TIẾT KỶ (1486 - 1558)
Tiết Kỷ, tự Tân Phủ, hiệu Lập Trai, người đời Minh, Ngô 1 Huyện (nay là TÔ Châu). Ông là y gia trứ danh đời Minh. Cha Tiết Kỷ là Tiết Khải, tự Lương Vũ, là một danh y, tinh thông y lí, giỏi nhi khoa. Niên hiệu Hoẵng Trị (1488-1505), Tiết Khải được mời làm y sĩ ở Thái y viện, có viết sách ...
Tiết Kỷ, tự Tân Phủ, hiệu Lập Trai, người đời Minh, Ngô 1 Huyện (nay là TÔ Châu). Ông là y gia trứ danh đời Minh. Cha Tiết Kỷ là Tiết Khải, tự Lương Vũ, là một danh y, tinh thông y lí, giỏi nhi khoa. Niên hiệu Hoẵng Trị (1488-1505), Tiết Khải được mời làm y sĩ ở Thái y viện, có viết sách ‘Bảo anh toát yếu. Tiết Kỷ thiên tư thông minh, sách xem qua thì thuộc. Ông theo nghề cha, nghiên cứu sâu y thuật; các khoa đều tinh thông, nhất là dưỡng khoa (ghẻ mủ). Niên hiệu Chính Đúc (1506-1521), ông được tuyển làm ngự y, sau chuyển làm Viện phán (viện phó) Thái y viện ở Nam Kinh; niên hiệu Gia Tĩnh (1522-1566), thăng chức Viện sứ (viện trưởng). Không lâu sau, ông từ chúc về nhà ra sức viết sách.
Ông viết sách rất nhiều đó là các sách ‘Nội Khoa Trích Yếu, ‘Ngoại Khoa Khu Yếu, ‘Nữ Khoa Toát Yếu, ‘Ngoại Khoa Phát Huy’, Chính Thể Loại Yếu, ‘Lệ Dương Cơ Yếu, Khẩu Xỉ Loại Yếu, ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp’, ‘Ngoại Khoa Kinh Nghiệm Phương’. Ông còn có đính chính và chú thích các sách ‘Phụ Nhân Lương Phương Đại Toàn’ và Ngoại Khoa Tinh Yếu’ của Trần Tự Minh; ‘Tiểu Nhi Dược Chúng Trực Quyết’ của Tiền Ất; ‘Minh Y Tạp Trứ’ của Vương Luân; ‘Tiểu Nhi Đậu Chẩn Phương Luận’ của Trần Văn Trung; ‘Nguyên Cơ Khải Vi’ của Nghê Duy Đức; ‘Bình Trị Hội Tụy’ của Chu Đan Khê; cùng quyển ‘Bảo Anh Toát Yếu của cha (Tiết Khải).
Tư tưởng học thuật của Tiết Kỷ chủ yếu bắt nguồn nơi học thuyết của các y gia Trương Nguyên Tố, Lý Đông Viên và Tiền Ất. Khi trị liệu, ông xem nặng việc điều bổ tỳ thận. Tại lâm sàng, phàm bệnh thuộc tỳ vị hư tổn thì dùng Thang ‘Bổ Trung Ích Khí’ làm chủ, hoặc dùng thang ‘Tứ Quân Tử Thang ‘Lục Quân Tử’ thuộc loại bổ thận điền tinh. Tóm lại, ông thiên hướng ôn bổ, ít dùng khổ hàn, trọng tỳ vị nhung không theo hẳn Đông Viên, trọng thận âm mà có khác với Đan Khê. Trong y án của ông, đại đa số là trị liệu tỳ vị thận hư tổn; trong sách ‘Nội Khoa Trích Yếu’ của ông, có nhiều biểu hiện rất đột xuất. Ông là đại học gia lâm sàng đời Minh, thành tựu nổi bật nhất của ông là ở phương diện ngoại khoa, điều này đã được hậu thế công nhận. Tỷ như trong sách ‘Ngoại Khoa Phát Huy’ của ông, thấy được rằng, khi biện trị (phân tích suy luận để trị liệu) bệnh sang dương, càng có chỗ độc đáo. Sách ‘Chính Thể Loại Yếu’ của ông là một sách chuyên về khoa cốt thương (xương gãy, dập), (đời Minh gọi cốt thương khoa là ‘chính thể’). Trong sách này có chép thuật 19 điều thủ pháp cơ bản chỉnh xương và 65 qui tắc của y án ngoại thương, 71 phương tễ của khoa thương. Luận thuật của sách tinh yếu, nội dung cũng rất thực dụng, cho nên sách ‘Y Tông Kim Giám’ ‘Chính Cốt Tâm Pháp Yếu Chỉ’ cũng lấy sách ‘Chính Thể Loại Yếu’ làm ‘lam bản: (bản gốc) mà biên soạn. Quan điểm học thuật xem nặng tỳ vị của Tiết Kỷ có ảnh hưởng tương đối lớn đến hậu thế, cho nên y gia hậu thế xưng tụng ông cùng Triệu Hiến Khả, Trương Giới Tân ở cuối đời Minh là ba y gia lớn ‘ôn bổ’ của đời Minh.