NGỤY CHI TÚ (1722 – 1772)
Ngụy Chi Tú tự Ngọc Hoàng, hiệu Liễu Châu, người Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu), là nhà y học trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà thế y, nhưng tuổi nhỏ đã mồ côi cha mẹ, cảnh nhà nghèo khó, không có tiền đi học, phải nhờ hai tay lao động sống qua ngày. Sau đó ông đến làm công tại một ...
Ngụy Chi Tú tự Ngọc Hoàng, hiệu Liễu Châu, người Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu), là nhà y học trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà thế y, nhưng tuổi nhỏ đã mồ côi cha mẹ, cảnh nhà nghèo khó, không có tiền đi học, phải nhờ hai tay lao động sống qua ngày. Sau đó ông đến làm công tại một tiệm cầm đồ gần 20 năm. Ông ham đọc sách, thiên tư thông đĩnh. Tài sản cha để lại là sách, phần lớn là sách thuốc. Ông làm việc ban ngày ở tiệm cầm đồ, tối lại chong đèn đọc sách. Để tránh làm nhiều người khác nghỉ ngơi, ông để đèn trong màn, ngồi trên giường mà đọc đến nửa đêm. Ông bền chí học trong hoàn cảnh khó khăn như thế, lâu ngày thông thuộc nhiều sách. Ngoài việc tinh thông y lí còn giỏi thi văn, có tập thơ ‘Lĩnh Vân Tập’ được người đời truyền tụng. Khoảng 40 tuổi, ông xin nghỉ việc, chuyển qua nghề thầy thuốc, đọc thêm sách của các y gia. Ông đặc biệt tán thưởng sách ‘Danh Y Loại Án’ của Giang Quán đời Minh, chỉnh lý sách này, gia thêm lời biện luận và tái bản. Ông lại cho rằng sách cũng chưa hoàn bị, cho nên chiếu theo thể lệ của họ Giang, Ông sưu tập các trị án của y gia đời gần đây đọc ghi chép trong các địa chí, văn tập, phân loại biên soạn thành bộ ‘Tục Danh Y Loại Án’ gồm 60 quyển phần lớn nội dung là y án từ đời Minh về sau, đặc biệt là các nghiệm án về bệnh ôn nhiệt, bệnh truyền nhiễm cấp tính và thành quả mới của sự nghiên cứu; phần nào từ đời Minh về trước mà họ Giang ghi chép sót cũng đức ông bổ sung. Sách ‘Tứ Khố Toàn Thư Đồ Yếu' phê bình sách này như sau: ‘Sưu tập rộng khắp, biến chứng gồm đủ, cùng với sách của Giang Quán cống hiến đầy đủ tư liệu tham khảo’, ‘Lời án ngữ phụ lục lại có nhiều biện bác
mới’. Vì vậy, sách ấn hành được hậu thế xem trọng, được lưu truyền mạnh cũng như sách của Giang Quán. Ông chỉ dùng có ba năm mà hoàn thành được 60 quyển của bộ sách lớn . Ông làm việc quá sức nên sau khi viết xong sách ông phát bệnh và không khỏi được. Sau khi ông mất, bạn bè như bọn ông Hồ Thương Lai táng ông ở núi Thanh Long, Tây Hồ, cắm bia đề ‘Tiền Đường thi nhân Ngụy Liễu Châu chi mộ’. Mỗi năm đến các tiết Xuân, Thu, bè bạn hẹn nhau cùng đến tế mộ ông. Ông mất năm 1772, hưởng thọ 50 tuổi.