18/06/2018, 13:14

SÀO NGUYÊN PHƯƠNG

Ông là nhà y học trứ danh đời Tùy. Niên hiệu Đại Nghiệp (605-617) giữ chức thái y bác sĩ. Vì sử sách ghi chép không rõ nên không tìm biết được tịch quánh và sinh thời. Đối với nền y học của Trung Quốc, sự cống hiến lớn nhất của ông làviệc chỉnh lý môn học và nguyên nhân các chứng bệnh. Theo ghi ...

 Ông là nhà y học trứ danh đời Tùy. Niên hiệu Đại Nghiệp (605-617) giữ chức thái y bác sĩ. Vì sử sách ghi chép không rõ nên không tìm biết được tịch quánh và sinh thời. Đối với nền y học của Trung Quốc, sự cống hiến lớn nhất của ông làviệc chỉnh lý môn học và nguyên nhân các chứng bệnh.

Theo ghi chép của ‘Tùy Dạng Đế Khai Hà Ký’, ông là một thầy thuốc y thuật rất cao minh, tinh thông về nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý, nghiên cứu tinh tế về nguồn gốc của bệnh, nhờ đó mà trì liệu có hiệu quả cao, nổi tiếng đương thời. Đại tổng quản của triều nhà Tùy là Ma Thúc Mưu, người chủ trì đào kênh, mắc bệnh phong nghịch, các khớp xương toàn thân thể đau nhức không ngồi dậy được, hễ ngồi thì đầu choáng váng phát nôn mửa. Tùy Dạng đế ra lệnh cho ông chữa trị. Ông xét đoán là ‘bệnh vào tấu lý, ở tại  vùng ức ngực, phải dùng mỡ dê non thắng chín với cơm, ăn sẽ khỏi’ Ma Thúc Mưu nghe lời, uống chưa hết thuốc mà bệnh đã khỏi.

Sự cống hiến chủ yếu của Sào Nguyên Phương cho nền y học Trung Quốc là ông chủ trì biên tập bộ sách chuyện sớm nhất về bệnh nhân, chứng hậu học mang tên ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’. Sào Nguyên Phương vâng chiếu của triều đình cùng với Thái y Ngô Cảnh Hiền phụ trách tổ chức nhân viên biên tập bộ sách này.

Bộ sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết xong quãng niên hiệu Đại Nghiệp thứ 6 nhà Tùy (610), gồm 50 quyển, chia làm 67 môn loại, trình bày hơn 1700 chúng hậu (tình trạng biến hóa của bệnh), đối với bệnh trạng, bệnh lý, bệnh nhân của các loại tật bệnh nội khoa, phụ khoa, nhi khoa, về ngũ quan, v.v... đều có luận thuật tường tận và khoa học. ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ra đời, được y học giới các đời xem trọng và khẳng định là có giá trị cao, được xếp vào một trong ‘Y Môn Thất Kinh’, có ảnh hưởng lỏn đến sự phát triển nền y học của hậu thế. Đời Đường, bộ ‘Thiên Kim Phương’ của Tôn Tư Mạc, bộ ‘Ngoại Đài Bí Yếu của Vương Đào, đều dùng khá nhiều nội dung của sách này. Đời Tống, các tiết mục trong bộ ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương’ đều có đặt lời luận thuật của sách này ở trước. Bộ ‘Phổ Tế Phương’ của đời Minh, bộ ‘Y Tông Kim Giám’ của đời Thanh cũng chịu ảnh hưởng của sách này. Nhà Tống, nhà Minh, cũng dùng sách này làm sách cho những người học thuốc phải học. Triều Tiên, Nhật Bản các nước cũng xem sách này là kinh điển của lớp đào tạo y học sinh.

Bộ ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện nền Trung y học, là một văn hiến quí  báu của y học sử Trung Quốc.

0