Thức ăn trong chăn nuôi gà ác và gà H’Mông
Cũng như các loại gia cầm khác, thức ăn trong chăn nuôi và gà H’Mông có nhiều loại khác nhau nhưng tựu chung lại chúng gồm có các nhóm thức ăn sau: Thức ăn thực vặt và thức ăn động vật Thức ăn thực vật giàu bột đường là thành phần chủ yếu trong thức ăn hỗn hợp. Thức ăn này có thể bao ...
Cũng như các loại gia cầm khác, thức ăn trong chăn nuôi và gà H’Mông có nhiều loại khác nhau nhưng tựu chung lại chúng gồm có các nhóm thức ăn sau: Thức ăn thực vặt và thức ăn động vật
Thức ăn thực vật giàu bột đường là thành phần chủ yếu trong thức ăn hỗn hợp. Thức ăn này có thể bao gồm: thóc, ngô, cám gạo, khoai, sắn. Thóc
Thóc: Trong phương thức chăn nuôi truyền thống (chăn thả tự do hoặc bán chăn thả), thóc thường được sử dụng như một nguồn thức ăn chính, ngoài ra gà còn tự kiếm thêm các thức ăn giàu đạm khác. Thành phần dinh dưỡng của thóc gồm có năng lượng trao đổi chiếm 2.630 – 2.860 Kcal/kg, protein chiếm 7,8 – 8,7%, mỡ 1,5 – 2,7%, xơ 10 – 12%.
Ngô: là thức ăn cơ sở của gia cầm, tỷ lệ ngô chiếm tới 50 – 70% trong khẩu phần. Ngô có hàm lượng năng lượng cao nhất trong các loại ngũ cốc. Giá trị năng lượng trao đổi của ngô là 3.200 – 3.400 Kcal/kg. Ngô thường được dùng để điều chỉnh hàm lượng năng lượng trong thức ăn hỗn hợp. Ngô
Tỷ lệ protein thô chiếm 8 – 10%, xơ thô chiếm 2%. Hàm lượng mỡ trong ngô khá cao (4 – 4,5%). Ngô là nguồn thức ăn bổ sung caroten làm tăng giá trị của sản phẩm chăn nuôi (lòng đỏ trứng sẫm hơn, thơm ngon hơn, da vàng hơn…). Chính vì ngô có hàm lượng mỡ cao nên cần lưu ý khi bảo quản, tránh hiện tượng nhiễm nấm mốc rất nguy hiểm cho gia cầm.
Cám gạo: là nguồn bổ sung vitamin nhóm B rất quan trọng, đồng thời hàm lượng protein trong cám gạo cũng khá cao 13%, năng lượng trao đổi chiếm tới 2.527 Kcal/kg. Một trong những nhược điểm của cám gạo là có chứa men lipaza phân giải lipit làm cho cám thường có mùi khét, đắng nên rất khó bảo quản.
Khoai lang cũng là một nguồn thức ăn giàu bột đường, hàm lượng năng lượng trao đổi chiếm tới 2.643 – 2.793 Kcal/kg. Trong chăn Ác và gà H’Mông chăn thả, người dân có thể sử dụng thêm một lượng nhỏ khoai lang nấu cùng với cám cho gà ăn.
Sắn cũng là loại thức ản giàu tinh bột, hàm lượng năng lượng trao đổi cao 3.200 Kcal/kg. Nhưng trong sắn có acid xianhydric (HCN) gây độc cho người và gia súc, gia cầm, nên cần thận khi sử dụng sắn làm thức ăn cho gia cầm.
Thức ăn thực vật giàu đạm: gồm các loại hạt cây họ đậu và các phụ phẩm của chúng: đó là các loại khô dầu. Đại diện lớn nhất của loại thức ăn này là đỗ tương, đỗ xanh, lạc. Đặc điểm nổi bật của các loại thức ăn này là giàu protein và các acid amin không thay thế.
Đỗ tương: là thức ăn thực vật giàu protein. Tỷ lệ protein trong hạt chiếm 36 – 39%, trong khô dầu chiếm 44 – 47%, năng lượng trao đổi trong hạt chiếm 3.380 – 3.400 Kcal/kg, trong khô dầu chiếm 2.250 – 2.850 Kcal/kg. Đỗ tương rất giàu acid amin, nhất là lysine và trypthophan. Đỗ tương và khô đậu tương là nguồn protein thực vật chủ yếu trong thức ăn của gà. Đỗ tương rang vừa thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà, đồng thời hạn chế được các tác nhân gây hại của đỗ tương.
Lạc: Thông thường hạt lạc ít được sử dụng trong chân nuôi gia cầm. Người ta thường dùng khô dầu lạc. Hàm lượng protein trong khô dầu lạc nhân lên đến 45 – 46%, tỉ lệ xơ 5,7%, năng lượng trao đổi trong khô lạc nhân là 2.900 – 3.000 Kcal/kg. Nhược điểm lớn nhất của khô dầu lạc là tỷ lệ nhiễm nấm mốc rất cao. Lưu ý khi sử dụng, nếu phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm nấm mốc thì phải loại ngay. Nấm mốc trong khô lạc và lạc nhân thường sản sinh một loại độc tố rất độc đó là aflatoxin. Việc bảo quản khô dầu lạc và lạc nhân cần hết sức chú ý.
Thức ăn động vật
Thức ăn động vật bao gồm bột cá, bột đầu tôm, bột xương….Với các loại thức ăn này hàm lượng protein cao và có chứa đầy đủ các acid amin cần thiết. Tuy nhiên ngày nay ở các nước phát triển việc sử dụng protein có nguồn gốc động vật bị hạn chế ở mức thấp nhất để sản xuất ra những sản phẩm hoàn toàn an toàn và hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bột cá được chế biến chủ yếu từ cá biển, phơi, sấy khô, nghiền nhỏ. Thành phần dinh dưỡng của bột cá tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Trong bột cá loại 1 hàm lượng protein 60%, loại 2: 45 – 50%, loại 3: 35 – 45%; độ ẩm 9 – 10%. Bột cá có chứa hàm lượng acid amin không thay thế khá cao: lysine 4,8 – 5,0%, methionine; 1,6 – 1,8%, systine: 0,6 – 0,8%. Năng lượng trao đổi 2.850 – 2.900 Kcal/kg.
Ở những nơi có nguồn tôm cá phong phú, người dân thường phơi khô dự trữ để sử dụng làm thức ăn bổ sung cho gia cầm. Bảo quản bột cá ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị nhiễm nấm mốc. Bột tôm
Bột đầu tôm: được chế biến từ đầu, càng và vỏ tôm, là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng. Hàm lượng protein chiếm tới 33 – 34%, Lượng sử dụng tối đa trong chăn nuôi gà chỉ là 5%.
Bột xương thịt: chế biến từ xương động vật có tỷ lệ protein 43%, Calcium 14,5%, Phosphor 4,5%. Vai trò của bột xương trong khẩu phần chủ yếu làm cân bằng khoáng Calcium và Phosphor. Tỷ lệ pha trộn trong thức ăn của gà từ 1 – 2,5%.
Thức ăn bổ sung
Gồm nhiều loại thức ăn bổ sung như bổ sung vitamin, bổ sung khoáng. Bổ sung vitamin là hỗn hợp trộn sẵn theo nhu cầu của gia cầm có 13 loại vitamin và chất đệm vừa đủ gồm vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, PP, cholin, acid folic, piridoxin, chất chống oxy hoá, kháng sinh.
Bổ sung khoáng là các phức hợp muối có chứa calcium, phosphor, muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.
Ở nước ta hiện nay có 3 loại premix vitamin – khoáng cho gà sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 3142- 79 dùng cho gia cầm ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Bột xương, bột vỏ hến, vỏ sò chính là nguồn bổ sung khoáng quan trọng trong chăn nuôi gà.