18/06/2018, 13:13

PHÙ ÔNG (Đầu thế kỷ I)

Năm đầu đời Đông Hán, có một ông già ở ẩn gần sông Phù Thủy (cũng có tên Phù giang hoặc Nội thủy, phát nguyên ở tỉnh Tứ Xuyên). Ông thả câu ở sông. Vì ông không chịu nói tên họ của mình nên người gọi ông là ‘Phù ông’ (ông lão ở sông Phù). Ông lão này là một nhà y học tinh thông ...

 Năm đầu đời Đông Hán, có một ông già ở ẩn gần  sông Phù Thủy (cũng có tên Phù

giang hoặc Nội thủy, phát nguyên ở tỉnh Tứ Xuyên). Ông thả câu ở sông. Vì ông không chịu nói tên họ của mình nên người gọi ông là ‘Phù ông’ (ông lão ở sông Phù). Ông lão này là một nhà y học tinh thông khoa ‘châm’ (dùng kim trị bệnh).

Phù ông là một thầy thuốc nhân dân sống trong quần chúng. Ông hết lòng đi khắp nơi để trị bệnh cho nhân dân, chỉ cần nghe đâu có ngươi bệnh là đi đến ngay để chẩn trị, không phân biệt sang hèn, không đòi thù lao. Sách ‘Hậu Hán Thư chép về ông nói là ‘Khất thực nhân gian’ (ăn mày thiên hạ).

Y thuật của Phù ông không những cao minh, trình độ lý luận của ông về mạch học và châm cứu học lại rất cao siêu. Sách ông viết có quyển ‘Châm Kinh’ và ‘Chẩn Mạch Pháp’. Tiếc rằng hai quyển sách này đã thất truyền. Phù Ông có truyền dạy cho đệ tử Trình Cao. Trình Cao truyền nghề cho đệ tử Quách Ngọc. Cả hai đều là nhà châm cứu học trứ danh của thời  đó.

0