THÀNH VÔ KỶ (1063 – 1156)
Ông là người thời Tống, Kim, ở Liêu thành (nay là Liêu thành Tây, Sơn Đông). Niên hiệu Tĩnh Khang (1126). Theo y học sử, ông là nguồn thứ nhất chú thích ‘Thương hàn luận’ của Trọng Cảnh trong tác phẩm ‘Chú giải Thương hàn luận’ và ‘Thương hàn minh lý luận’ ...
Ông là người thời Tống, Kim, ở Liêu thành (nay là Liêu thành Tây, Sơn Đông). Niên hiệu Tĩnh Khang (1126). Theo y học sử, ông là nguồn thứ nhất chú thích ‘Thương hàn luận’ của Trọng Cảnh trong tác phẩm ‘Chú giải Thương hàn luận’ và ‘Thương hàn minh lý luận’ của mình. Ông con nhà Nho y, học y từ nhỏ, minh mẫn, đọc nhiều, nhớ dai. Ở tuổi thanh niên, ông đã là danh y của Trung nguyên. Khoảng những năm cuối đời Kim (1146-1148) ông bị người Kim ép rước ông đến Lâm Hoàng (nay là Lâm Tây, Nội Mông) trị bệnh cho gia đinh họ. Có người thấy ông tuổi gần chín mươi ở đất ấy đang chẩn trị cho dân chúng ‘bách vô nhất thất’ (trăm bệnh không sẩy một).
Đối với các sách thuốc cổ điển như ‘Nội Kinh’, ‘Nam Kinh’ ông đều có nghiên cứu sâu xa; riêng đối với ‘Thương hàn luận’ của riêng Trọng Cảnh, ông càng nghiên cứu đến nơi đến chốn.
Bắt đầu năm ba mươi tuổi, ông chuyên chú nghiên cứu học thuyết ‘lục kinh’ căn cứ trên các sách ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khư', ‘Nạn Kinh’, tiến hành chú thích toàn diện bộ ‘Thương hàn luận’. Ông đã để ' ra hơn bốn mươi năm để soạn thảo sách ‘Chú giải thương hàn luận’. Rồi để phát huy nguyên ý của riêng Trọng Cảnh, ông viết thêm quyển ‘Thương Hàn Minh Lý Luận’.
Sách ‘Chú Giải Thương Hàn Luận’ là một quyển chú thích ‘Thương hàn luận’ (của Trọng Cảnh) ra đời sớm nhất hiện còn đến ngày nay Sách này trung thụt với nguyên văn của Trọng Cảnh, căn cứ trên thuyết của ‘Nội Kinh’ và ‘Nạn Kinh’; từ điều một, chú thích, lấy ‘Kinh’ giải ‘luận’, lấy ‘luận’ chứng ‘Kinh’, phân tích ‘lục kinh’ và ‘phương luận’ hết sức tường tận, soi sáng cho các nhà chú thích và người đọc đời sau, cho nên được giới y gia đời sau trọng vọng.
Sách ‘Thương Hàn Minh Lý Luận’ chủ yếu từ góc độ của ‘Chứng’ mà tham thảo nội dung của ‘Thương hàn luận, phân tích bệnh tượng và bệnh lý của năm mươi loại bệnh thương hàn, như Phát nhiệt, ố hàn, hàn nhiệt, hư phiền, súc huyết, lao, v.v... Lời luận bao quát: thích nghĩa, bệnh nhân (nguyên nhân), bệnh lý, phân hình, giám biệt và phép tự không giống nhau, v.v... Từ đó có thể thấy Thành Vô Kỷ chẳng những là người đầu tiên chú giải ‘Thương hàn luận’, mà cũng là nhà y học nghiên cứu tinh thâm học thuyết Trọng Cảnh.
Hơn tám trăm năm nay, sách của ông được y gia các đời tôn sùng, ảnh hưởng rất là sâu xa, trở thành sách tham khảo không thể thiếu trong việc nghiên cứu sách ‘Thương hàn luận’ của người học thuốc.