TRƯƠNG LỘ (1617 – 1700)
Trương Lộ, tự Lộ Ngọc'. Về già lấy hiệu là Thạch Ngoan lão nhân, người Trường Châu (nay là Giang Tô, Tô Châu), là y gia trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà danh môn vọng tộc, tuổi thanh niên học Nho, thông hiểu Tứ thư, Ngũ kinh, nhưng không thích khoa cử, năm 30 tuổi, bắt đầu chuyên tâm học y, ...
Trương Lộ, tự Lộ Ngọc'. Về già lấy hiệu là Thạch Ngoan lão nhân, người Trường Châu (nay là Giang Tô, Tô Châu), là y gia trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà danh môn vọng tộc, tuổi thanh niên học Nho, thông hiểu Tứ thư, Ngũ kinh, nhưng không thích khoa cử, năm 30 tuổi, bắt đầu chuyên tâm học y, trên từ Hiên Viên, Kỳ Bá, dưới tới sách của các y gia cận đại, phàm là sách y dược, không sót quyển nào. Sau khi nhà Minh mất, ông tránh chiến loạn, đến ẩn cư tại Thái Hồ trong núi Động Đình hơn mười năm, chuyên tâm nghiên cứu y thuật và viết sách. Đến đời Thanh niên hiệu Thuận Trị (1644-1661) mới trở về cố hương hành y. Học thuật của ông chủ trưng thu nhặt rộng rãi sở trường của các nhà mà không hạn hẹp ở học thuyết một nhà: trị thương hàn thì theo phép của Phương Hữu Chấp, Dụ Xương, trị tạp bệnh thì học Chu Đan Khê, Tiết Kỷ, Trương Giới Tân. Trong các phái y học, ông thuộc phái ôn bổ. Ông một đời trứ thuật phong phú, chủ yếu có sách ‘ Trương Thị Y Thông’, ‘Thương Hàn Toản Luận’, ‘Thương Hàn Tự Luận’, ‘Bản Kinh Phùng Nguyên’, ‘Chẩn Tông Tam Muội’, ‘Thiên Kim Phương Diễn Nghĩa . ‘Trương Thị Y Thông’ là ông phỏng theo thể lệ của sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ của Vương Khẳng Đường, tập hợp phương luận của y gia các đời, kết hợp với kinh nghiệm bản thán và y án trị nghiệm để biên soạn. Sách ban đầu có tên ‘Y qui’, nhưng chưa kịp ban hành lại đánh mất hai quyển mục khoa và đậu chẩn. Đến cuối đời ông mới bảo con bổ sung hai phần ấy rồi sửa chữa, đổi tên là ‘Y Thông’, đó chính là sách ‘Trương Thị Y Thông’. Từ ngày ra đời đến sau, sách được lưu truyền rất rộng, ảnh hưởng tương đối lớn đền ngày nay vẫn luôn có giá trị tham khảo. Sách ‘Thương Hàn Toản Luận’ là ông theo học thuyết của Phương Hữu Chấp và Dụ Xương, thêm sở trường của các nhà, cộng với kiến giả của mình đối với ‘Thương hàn luận’ mà chú thích thêm và soạn ra vì ông thấy nguyên bản ‘Thương hàn luận’ thiếu sót rất nhiều và chứng trì không đầy đủ. Với sách ‘Bản Kinh Hoàn Nguyên’, ông lấy ‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’ làm cơ sở, làm cho rõ đại ý của bản kinh, gồm thêm trị pháp của các nhà. ‘Chẩn Tông Tam Muội’ là sách chuyên về luận mạch học. Chủ yếu của sách ‘Thiên Kim Phương Diễn Nghĩa’ là tham khảo phép ra phương dùng thuốc của Tôn Tư Mạo, giúp người học lý giả sách của họ Tôn. Năm 1705, Hoàng đế Khang Hi tuần du phía Nam, con của ông là Trương Dĩ Nhu đem các di cảo của cha trình lên Hoàng thượng. Đến niên hiệu Kiền (Càn) Long, các sách ấy được ghi vào ‘Tú Khố Toàn Thư’.
Ông mất năm 1700, hưởng thọ 83 tuổi.