Quy trình ấp trứng gà ác nhân tạo
Ấp nhân tạo là tạo các điều kiện thích hợp cho phôi phát triển giai đoạn ngoài cơ thể mẹ một cách hoàn chỉnh. Việc nhân tạo là tạo điều kiện cho phôi phát triển một cách bình thường. Các chỉ tiêu ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: súc khoẻ và dinh dưỡng của đàn mái sinh sản, tỷ lẹ trống/mái, ...
Ấp nhân tạo là tạo các điều kiện thích hợp cho phôi phát triển giai đoạn ngoài cơ thể mẹ một cách hoàn chỉnh. Việc nhân tạo là tạo điều kiện cho phôi phát triển một cách bình thường. Các chỉ tiêu ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: súc khoẻ và dinh dưỡng của đàn mái sinh sản, tỷ lẹ trống/mái, thu nhặt ữứng, chọn trứng, bảo quản trứng, chế độ ấp…vì vậy không thể bỏ qua các khâu thì mới đạt được hiệu quả cao.
Máy ấp bán công nghiệp được các cơ sở trong nước sản xuất nhằm mục đích giúp những cơ sở ấp trứng gia cầm và các nhà chăn nuôi có thể đưa vào ấp trứng với một số lượng lớn tạo ra một lúc nhiều sản phẩm mang tính công nghiệp, nâng cao được chất lượng con giống thay thế cho phương thức ấp trứng thủ công hoặc ấp tự nhiên của gia cầm.
Đặc điểm của trứng gà Ác
là giống gà có cơ thể nhỏ nhất trong tất cả các giống gà nội. Khối lượng cơ thể lúc 16 tuần tuổi gà trống đạt 725 g và gà mái đạt 565g. Do có khối lượng cơ thể nhỏ như vậy nên trứng gà Ác cũng vào loại nhỏ nhất. Khối lượng trứng gà Ác giai đoạn đẻ 5% đạt 21,6g, ở 38 tuần tuổi đạt 30,5g. Khối lượng trứng bình quân của cả chu kỳ đẻ đạt 31,0g. Trứng gà Ác ở dạng hơi tròn với chỉ số hình dạng là 76,7% (trứng gà có chỉ số hình dạng lý tưởng là 74, hơi tròn là >76 và hơi dài là <69). Chỉ số chiều dài/chiều rộng của trứng đạt 1,3- Chiều cao lòng đỏ là 15,7 mm, Đơn vị Haugh đạt 82,9. Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng đạt 74,6%
Độ dày vỏ trứng đạt 0,3 mm. Theo một số tác giả như Pingel và Jeroch (1980), Scholtyssek (1987) thì độ dày lý tường của trứng gà nằm trong khoảng 0,26-0,34 mm. Độ chịu lực của trứng gà Ác là 3,9 kg/cm2, nằm ở mức trung bình so với các giống gà khác.
Do đặc điểm của trứng ở dạng hơi tròn nên phần nào ảnh hường đến tỷ lệ nở khi được ấp theo phương pháp nhân tạo.
Quy trình ấp trứng gà Ác
Chọn và khử trùng trứng
Chọn những trứng có khối lượng trung bình, hình thái cân đối, không chọn những trứng quá nhỏ, quá dài hoặc quá tròn, loại bỏ những trứng vỏ mỏng, trứng có dị tật, có vết máu, trứng sần sùi…Trứng sau khi được thu gom phải được xử lý, xông, sát trùng bằng bằng Focmol + thuốc tím trong tủ xông trong thời gian 30 phút, sau đó đưa vào phòng bảo quàn lạnh nhiệt độ 15-18 °C, ẩm độ 80%.
Bảo quản trứng
Bảo quản trứng là việc rất cần thiết, mục đích giữ cho phôi không phát triển quá sớm trong thời gian chờ ấp, đặc biệt trong điều kiện mùa hè thì việc bảo quản trứng là rất cần thiết. Thời gian bảo quản trứng gà Ác tốt nhất là 4 ngày và được vượt quá 7 ngày. Nhiệt độ bảo quản trứng tù 15-18oC và ẩm độ tương đối từ 75-80% (ẩm độ bảo quản quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưòng đến tỷ lệ ấp nở). Trong thòi gian bảo quản mỗi ngày nén đảo trứng một lần kết hợp chuyển trứng ra khỏi kho lạnh 2 giờ trong điều kiên nhiệt độ 24oC để đánh thức phôi.
Trong điều kiện không có kho lạnh thì để trứng nơi mát, không xếp các khay trứng chổng lên nhau, duy trì độ ẩm bằng cách vẩy nước ra nền nhưng thời gian bảo quản khỏng quá 4 ngày,
Xếp trứng vào ấp
Việc xếp trứng vào ấp phải được thực hiện đúng thì mới đảm bảo chất lượng ấp nở. Xếp đầu nhọn xuống dưới, buồng khí lên phía trên. Trước khi xếp trứng vào khay ấp phải chuyển trứng ra khỏi kho lạnh ít nhất từ 3-5 giờ, để nhiệt độ của trứng tàng lên dần dần, giảm bớt tác động của nhiệt đến sự phát triển của phôi và hạn chế tình trạng lòng trắng dính vào vỏ, nhờ vậy mà không bị stress nhiệt khi đưa vào máy ấp.
Khay ấp phải được thiết kế riêng cho việc ấp trứng gà Ác, xếp nghiêng khoảng 18-45°, hai đầu rãnh xếp phải chèn giấy mềm để trứng tránh đổ, khi đảo trứng, chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở.
Chuẩn bị máy ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp ta cần kiểm tra kỹ lưỡng máy ấp. Nếu có điều kiện phải cho máy chạy trước 42 giờ và xác định tình trạng hoạt động của máy. Nếu như có bộ phận nào hỏng hoặc trục trặc cần tiến hành sửa chữa ngay. Nếu máy đã để lâu phải tiến hành cọ rửa máy trước đó 1 tuần. Từ khi vệ sinh máy xong phải tiến hành xông sát trùng máy 3 lần. Lần thứ 1 xông 35g thuốc tím và 70cc Formol/1m3 không khí và không mở của máy trong 1 ngày. 3 ngày sau xông lại theo tỷ lệ 75,5g thuốc tím + 35cc Formol/1m3 và ngày cuối cùng trước khi đua trứng vào ấp cũng theo tỷ lệ xông này và xông trong 1 tiếng.
Đưa trứng vào ấp
Trứng đưa vào ấp phải được đưa ra khỏi phòng bảo quản lạnh trước 8 tiếng để trứng nóng dần lên bằng nhiệt độ môi trường để kích thích sự hoạt động trở lại của phôi. Nếu ta không lấy ra trước khi đưa vào ấp do thay đổi nhiệt đô đột ngột từ thấp lên cao sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi. Trứng đưa vào ấp phải được ghi chép đầy đủ có ký hiệu để tránh sơ suất bỏ sót khi sang nở.
Dù là loại khay ấp nào khi xếp trứng vào ấp ta đều phải xếp đầu nhọn xuống dưới, đầu tù lên trên.
Công việc được tiến hành khi trứng đã ấp được 18-18,5 ngày. Khi chuyển trứng cần làm nhanh gọn trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn phải đảm bảo không làm dập vỡ trứng. Trứng ấp sau khi được soi để loại bỏ những trứng sám, chết phôi, số còn lại được chuyển sang khay nở.
Ra gà con
Phải làm sẵn các hộp đựng gà con. Các hộp này phải được làm bằng cáctông cứng, sạch, xung quanh hộp và nắp phải có đục lỗ để đảm bảo độ thông thoáng. Phía 4 góc trên nắp hộp phải có một đoạn cáctông nhô lên để ngăn cách đáy hộp trên và nắp hộp dưới khi đặt chồng lên nhau, tối thiểu phải đạt 3cm. Mỗi hộp phải có 4 ngăn trong có vỏ bào bằng gỗ khô, sạch đã được xông sát trùng. Lấy từng khay nở ra khỏi máy, khi bắt gà con có thể kẹp nhẹ vào cổ bằng các ngón tay, một tay 2 con và tay kia 3 con quan sát loại bỏ những con khuyết tật (hở rốn, khoèo chân, mù mắt… các con gà không đủ tiêu chuẩn giống) khi gà đủ 100 con (mỗi ngăn 25 con) thì đóng nắp hộp lại.
[AdSense-A]
Các gà được chọn là những gà loại 1 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Chân đứng vững và thẳng
– Mắt tròn sáng
– Lông đều, bông, sạch, có màu đặc trưng của giống.
– Chân, mỏ lành lặn không bị dị hình.
– Rốn khỏ và khép kín.
– Bụng mềm và thon
– Khối lượng và kích thước bình thường.
Khi lấy hết gà ra khỏi máy thì ngắt điện để máy nở ngừng hoạt động và tiến hành các hoạt động vệ sinh máy.
Chế độ ấp
Chế độ ấp: Là một tập hợp các yếu tố bao gổm: nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng và đảo trứng.
Nhiệt độ ấp
Máy ấp đơn kỳ
Là máy ấp mà tất cả các số trứng trong máy đều vào cùng 1 lúc nên có cùng 1 tuổi ấp giống nhau. Vì vây máy này có chế độ ấp thay đổi tu ỳ theo sự phát triển cùa phôi, các máy ấp đơn kỳ cho phép ấp và nở trong cùng một máy. ưu điểm của máy đơn kỳ là điều khiển được chế độ ấp tốt nhất cho sự phát triển của phôi, sau đợt ấp có thể cọ rửa, vệ sinh sát trùng máy ấp. Nhược điểm là không tận dụng hết công suất máy, phải đóng nhiều máy (thường 3 máy ấp 1 máy nở), tiêu hao điện năng cao
Máy ấp đa kỳ
Là máy ấp có công suất lớn. Trong đó trứng vào ấp theo những thời gian khác nhau, thường là 6 đợt. Vì thê có các tuổi ấp khác nhau và vì vậy chế độ ấp nở máy ấp đa kỳ là chế độ cố định. Máy ấp đa kỳ đòi hỏi phải có máy nở riêng. Máy có ưu điểm là tận dụng được công suất máy, tiêu hao điện năng ít hơn do tận dụng được nhiệt phát ra từ các lô ấp có nhiều tuổi phôi hơn, nhược điểm là cố định chế dộ ấp (nhiệt, ẩm), khó khăn trong việc tu dưỡng, sửa chữa, vệ sinh máy trong quá trình ấp.
Máy ấp đơn kỳ:
Từ ngày 1-11: 37,7-37,8°c
Từ ngày 12-17: 37,2-37,4°C
Ngày 15: 37,2°c
Ngày 19: 37-37,l°c
Ngày 20-21: 36,5-36,8°c
-Máy ấp đa kỳ
Nếu là đợt ấp trứng đầu tiên thì từ ngày 1-15 để nhiệt độ 37,7°c. Sau đó hạ xuống 37,5°c và cố định tại đó.
Khi ấp hết ngày thứ 18 trứng được chuyển sang máy nở, nhiệt độ máy nở lúc này là 36,8-37°C.
Ẩm độ
Để tạo ẩm độ trong máy ấp, máy nở có nhiều kiểu khác nhau, đơn giảm nhất là loại có khay đựng nước ỏ trong và cho bay hơi tự nhiên.
-Ẩm độ tuyệt đối: Là lượng nước (ở thể khí) có trong 1m3 không khí. Nếu không có thêm hơi nước thì ẩm độ này khống thay đổi với bất kỳ nhiệt độ nào.
-Ẩm độ tương đối: Không tính lượng nước mà cho ta biết khả nàng nước có thể bay hơi vào không khí cho đến khì bão hoà với một nhiệt độ nhất định, ẩm độ tương đối được tính bằng %.
Thí dụ: Ẩm độ: 80% nghĩa là với nhiệt độ đó không khí có thể nhận thêm 20% hơi nước nữa mới bão hoà.
Chính vì dựa vào lượng nuớc còn có thể bay hơi vào không khí nên người ta đo ẩm độ tương đối bằng sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt kế thường và nhiệt kế bắc ẩm.
Ẩm độ dùng để ấp nở gà H’Mông như sau:
[AdSense-A]
-Máy ấp đơn kỳ:
1-6ngày: 32,5-3 l°c (62-68%)
gày: 30°c (55-60%)
11- 18ngày: 29°c (52-55%)
19-21 ngày: 30-32,5°c (65-70%)
-Máy đa kỳ: 29-29,5°c (55-60%)
-Máy nở: 30-32,5(,c (65-70%)
Thông thoáng
Độ thông thoáng khí trong máy ấp phải đảm bảo 1 chế độ ấp đồng đều trong các vùng của máy. Độ thông thoáng của máy được đảm bảo bởi quạt gió, các quạt này được bố trí khác nhau tuỳ thuộc vào loại máy. Dựa trên nhiệt độ và ẩm độ của máy chúng ta điều chỉnh độ mở của lỗ thông gió cho thích hợp.
Tiêu chuẩn để đảm bảo độ thông thoáng ở máy ấp đa kỳ là khi gió ra khòi quạt phải đạt tốc độ 17m/s, nồng độ ôxy là 21%, nồng độ C02 không quá 0,3%,
Đảo trứng
Thực hiên đảo trứng 1-2 giờ/ lần, khi đào trứng phải đảm bảo khay nằm nghiêng một góc 45o so với phương thẳng đứng
Kiểm tra sinh học (soi trứng)
Để đánh giá đúng quá trình phát triển của phôi và tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ nở cần phải kiểm tra sinh học trong quá trình ấp nhằm mục đích:
-Đánh giá chất lượng sinh học của trứng
-Lặp một chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể
-Xác định nguyên nhân các đợt ấp có kết quả xấu
-Định ra các phương pháp nâng cao chất lượng gà con
Kiểm tra lần thứ nhất
Kiểm tra lần 1 lúc phôi đã được 6 ngày tuổi. Khi soi trứng ta soi ở đầu tù, mục đích là loại bỏ trứng không phôi (trứng không được thụ tinh) và chết phôi sớm. Đánh giá sự phát triển của phôi thông qua mạng mạch máu, phôi phát triển tốt mạng mạch máu căng bao phủ rộng. Ở lần kiểm tra này cần tiến hành cân trứng để đánh giá sự giảm trọng lượng của trứng trong quá trình ấp. Đối với trứng ấp tỷ lê giảm trọng lượng trung bình giai đoạn (1-6 ngày) không vượt quá 0,5-0,6%/ngày
Kiểm tra lần 2
Kiểm tra 10% hoặc 1 khay đă kiểm tra lẩn 1 tiến hành vào ngày thứ 11 khi soi trứng ta soi ở đẩu nhọn. Mục đích để đánh giá sự phát triển của màng niệu nang. Nếu trứng tốt thì màng niệu nang khép kín hoàn toàn ở đầu nhọn của trứng. Tiến hành cân trứng (cân những quả đã được đánh dấu ở lần cân thứ nhất) để đánh giá sự giảm trọng lượng của trứng trong quá trình ấp (11 ngày) tỷ lệ này cần đạt 0,6%/ngày trả lên (có thể 0,7 đến 0, 8%). Nếu màng niệu nang chưa kép kín cần điều chỉnh lại chế độ ấp cho phù hợp.
Kiểm tra lần 3
Tiến hành vào 18 ngày kết hợp chuyển trứng sang máy nở, nhằm mục đích đánh giá sự phát triển của phôi (xem phôi có khoẻ có khả nàng nhoi đầu lên buổng khí) và tỷ lê % chết phôi giai đoạn 2…Nếu tỷ lệ này cao cần xem xét lại chế độ ấp và dinh dưỡng của đàn bô mẹ. Dấu hiệu đặc trưng của trứng đã chuẩn bị tốt để nở là khi soi trứng ta thấy đầu nhọn của trứng đã tối sẫm hoàn toàn. Điều này chỉ ra rằng phối đã tận dụng hết lòng tráng. Ngoài ra nó cung chứng tỏ lòng đỏ đã được tận dụng tốt, bởi vì các chất trong túi lòng đỏ (sau khi đã hết lòng trắng) là nguồn cung cấp thức ăn duy nhất cho phôi, Đồng thời ta cũng biết phõi lớn và nằm chiếm toàn bộ khoang trứng (trừ buồng khí) và lấp kín phía đầu nhọn của trứng. Một trong những dâu hiệu khác để nhận biết mức độ phát triển phôi trong giai đoạn giữa của quá trình ấp là sự bay hơi nước của trứng. Nếu trong giai đoạn giữa của quá trinh ấp (11-19 ngày) phòi phát triển tốt thì buồng khí sẽ chiếm khoảng 1/3 thể tích trứng
Dựa vào kiểm tra sinh vật học ta đánh giá tìm nguyên nhân và để ra biện pháp khắc phục cho các lô ấp sau.
Phân tích tỷ lệ chết phôi
Phân tích sự phân bố tỷ lệ phôi chết trong các thời kỳ khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những số liệu quan trọng để hoàn chỉnh công việc kiểm tra sinh học. Tuy nhiên những kết luận rút ra được dựa trên các số liệu này chỉ nên coi như những kết luận sơ bộ cần phải kiểm tra lại và dựa vào kết quả giải phẫu phôi sau này để khẳng định lại những nguyên nhân chết phôi, sơ đồ sau đây cho biết những nét chung sau một đợt ấp.
Vệ sinh sát trùng tại trạm ấp
Mục đích
Vệ sinh tại trạm ấp nhằm hai mục đích chính:
-Góp phần cho một tỷ lệ ấp nở cao.
-Đảm bảo cho đàn gà con nở ra khoẻ mạnh và sạch bệnh.
Vì vậy cho dù tốn kém, đôi khi rất phiền phức và mất còng nhưng chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hảnh một cách tự giác các quy ưình vệ sinh tại trạm ấp, không được cắt giảm một cách tuỳ tiên.
Nội quy trạm ấp
Nội quy của trạm ấp có thể không giống nhau hoàn toàn do có sự khác nhau về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như điều kiện thực tế cho phép. Sau đây là những điểm mà mỗi trạm ấp có điều kiện nên đưa vào nội quy của mình để thực hiện:
-Đối với cán bộ và công nhân của trạm:
Ra vào trạm ấp phải đi qua phòng thường trực và sát trùng giày dép ở cửa ra vào. Phải thay quần áo tắm, tắm rửa và dùng dày dép quần áo riêng của trạm ấp. Không được cho động vật, chim chóc vào trạm ấp, không mang các đồ dùng, túi xách tư Irang cá nhân vào trạm. Khi đi qua các khu vục có để khay sát trùng phải giẫm chân vào đó để sát trùng giày dép
-Đối với khách:
Người không có phận sự không được vào trạm ấp, chỉ được vào khi có sự đồng ý của trạm trưởng hoặc người có trách nhiệm. Khách vào trạm phải thay quần áo, tắm rửa và dùng giày dép, quần áo dành riêng cho khách, khách tới thảm quan phải chấp hành đầy đủ các nội quy và quy trình của trạm như đối với công nhân của trạm.
[AdSense-A]
-Đối với các phương tiện và dụng cụ:
Xe cộ và các phương tiện khác mỗi khi ra vào trạm phải được phun thuốc sát trùng (Formol 2%). Các dụng cụ trong trạm ấp phải được bảo quản sạch sẽ, mồi khi dùng xong phải được cọ rửa cẩn thận và sát trùng bằng (Formol 2%)
Vệ sinh khu vực trong nhà trạm ấp
Trạm ấp phải luôn giữ sạch sẽ vì vậy phải thực hiện các điểm sau:
Hàng ngày: Rửa sạch sẽ các phòng máy ấp, máy nở, phòng bảo quản trứng và lau lại bằng giẻ thắm crezin pha loăng (3cc/lít), trong khi làm việc nếu có trứng rơi vỡ phải lau ngay chỗ đó và dùng khăn thấm desimfectol lau lại. Các bàn chọn ưứng, chọn gà, kiểm tra sinh học ….làm việc xong phải cọ rủa và sau đó sát trùng lại bằng Formol 2% hoạc DesimfectoL
-Hàng tuần: Ngày cuối tuần (hoặc 1 ngày nào đó cố định trong tuần) cần làm một số các công việc sau: Quét mạng nhện trần nhà, góc tường. Rửa nhà, tường, cửa sổ, cửa ra vào của các phòng rồi sau đó sát trùng lại bằng Formol 2% hoặc Desimfectol (4cc/lít). Quét bụi trên nóc máy ấp, máy nở
-Hàng tháng: Mỗi tháng phải tiến hành tổng vệ sinh trạm ấp. Cọ rửa tất cả các phòng, nền nhà, tường, cửa, các bàn ghế làm việc sau đó dùng khăn lau thấm Formol 2% sát trùng lại, Đối những phòng có thể đóng kín như kho dụng cụ, kho dăm bào…. sau khi dã vệ sinh sạch sẽ tiến hành xông 17,5 gam thuốc tím + 35 cc Formol /lm3 không khí trong 30 phút, tiến hành vệ sinh khu vực ngoài nhà.
Vệ sinh khu vực ngoài nhà trạm ấp
Hàng ngày phải quét hè nhà, sân và các diện tích trong khu vực trạm ấp. Giặt bao tải và thay thuốc mới ở các hố sát trùng. Tiến hành cắt, nhổ cỏ khi cỏ mọc quá dày. Cọ rửa các bể ngâĩĩì khay, sát trùng bể, khay ấp và khay nở bằng Formol 2% hoặc Desimfectol (4cc/lít). Rác, vỏ trứng ngày nào phải đổ ngày đó không để lâu vì trứng dập vỡ, gà con chết sẽ thối rữa gây ô nhiễm- Sau khi đổ thùng rác phải được cọ rửa và sát trùng, thùng rác phải có nắp kín và dóng kín.
Ghi chép sổ sách
Đảm bảo tốt hệ thống sổ sách rất cần thiết để xưởng ấp hoạt động hiệu quả. Nó cho phép sớm xác định được vấn để từ phía bộ phận chăn đẻ cũng nhu từ phía trạm ấp đối với các bộ phận cung tiêu, vật tư.
-Ghi chép về tình trạng vận hành máy,
Cần theo dõi và ghi chép các thông số về nhiệt độ, ẩm độ mỗi giờ 1 lần. Có sổ bàn giao ca trực, nhân viên trực ấp phải ký tên và chịu trách nhiêm về những ghi chép của mình.
Ghi chép về tỷ lệ nở:
Cần theo dõi những điểm sau:
+ Tên đàn
+ Số lượng trứng vào ấp
+ Thời gian bảo quản trong kho
+ Số lượng trứng sáng và chết phôi 1
+ Số lượng trứng chết phôi 2
+ Số gà loại 1
+ Số gà loại 2
+ Số gà phải huỷ
+ Số lượng trứng tắc không nở
+ Phần trãm trứng không phôi
+ Phần trăm nờ so với trứng vào ấp
+ Phần trăm nở so với trứng có phôi
+ Hàng tháng phải có báo cáo kết quả ấp nở để tìm nguyên nhân và có sự điều chỉnh kịp thời.