuần vịt trống nặng 4,5 kg, vịt mái nặng 2,4 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 68%. Dòng vịt Xiêm R31 loang trắng đen
Tiêu tốn thức ăn/kg thể trọng là 2,7 – 3,0 kg.
Vịt bắt đầu đẻ lúc 26 – 28 tuần tuổi, vịt mái đẻ theo 2 chu kỳ, chu kỳ 1 từ 26 tuần tuổi kéo dài 24 – 28 tuần, chu kỳ 2 từ 64 – 86 tuần, kéo dài 22 – 24 tuần. Giữa 2 chu kỳ và ngưng đẻ khoảng 10 – 12 tuần. Sản lượng trứng 2 chu kỳ khoảng 180 – 190 quả, tỷ lệ trứng có phôi cao, 93 – 95 %t tỷ lệ ấp nở khoảng 80%.
Dòng vịt trắng R51: vịt con mới nở lông vàng rơm, con trưởng thành lông trắng tuyền, thỉnh thoảng có đốm đen trên đầu. Thân hình có vẻ nhẹ nhàng hơn dòng vịt loang, mỏ trắng co vết đen, chân vàng. Trọng lượng vịt con 60 – 65 g, có thể xuất thịt lúc 10 – 11 tuần tuổi với trọng lượng trống 4,0 – 4,2 kg, mái nặng 2,1 – 2,3 kg, tiêu tốn 2,8 – 3,0 kg thức ăn cho 1 kg thể trọng. Tỷ lệ thịt xẻ 66 – 67 %, Khả năng sinh sản tương đương với dòng vịt loang R31.
Dòng vịt trắng R51Vịt Xiêm siêu nặng: có bộ lông trắng tuyền, vịt con mới nở màu vàng rơm giống như vịt dòng R51 nhưng khả năng sinh trưởng cao hơn, ức phẳng, đùi lớn. Vịt con mới nở nặng 65 – 70 g, con trống nặng 4,6 – 5, 5 kg và con mái nặng 2, 8 – 3,0 kg lúc 10 – 11 tuần tuổi. Tỷ lệ thịt xẻ 62%. Khả năng sinh sản thấp hơn 2 dòng trên, bắt đầu đẻ lúc 28 tuần, sản lượng trứng 2 chu kỳ là 170 – 180 trứng.
Cả 3 dòng vịt Xiêm Pháp có tính thích nghi cao, có thể phù hợp với nuôi nhốt thâm canh trên sàn hoặc chuồng nền, cũng có thể nuôi thả vườn.