18/06/2018, 13:13

THẨM HỰU BÀNH

Thẩm Hựu Bành, tự Nghiêu Phong, người Chiết Giang, Gia Thiện, là y gia đời Thanh. ông học khoa cử, tính tinh khoáng đạt, hiếu học, giờ rỗi rảnh đọc sách ngâm thơ, lại học thiên văn, thủy lợi, ba lần dự thi ở tỉnh đều không đỗ, bèn bỏ Nho theo học y. Từ năm 30 tuổi, dốc lòng học y thuật, đọc ...

 Thẩm Hựu Bành, tự Nghiêu Phong, người Chiết Giang, Gia Thiện, là y gia đời Thanh.

ông học khoa cử, tính tinh khoáng đạt, hiếu học, giờ rỗi rảnh đọc sách ngâm thơ, lại học thiên văn, thủy lợi, ba lần dự thi ở tỉnh đều không đỗ, bèn bỏ Nho theo học y. Từ năm 30 tuổi, dốc lòng  học y thuật, đọc nhiều sách vở, trải 10 năm học xong, đối với các sách ‘‘Nội Kinh’, ‘Thương Hàn Luận’, nội khoa, phụ khoa, ông có kiến giải độc đáo. Ông trị bệnh giỏi, một vùng Gia Thiện vang danh. Người láng giềng có con bệnh nặng, ông cám cảnh mẹ già nhà nghèo, từ chối không nhận lời người khác rước đi, ở lại điều trị. Người làng đều khen ngợi đức độ của ông. Sách ông biên soạn có ‘Y Kinh Độc’, ‘Nữ Khoa Tập Yếu', ‘Thương Hàn Luận Dốc’, ‘Trị Hao Chứng  Độc’, ‘Trị Tạp Bệnh Độc’, ‘Thị Chân Tâm Biên’, trong số đó sách ‘Nữ Khoa Tập Yếu' có ảnh hưởng lớn  nhất. ‘Nữ Khoa Tập Yếu' là bộ sách gồm 2 quyển, 82 chương, do ông viết lúc tuổi già. Mỗi chương tiết, trước tuyển phép luận thuật của y gia các đời, kế thuật rõ chủ trương học thuật của riêng mình, phần sau có phụ lục y án và phương thuốc. Trọn bộ lập luận tinh dáng, rõ ràng, phương dược không lẫn lộn, có giá trị lâm sàng nhất định. Niên hiệu Đạo Quang năm thứ 30 (1850), Vươâng Sĩ Hùng đem sách ấn hành lại, Trương Sơn Lôi cho rằng bộ sách có chỗ tuyệt diệu là ‘dùng hoài không hết’ nên đem sách chú thích, đồi tên là ‘Thẩm Thị Nữ Khoa Tập Yếu Tiên Chính’ làm cho sách thêm hoàn bị. 'Y Kinh Độc’ là ông chú thích sách ‘Nội kinh’. Ông cho rằng ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khu’ không phải cùng một tác giả, chân ngụy trộn lẫn, ắt phải tiến hành chỉnh lý, loại bỏ phần sai, giữ lại phần đúng, mới có thể có được yếu lĩnh của sách. Ông bèn phân biệt chân ngụy, phải trái, đem bộ y kinh qui nạp thành bốn đại loại ‘bình, bệnh, chẩn, trị’, viết nên sách 'Y Kinh Độc’. ‘Bình’ chỉ công năng sinh lý của tạng phủ kinh mạch; ‘bệnh’ chỉ bệnh cơ và tật bệnh; ‘chẩn’ chỉ vọng, văn, vấn, thiết, phương pháp chẩn đoán tật bệnh; ‘trị’ chỉ nguyên tác trị liệu bệnh chứng ; phép phân loại này là phép chú thích ‘Nội kinh’ giản yếu nhất từ xưa cho tới bây giờ, cho nên rất cần thiết cho mấy người mới theo học ngành y. ‘Thương Hàn Luận Độc’ viết xong vào năm thứ 80 niên hiệu Càn Long (1765). Sách này đối với sự nhận thức lâm sàng bệnh chúng thương hàn và sự phân biện chứng  hậu có tác dụng khải phát nhất định, đối với việc học tập ‘Thương Hàn Luận’ có giá trị tham khảo nhất định:

0