18/06/2018, 13:13

TRÌNH QUỐC BÀNH

Trình Quốc Bành, tự Chung Linh, cũng tự là Sơn Linh, biệt hiệu Hằng Dương Tử, người đời Thanh, Thiên Đô (nay là Anh Huy, Thiệp Huyện). Ông con nhà nghèo, nhưng thông minh hiếu học, nổi tiếng ở trường làng. Vì thuở nhỏ ông mắc nhiều bệnh, lại mỗi lần bệnh thường lâu khỏi nên ông ra súc học y, ...

 Trình Quốc Bành, tự Chung Linh, cũng tự là Sơn Linh, biệt hiệu Hằng Dương Tử, người đời Thanh, Thiên Đô (nay là Anh Huy, Thiệp Huyện). Ông con nhà nghèo, nhưng thông minh hiếu học, nổi tiếng ở trường làng. Vì thuở nhỏ ông mắc nhiều bệnh, lại mỗi lần bệnh thường lâu khỏi nên ông ra súc học y, nghiên cứu y học nhiều năm, đọc nhiều' sách thuốc, từ ‘Linh Khu, ‘Tố Vấn’, ‘Nạn Kinh’, đến ' sách vở của bốn danh y đời Kim, Nguyên, không quyển nào không thông hiểu, trở nên một danh y của đời. Ông tinh thâm y thuật, người bệnh cực nguy khó sống, ông vẫn cứu được; vì vậy mà người bốn phương đến xin trị liệu liên tục không dứt, mà người đến cần học càng ngày càng nhiều. Y đạo của ông tinh vi. Ông chủ trương ‘học tinh ròng từng bệnh, không chịu nông nổi biết sơ qua’. Ông nhận xét rằng chức nghiệp của một y sinh có liên quan đến tánh mệnh con người,  cho nên ‘tay nghề phải khéo, tấm lòng phải từ, đọc sách phải đến nơi’. Khi đọc sách gặp chỗ nào chưa thấu đáo thì suy nghĩ ngày đêm, đến khi hiểu rõ ra thì lập túc cầm viết ghi chép ngay, làm việc như thế trải 30 năm trời. Niên hiệu Ung Chính năm thứ 10 (1732), ông đem chỗ tâm đắc của mình và kinh nghiệm lâm sàng soạn thành bộ sách ‘Y Học Tâm Ngộ’, để dạy học trò. Bộ sách này gồm 6 quyển, chữ nghĩa từ cạn đến sâu, lời luận thuật dễ hiểu, phép trị liệu thiết thực dễ làm, cho nên từ khi sách ấn hành về sau luôn được mọi người theo học ngành y tìm đọc; đến ngày nay vẫn có giá trị tham khảo. Sách phản ánh sở học của ông bắt nguồn từ ‘Nội Kinh’ thông qua kinh nghiệm của các danh y trong đời. Theo ông, y đạo là học từ ‘Linh Khu', ‘Tố Vấn’, ‘Nạn Kinh’, xuống đến các nhà Trọng Cảnh, Đông Viên, Đan Khê, hội thông ý kiến tinh vi của họ để sử dụng thích hợp với thực tế. ' Về già, ông ở ẩn tu hành ở thiền viện Phổ Đà tại Thiên Đô, lấy pháp danh là Phổ Minh Tử. Ở đấy, ông nghiên cứu ngoại khoa qui nạp thành mười phép trị liệu, biên soạn sách ‘Ngoại Khoa Thập Pháp’ để bổ túc chỗ thiếu sót của sách trước. Ông còn dùng phần lớn số tiền hành y phối chế thuốc cao đơn hoàn tán để người ta tùy nghi sử dụng.

0