18/06/2018, 16:37

Thử đi tìm căn nguyên trong lịch sử sự suy thoái của Việt Nam ngày nay

Cung Đình Thanh Vấn đề tìm hiểu căn nguyên sự suy thoái, sự tụt hậu của Việt nam, lý do tại sao Việt Nam từng có những thời kỳ hiển hách trong lịch sử lại trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, có tình trạng thảm hại như ngày nay, đã được dư luận chuyển dần từ nguyên ...

nong-dan

Cung Đình Thanh

Vấn đề tìm hiểu căn nguyên sự suy thoái, sự tụt hậu của Việt nam, lý do tại sao Việt Nam từng có những thời kỳ hiển hách trong lịch sử lại trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, có tình trạng thảm hại như ngày nay, đã được dư luận chuyển dần từ nguyên nhân quân sự, chính trị, kinh tế sang nguyên nhân văn hóa.

Nhưng đi vào câu hỏi cụ thể : tại sao văn hóa Việt đang tốt lại thành tồi, tại sao con người Việt đang trọng nhân nghĩa, yêu nòi giống lại trở thành những người vong thân, vị kỷ, thì hình như vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Mà sở dĩ chưa có câu trả lời thỏa đáng vì hình như vấn đề cũng chưa bao giờ được đặt ra một cách nghiêm túc buộc mỗi người chúng ta phải có câu trả lời cho chính mình và tham dự vào một đáp án chung cho cả dân tộc. Cũng như bất cứ vấn đề lớn nào, câu trả lời cho vấn đề này có phần trực tiếp, phần gián tiếp.

Nói cách khác, có những lý do gần và những lý do xa. Lý do gần bao giờ cũng dễ tìm vì có nhiều sử liệu, lại có cả nhân chứng, giúp người nghiên cứu vô tư dễ tiếp cận với sự thực lịch sử. Tuy nhiên nó lại khó viết, khó không chỉ vì e bị phản ứng mà còn khó vì lý do tình cảm, vì bà con bầu bạn, vì phe đảng, vì tôn giáo, người viết nhiều khi không dễ vượt qua. Lý do xa không gặp những khó khăn chủ quan này thì lại bị vấn đề sử liệu thất thoát, bị xuyên tạc, bị thời gian làm sai lạc đi.

Nhưng dù vấn đề có gặp khó khăn đến đâu thì việc tìm ra câu trả lời thỏa đáng, minh bạch là điều không thể không làm, ví như cái nhọt bọc không tìm cách mổ để moi hết nọc độc ra thì không có cách gì chữa cho lành được. Bài viết này xin làm cái nhiệm vụ tham gia vào việc tìm hiểu nguyên nhân và chỉ xin giới hạn vào các căn nguyên xa, nghĩa là tìm câu trả lời gián tiếp cho đề tài này.

Và xin được trình bày theo bốn điểm sau :

1- Những ngộ nhận trong sử sách cần được làm cho minh bạch.

2- Tâm sự của Nguyễn Trãi, người anh hùng bị tru di tam tộc.

3- Thử tìm hiểu nguyên nhân cái tâm sự u uẩn này.

4- Và thử tìm câu trả lời gián tiếp (nguyên nhân xa) cho câu hỏi của đề tài.

Nếu chúng ta ngược dòng lịch sử để dò tìm cho ra nguồn gốc của sự tụt hậu, chúng ta có thể dừng chân ở nhiều chặng đường tưởng như đã có thể nắm bắt được những nguyên nhân, thủ phạm chính của sự tụt hậu này : nguyên nhân gần nhất người ta thường nói đến là vì  một thể chế độc tài toàn trị, không tự do ngôn luận, không pháp luật công chính, bóp chết mọi sáng kiến cá nhân, ngăn chặn mọi tấm lòng vì dân vì nước, để mặc tham nhũng lộng hành…, đương nhiên phải đưa đất nước đến chỗ tụt hậu. Đúng, nhưng đây có lẽ là kết quả phải có của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, một âm mưu quốc tế, chứ chưa hẳn là nguyên nhân.

Vậy phải chăng nguyên nhân phải tìm ở chỗ người ta đã nhập cảng một chủ thuyết ngoại lai là đầu mối cho cuộc chiến tranh Quốc – Cộng? Hay xa hơn vì người ta đã cầu viện đến sự giúp sức của ngoại bang qua một nhà truyền giáo, là nguyên nhân đã đưa đất nước đến chỗ mất chủ quyền, khiến quốc gia bị suy tàn ? Cũng đúng, mà đây có thể là nguyên nhân đưa đến cái thế lưỡng đầu thọ địch, nguyên nhân gần chúng ta cần mổ xẻ một cách cặn kẽ.

Nhưng chắc chưa phải là uyên nguyên của lý do tụt hậu. Hay phải chăng là do việc Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm làm tiêu hao thực lực của dân tộc ? Cuộc nội chiến này có điều hại là làm tư tưởng suy thoái, và tăng trưởng sự phân hóa dân tộc đã manh nha từ thời Mạc hay trước nữa, nhưng cũng chưa phải là cái mầm của sự tụt hậu. Cái mầm này có lẽ phải ngược dòng lịch sử đi tìm ở xa hơn nữa.

1- Những ngộ nhận cần được làm minh bạch

Ngày nay, đọc hầu hết các bộ lịch sử, văn sử, ngay cả những bộ tiểu thuyết dã sử, ta đều thấy nói thời Lê là thời đại văn minh nhất trong lịch sử Việt Nam, mà đỉnh cao nhất là đời vua Lê Thánh Tôn (1460-1497).

Tư tưởng này vì vậy cũng thấm khá sâu trong quảng đại quần chúng. Sở dĩ có hiện tượng ấy bởi sử sách chính thống hiện chúng ta có được đã viết như vậy, rồi các giáo trình tại đại học, trung học, các sử gia, văn gia khác cứ thế sao chép lại, mỗi sách có thay đổi đi chút ít, nhưng tựu trung thì đại cương đều giống nhau.

Cội nguồn của sự ngộ nhận này có lẽ khởi đi từ các sử gia thời quân chủ, mà đứng đầu là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) của nhiều tác giả, đã như một thông lệ bắt buộc, hết lời ca tụng nhưng bậc quân vương, dù đó chỉ là đứa trẻ thơ lên ba (trường hợp Vua Lê Nhân Tôn lên ngôi năm 3 tuổi, mất năm 20 tuổi) hay một thiếu niên hoang đàng chỉ lo vui đùa với đám hoạn quan hoang dâm vô độ (trường hợp vua Lê Thái Tôn lên ngôi năm 11 tuổi, chết năm 20 tuổi trong vụ án Thị Lộ).

Nhưng ảnh hưởng rõ rệt nhất cho chúng ta ngày nay phải kể đến những bộ sách viết bằng chữ quốc ngữ mà đứng đầu là bộ Việt Nam Sử Lược (VNSL) của Trần Trọng Kim. Khi viết về Triều Lê, cụ Trần ca tụng :

“… nước Nam ta bấy giờ đƣợc văn minh thêm ra và lại lẫy lừng, kể từ xƣa đến nay chưa bao giờ được cƣờng thịnh nhƣ vậy” (VNSL, trang 241) và “Những sự văn trị và sự võ công ở nước Nam ta không có đời nào thịnh hơn đời Hồng Đức. Nhờ có Vua Thái Tổ thì giang sơn nƣớc Nam mới còn, và nhờ có Vua Thánh Tôn thì văn hóa nƣớc ta mới thịnh, vậy nên ngƣời An Nam ta không bao giờ quên công đức những vua ấy” (VNSL, trg 250).

Như trên đã nói, các sách sử của những tác giả không chịu ảnh hưởng của thuyết mác-xít ở vùng đất tự do trước 1975 tại Việt Nam hay ở hải ngoại ngày nay phần lớn đều quan niệm như vậy. Các tác giả nhà nước dưới ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa hình như cũng có quan điểm không khác bao nhiêu. Tưởng có thể trích ý kiến sau đây của GS. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn viết trong Lời giới thiệu bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội xuất bản năm 1983 làm thí dụ :

“Bộ sử được đặt cơ sở đầu tiên với Đại Việt Sử Ký 30 quyển của Lê Văn Hƣu, viết trong năm 1272 trong thời kỳ chiến đấu chống quân xâm lược Mông – Nguyên và được tiếp tục với Phan Phụ Tiên, Ngô Sĩ Liên thế kỳ 15 trong giai đoạn phát triển cao nhất của nền văn minh Đại Việt, giai đoạn của vũ công chống Minh, của Đại Cáo Bình Ngô, của chính nghĩa yêu nước hoàn chỉnh và tiên tiến của Nguyễn Trãi”. (ĐVSKTT, Lời giới thiệu, trg 8).

Tưởng cũng cần nên thêm vào căn nguyên sự ngộ nhận này một lý do quan trọng khác là sự ra đời của bộ luật mà đến nay vẫn còn có thể xếp vào những bộ luật tiên tiến nhất của nhân loại là luật Hồng Đức, được ban hành dưới thời Lê Thánh Tôn, nhưng sự thực đã được  Nguyễn Trãi soạn thảo từ trước nhưng bị xếp vó, không được các vua Lê trước đó ban hành. Về văn học sử và các sách nghiên cứu văn học, ta cũng thấy được viết theo luận điệu này.

Thỉnh thoảng cũng thấy có người viết dè dặt hơn như ông Dương Quảng Hàm : “Tình hình chính trị và văn hóa về đời Lê Thánh Tôn là một đời thịnh trị nhất trong triều Hậu Lê” (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, trg 104). Học giả họ Dương đã rất thận trọng khi giới hạn sự thịnh trị này chỉ là thịnh trị nhất trong thời Hậu Lê. Tuy nhiên, từ thời Hậu Lê, sau cái chết của Nguyễn Trãi, ngoài Lê Thánh Tôn, các vị vua khác, đã bị lũ hoạn quan phối hợp với bọn “học trò mặt trắng” (chữ của vua Trần Minh Tông chỉ các nho sĩ muốn sửa đổi phong tục cổ truyền, cả kỷ cương triều chính theo mẫu Trung Hoa), càng ngày càng chịu ảnh hưởng của Hán, Tống Nho dẫn dắt đi theo mê lộ, đưa đất nước vào vòng suy thoái dần, đến nỗi sau rốt phải vơ quàng lấy những cặn bã của văn minh Tây Phương khiến đất nước ta rơi vào cảnh bi đát như ngày hôm nay. Điều ngoại lệ đời Lê Thánh Tôn này có những lý do rất đặc biệt cần làm sáng tỏ (trong một dịp khác).

Nói như vậy phải chăng sự suy thoái của Việt Nam có liên hệ với vụ án Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, và tìm hiểu căn nguyên đã đưa đến vụ án này, cụ thể là tìm biết tâm sự Nguyễn Trãi và các lý do đã đưa đến tâm sự này là có thể dò tìm ra được câu trả lời cho đề tài.

2- Tâm sự u uẩn của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi :

Trong văn học, người ta đã mất nhiều giấy mực để bàn về tâm sự của tác giả truyện Kiều, văn hào Nguyễn Du chung quanh lời nói ông để lại trước khi chết : Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Ba trăm năm lẻ sau này, Thiên hạ ai người khóc cho Tố Như) Nhưng người ta lại không để ý đúng mức đến tâm sự của nhà đại anh hùng dân tộc, văn hào Nguyễn Trãi, trước khi ông bị đưa ra pháp trường chịu án chém cùng với toàn bộ nhân mạng của cả ba họ, dù ông cũng để lại một tâm sự vô cùng u uẩn, khá lạ lẫm được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nguyên văn như sau : “Khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc”. ( ĐVSKTT, sđd, trg 356).

Trước cái án tru di tam tộc của Nguyễn Trãi, đã có một lớp hỏa mù bao trùm đánh lạc hết ý nghĩa của sự chiến đấu cam go, sự hy sinh vô bờ và cái tâm sự của nhà ái quốc vĩ đại muốn gửi lại cho hậu thế.

Bởi vậy, người ta dã không hiểu được ý nghĩa của sự hy sinh này. Thảng có sự phẩm bình, thì là phẩm bình hết sức thiên lệch kiểu như : “Người sao tuổi đã ngoài 60 mà không biết lẽ công toại thân thoái, còn theo đuổi hư danh làm gì để đến nỗi thiệt mạng cả ba họ”. Cũng có người đã biết sự phẩm bình đó là sai lầm nên đã lên tiếng biện hộ : “Nó chỉ gián tiếp nói lên rằng cánh chuồn không đo được chín tầng mây” (Trần Văn Giàu, Triết học và Tư tưởng, 1998, trg 517). Nếu sự phẩm bình cho thấy cái tư duy u mê của Tự Đức thì lời biện hộ cũng chỉ cho biết lòng kính ngưỡng đối với nhà ái quốc chứ chưa nói được gì về tâm sự u uẩn này.

Không phá được cái án Thị Lộ, tất cũng không sửa được sự mê lầm của vua quan Triều Lê, nên không chỉnh được hướng đi sai lệch của văn hóa, của tư tưởng Việt từ thời ấy, khiến dân tộc ta lạc dòng sử mệnh đã phải chịu biết bao oan khổ điêu linh. 

Vậy cái tâm sự u uẩn ấy là tâm sự gì mà đã hơn một lần Nguyễn Trãi phải than : Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên (Họa phúc có mầm, đâu phải một ngày – Anh hùng để hận đến bao nhiêu năm ?)

Cái tâm sự ấy mang hoài vọng quan trọng như thế nào mà dù đã biết trước những hiểm nguy chờ đón. Nguyễn Trãi vẫn quyết tâm đi tới để đến nỗi phải hy sinh cả ba họ ?

Nhất định tâm sự ấy không phải vì nỗi lòng đeo đuổi hư danh như điều Tự Đức suy đoán, bởi hơn ai hết, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ : Đáo đầu vạn sự giai hƣ huyễn (Rốt cuộc mọi việc đều là hư ảo) (Thu dạ khách cảm I) nên kim chỉ nam cho cuộc đời ông rõ rệt là : Danh chẳng chuốc, lộc chẳng cần Đƣợc chẳng mừng, mất chẳng âu (Tự thuật 10, Quốc Âm Tự Thuật) bởi thế, tâm hồn cao thượng của ông chẳng còn chỗ nào dành cho những vấn vương của đời sống tục lụy : Thương ba giang thƣơng nhàn thùy điếu Lục thụ âm trung tĩnh khán thư 8 Vũ quá tình lam khuy hộ dữ Phong lai tuyết lãng vũ đình trơ (Thảnh thơi buông câu trên sông nước biếc – Lặng lẽ xem sách trong bóng cây xanh – Sau trận mƣa nhìn qua cửa sổ thấy khí núi quang tạnh – Gió đưa làn sóng trắng xóa đến dưới thềm).

Chúng ta biết rằng, chỉ rất gần đây, khi nhân loại đã vượt qua thời đại nguyên tử và bước vào thời đại vật lý lượng tử (quantum physics), một khoa học gia hàng đầu kiêm huyền học gia là Fritjof Capra mới có kinh nghiệm đạt đến mức đồng nhất thể với vũ trụ, thấy được những luồng vũ trụ tuyến phả đến quanh ông, và thế giới quanh ông cùng với thân thể ông nhảy nhót theo nhịp điệu vũ trụ (F. Capra, The Tao of Physics, Bantam Books 1984, p. XIX). Cũng chỉ rất gần đây, trong tác phẩm của Arthur Osborne viết về người thầy ông, một vị Phật sống Ấn Độ, ta mới thấy cái cảnh các loài thú hoang, kể cả dã thú, đã tìm đến sống quanh vị Phật sống Ramana Maharshi để nhận những ân điển Ngài ban cho chẳng khác những đệ tử thuần thành theo hầu bậc sư phụ Đại Giác (A. Osborne, Ramana Maharshi and the Path of Self-knowledge-Rider, London).

Nhưng từ thế kỷ thứ 15, cái kinh nghiệm mà nhà khoa học kiêm huyền học và vị Phật sống kể trên trải qua thì Nguyễn Trãi cũng đã từng thường xuyên thể nghiệm. Hơn 500 năm trước F. Capra, Nguyễn Trãi cũng đã từng đạt đến mức đồng nhất thể với vũ trụ : Ngọ song tiêu sái vô trần lụy Nhất phiến nhàn tâm nhiếp thái hư ! (Cửa sổ giữa trưa sạch lầu không vướng bụi – Một tấm lòng thảnh thơi thông liền với thái hư) – (Tức sự TCH).  Và, hình như hơn cả Fritjof Capra, không chỉ chứng kiến thấy vũ trụ chuyển hóa trong ông và quanh mình ông, Nguyễn Trãi đã thấy vũ trụ với ông chỉ là một, tự nhiên, như nhiên : Tự nhiên đắp đổi đạo trời, Tiêu trƣởng, doanh, hƣ, một phút dôi ! (Tự thán 34 – QÂTT) và : Bành được, thƣơng thua con tạo hóa Diều bay, cá nhảy, đạo tự nhiên ! Cũng hơn 500 năm trước Ramana Maharshi, dã thú, chim muông từng đến chầu hầu bên bậc Đại Giác Nguyễn Trãi. Và hơn cả R. Maharshi, cả núi, cả mây, cả trăng, cả nước (suối) đều là bầu bạn với ông ! Trƣờng thiền định, hùm nằm chực Trái thời trân, vượn nhọc đem Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách hứa, nguyệt anh tam Tào khê rửa ngàn tầm suối Sạch chẳng còn, một chút nhàn (Mạn thuật 47)

Ông đã từng tuyên bố : Tượng thấy ba thân đã có duyên ! ba thân là pháp thân, bảo thân, ứng thân đã cùng có ở trong Nguyễn Trãi. Vậy phải chăng ông thực sự đã là một vị Phật sống ? Câu hỏi đặt ra là : con người đã tu luyện đến mức thượng thừa như vậy thì cái gì đã níu kéo ông để ông còn phải quẩn quanh trong vũng bùn trần thế ? Còn, và câu trả lời duy nhất là : Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung ! (Thuật ứng 23 – QÂTT)

Ôi ! Đáng thương mà cũng đáng yêu đáng kính biết bao một Nguyễn Trãi :

Vãng sự nan tầm thời dĩ quá Quốc ân vị báo, lão kham liên !

Bình sinh độc bão tiên ƣu niệm,

Tọa ủng hàn khâm dạ bất niên !

(Những kỷ niệm xưa tìm lại rất khó vì thời đã qua rồi

– Ơn nước chưa đền tuổi già thật đáng thương !

– Suốt đời riêng ôm tấm lòng lo trƣớc

– Ngồi quây mảnh chăn lạnh thâu đêm không sao nhắm mắt được)

– (Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm 2).

Đã đành lòng yêu nước đối với Nguyễn Trãi là quan trọng nhất, vì nó ông có thể hy sinh tất cả. Nhưng chỉ yêu nước thì việc gì đến nỗi Nguyễn Trãi phải có cái tâm sự bi thảm “Anh hùng di hận kỷ thiên niên” ?

Muốn có câu giải thích cho thực minh bạch tâm sự của ông, ta không thể 11 không truy cứu đoạn lịch sử liên hệ để dò tìm từng bước diễn tiến của vấn đề : cùng với các đồng chí đánh đuổi được giặc Minh và giúp Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, ông viết bài Bình Ngô Đại Cáo năm mới 48 tuổi (1428). Sau cơn đại loạn, đất nước tan hoang, còn biết bao nhiêu việc phải làm để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước. Nhất là quân thù tuy thua trận, nhưng những kẻ nội thù theo chúng còn đông, áp lực của kẻ thù trên mặt trận văn hóa còn rất mạnh, muốn biến nước ta thành chư hầu của chúng. Chúng muốn người Việt có tài mà yêu nước phải chết để chúng rảnh tay thi hành thủ đoạn.

Bởi vậy, chỉ một năm sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã bắt đầu nghe lời gièm pha của kẻ nịnh, giết hại công thần : Trần Nguyên Hãn bị bức tử năm Nguyễn Trãi 49 tuổi và Phạm Văn Xảo bị giết khi ông được 50. Chính trong hoàn cảnh bi thảm đó, Nguyễn Trãi đã viết ra bài thơ sau : Phù tục thăng trầm ngũ thập niên Cố sơn tình thạch phụ tình duyên Hƣ danh tục họa thù khan tiếu Chúng báng cô trung tuyệt khả liên (Trải 50 tuổi nổi chìm trong cõi tục – Đã phụ tình duyên với núi non cũ – Danh suông mà vạ thì thực đáng buồn cƣời – Bao kẻ gièm pha người cô trung, thực đáng thương thay !).

Nhiều khai quốc công thần bị hại, nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ được mạng sống, dù ông mới là trung tâm điểm kẻ thù muốn hãm hại. Chính bản thân ông cũng có lúc bị cầm tù nhưng không bị hại. Điều đó chứng tỏ Lê Lợi có biệt nhãn và vẫn có lòng úy kỵ ông. 

Vấn đề chỉ trở nên khó xử với Nguyễn Trãi từ khi Lê Lợi băng hà (1433). Vua mới lên ngôi (Lê Thái tông 1433-1443) là một thiếu niên mới 11 tuổi, chỉ ham vui chơi với bọn hoạn quan, không nghe lời can gián của trung thần, lại bị bao vây bởi bọn “học trò mặt trắng” nên bao kế sách kiến quốc, chống sự lấn chiếm của văn hóa Trung Hoa đều bị bác bỏ. Ngay cả bộ luật ông đã mất bao tâm huyết thảo ra (sau được vua Lê Thánh Tôn ban hành mang tên Luật Hồng Đức) cũng bị xếp xó. Tâm sự của ông lúc này đã được ký gửi vào bài thơ sau : Kim Đỉnh đan thành nhân dĩ khứ, Hoàng lƣơng mộng giác sự nan tầm Viên sầu hạc oán, vô cùng ý, Hàn nhật tiêu tiêu trúc cách lâm (Thuốc linh thiêng đã tìm được nhưng người đi mất rồi! – Mộng Hoàng Lƣơng đã tỉnh, việc khó tìm lại được – Vượn sầu hạc oán, tình ý không cùng – Ngày lạnh gió bay, trúc lại xa rừng !) – (Đề Ngọc Thanh Quán).

“Nhân dĩ khứ”, người đã đi rồi, đây chỉ Lê Lợi, “Kim Đỉnh” chỉ kế sách dựng nước bây giờ đành trôi theo mây khói. Toàn bài thơ toát lên một vẻ ai oán khôn nguôi ! Mọi cố gắng của Nguyễn Trãi cũng không qua được mệnh số. Cuối cùng đã đưa đến vụ án Thị Lộ và việc tru di tam tộc của họ Nguyễn làng Nhị Khê.

Như sẽ được chứng minh dưới đây, tuy Nguyễn Trãi chưa chỉnh được hướng đi sai lệch của vua quan nhà Hậu Lê, nhưng cũng đã kéo theo bọn họan quan đầu sỏ, thủ phạm của sự làm lệch hướng đi của dân tộc phải chết theo mình. Bổn phận của chúng ta ngày nay là phải làm cho sáng tỏ sự kiện này, sáng tỏ cái tâm sự của Nguyễn Trãi, để cái chết của ông cùng với ba họ không trở thành sự hy sinh oan uổng.

3- Tìm hiểu uyên nguyên tâm sự của Nguyễn Trãi

Hồi còn nhỏ, ở cái tuổi còn nằm trong vòng tay bà nghe kể chuyện cổ tích, hẳn nhiều người trong chúng ta đã được biết câu chuyện Rắn Thần báo oán : Chuyện kể trong lúc Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, một hôm phá rừng lập doanh trại đã vô tình giết cả một ổ nhà rắn. Bởi Nguyễn Trãi đang có thiên mệnh giúp chân chúa diệt ngoại xâm, xây dựng nghiệp lớn nên Rắn Chúa không thể làm hại. Vì vậy, đêm về, rắn hiện trên xà nhà, nhỏ một giọt máu xuống chữ Đại thấm ướt đến ba tờ giấy. Sau này nghiệp lớn đã thành, Nguyễn Trãi đã hoàn tất nhiệm vụ, nên phải bị tội chết cả ba họ, là để trả lại cái án đã giết chết cả nhà rắn khi xưa.

Câu chuyện mang tính thần thoại này quả đã giải thích thỏa đáng những thắc mắc của tuổi thơ và cả nỗi hoài cảm của lớp người bình dân thương mến vị anh hùng dân tộc. Nhưng câu chuyện trên không thể đánh lừa được lịch sử. Cái chết của tất cả nhân mạng cả ba họ vị khai quốc công thần làng Nhị Khê nhất định phải do một âm mưu to lớn.

Âm mưu đó như thế nào ? Đọc sử tôi thấy có một đoạn văn rất lạ tại trang 356 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT), nguyên văn như sau :

“Tháng 8, ngày mồng 4 (1442), vua về đến vƣờn Vải (Lệ chi viên), huyện Gia Định (nay là một phần huyện Gia Lƣơng, tỉnh Hà Bắc)… vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng… Mọi ngƣời đều nói Thị Lộ giết vua. … Ngày 9/9 giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc”. 

Đoạn tôi cho là lạ là đoạn văn cuối ở trích đoạn trên, nói việc Đinh Thắng, Đinh Phúc bị xử trảm. Vậy Đinh Thắng, Đinh Phúc là ai? Việc hành hình họ có ý nghĩa gì ? Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi được vua Thái Tôn, lúc mới 15 tuổi, chỉ định cùng với Lương Đăng, vốn là một hoạn quan, đốc suất làm loan giá, mũ áo, nhạc khí. Nhưng việc chỉ định chỉ cho có hình thức mà thôi. Thực ra vua đã có ý theo đề nghị của Lương Đăng rồi, vì :

– thứ nhất, về phẩm phục :

“Trước kia Thái Tổ sai Nguyễn Trãi định ra quy chế mũ áo, nhƣng chƣa kịp thi hành” (ĐVSKTT – sđd, trg 341).

Nói chưa kịp thi hành chỉ là một cách nói khéo của sử quan thời cũ. Sự thực quy chế Nguyễn Trãi soạn xong đã bị bỏ xó, không được ban hành.

– thứ hai, về âm nhạc, Nguyễn Trãi đã dâng bản về khánh đá và nguyên tắc căn bản cho việc sáng tác âm nhạc như sau:

“Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không dốc hết tâm sức. Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật khó đƣợc hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán giận buồn than, nhƣ thế mới không mất cái gốc của nhạc”. (ĐVSKTT- sđd, trg 339).

Vua khen ngợi và tiếp nhận nhưng để đấy không bàn đến. Một lần nữa ta lại thấy bọn hoạn quan đã bao vây vua và toa rập với bọn “học trò mặt trắng” không cho áp dụng những điển lệ do Nguyễn Trãi căn cứ vào văn hóa dân tộc soạn ra.

Vậy còn Lương Đăng, y định chế âm nhạc như thế nào ?

“Lương Đăng dâng nhạc mới phỏng theo quy chế của nhà Minh mà làm” (ĐVSKTT- sđd, trg 347). 

Đăng định ra quy chế, mũ áo, phẩm phục ra sao ? Chi tiết như sau :

“Lương Đăng dâng thư đại ý nói : Kể lễ thì có lễ đại triều và lễ thường triều. Tế trời, cáo miếu, ngày khánh tiết, ngày chính đáng thì làm lễ đại triều, hoàng đế mặc áo cổn, đội mũ miện, lên ngồi ngai báu, trăm quan đều mặc triều phục, đội mũ chầu. Còn ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng thì hoàng đế mặc áo bào vàng, đội mũ xung thiên, ngồi ngai báu, trăm quan đều mặc công phục, đội mũ phác đầu. Lễ thƣờng triều thì hoàng đế mặc áo bào vàng, đội mũ xung thiên, ngồi sập vàng, trăm quan mặc thƣờng phục, cổ tròn, đội mũ cao đen… thần không thể chép hết được” (ĐVSKTT- sđd, trg 341-342).

Không thể chép hết được ? Chép từ đâu ? Rõ ràng là y chẳng cần dấu diếm gì trong việc mô phỏng quy chế của Trung Hoa. Phải chăng Đinh Thắng là chủ mưu đem văn hóa Trung Hoa, ở đây tượng trưng bằng âm nhạc và y phục, áp dụng thay cho văn hóa dân tộc do Nguyễn Trãi và các đồng chí chủ trương ? Hay đằng sau y còn có những âm mưu lớn lao hơn nữa ? Nhưng dù là chủ mưu hay bị giật dây thì trước sau Đinh Thắng, Đinh Phúc chỉ là đối thủ của ông, là kẻ thù trên phương diện tư tưởng của Nguyễn Trãi, chứ không bao giờ là bạn.

Phải chăng lời ông nói trước khi ra pháp trường “hối không nghe lời của Thắng và Phúc” chỉ là cái kế để kéo bọn này phải chết theo mình, cũng là một cách không cứu được họa xa (văn hóa suy đồi) thì diệt được nạn gần, là lãnh tụ bọn hoạn quan. Đinh Thắng, Đinh Phúc đã hành xử việc này tự mình hay do ai chỉ huy? Đây là một nghi án cần được nghiên cứu cặn kẽ. Có điều không thể không đặt thành nghi vấn rằng vụ án Thị Lộ này có thể do một âm mưu lớn. Và cái chết của ba họ vị công thần khai quốc đã để lại mối tiếc thương ngàn đời cho lịch sử. 16

Cao thượng thay cái tâm vĩ đại của Nguyễn Trãi, tâm Bồ tát, suốt đời chỉ lo cho sự an nguy của dân của nước, lo hạnh phúc cho sinh linh. Vậy mà dù kế sách có sẵn, lại ở trong tư thế của kẻ chiến thắng, Nguyễn Trãi cũng đành phải bó tay, nhìn những kẻ nội thù đem áp dụng văn chương, học thuật, nhã nhạc, y quan nghĩa là áp dụng văn hóa của kẻ đã thua trận trên đất nước mình, khiến văn hóa dân tộc dần dần đi vào chỗ suy vong. Và cuối cùng ông đành lấy cái chết của mình cộng với cái họa tru di tam tộc để thanh minh, mà có thể cũng là để tạ tội với đời sau về sự bất lực của mình, biết mà không thể bảo vệ được nền văn hóa dân tộc. Thật là “Anh hùng để hận mấy nghìn năm” !

Ở trên tôi đã trình bày khá dài dòng về cái tài của Nguyễn Trãi và quyết tâm của ông trong việc bảo vệ văn hóa dân tộc chống sự xâm lấn của văn hóa Trung Hoa. Tài và quyết tâm như vậy mà vẫn không ngăn chặn được tư tưởng dân tộc bị văn hóa ngoại bang làm cho lệch hướng.

Sự việc này phải hiểu như thế nào ? Theo duy tâm mà nói, văn minh dân tộc Việt không thể không trải qua kiếp nạn nên một cá nhân, dù tài giỏi đến đâu cũng không thể cứu vãn nổi. Theo thực tế mà nói, quả dân tộc ta có kẻ thù rất mạnh, rất hiểm. Dù giải thích cách nào chăng nữa, sự việc vẫn hiện rõ là dân tộc Việt Nam đang vẫn phải đương đầu với hiểm họa vô cùng khó khăn, nếu không hết sức tìm cách giải quyết, đất nước đã suy thoái mỗi ngày sẽ một trầm bại thêm : đó là vấn đề văn hóa, vấn đề tư tưởng. Có một điều chúng ta không thể không nói đến ở đây là việc muốn cải sửa y phục, điển lệ triều chính do bọn nho sĩ bị ảnh hưởng mê lầm của văn hóa Hán, Tống Nho đã có từ Triều Trần. Nhưng may thời đó là thời văn hóa Đại Việt chưa bị Minh triều tàn phá và gài lại những kẻ nội thù. 17

Nước nhà còn có được các vua lớn tuổi và bọn hoạn quan chưa thành một thế lực áp đảo nên đề nghị của bọn “học trò mặt trắng” đã không được thi hành. Hãy nghe sử quan Phan Phù Tiên ghi rõ :

“Triều thần bấy giờ như Lê Bá Quát, Phạm Sư Mạnh muốn thay đổi chế độ. Vua (Trần Minh Tông) nói: Nhà nước đã có phép tắc nhất định, Nam Bắc khác nhau, nếu nghe theo kế của bọn học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay”. (ĐVSKTT- sđd, trg 138).

Hay như lời phán của Trần Nghệ Tông :

“Triều trước dựng nước tự có pháp độ, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều chủ nƣớc mình, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại Trị, kẻ học trò mặt trắng đƣợc dùng, không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của Tổ tông hòng thay đổi theo phong tục phương Bắc cả, như về y phục nhạc chương không thể kể hết” (LSTTVN, Q I, nxb KHXH, 1993, trg 225-226).

Và ngay cả sau khi Nguyễn Trãi bị hại đã có một vị vua tương đối thoát được sự áp chế của bọn hoạn quan, mà lần này kẻ “học trò mặt trắng” bị mắng lại chính là sử quan đời sau đề cao : Ngô Sĩ Liên:

“Ta mới cải chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân, các người lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo ; các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không vua. Vả lại, khi Lệ Đức Hầu (chỉ Nghi Dân) cướp ngôi, Ngô Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong kiến đó sao ? Ƣu đãi trọng lắm !… Nay Lệ Đức Hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra, trong lòng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư ? Thực là bọn gian thần bán nước”. (ĐVSKTT- sđd, trg 397). 

Tưởng cũng cần phải phác qua nguyên do nào dã đưa đến cảnh hoạn quan lộng hành như ta đã thấy. Nguyên do từ việc bị lệ thuộc nhà Minh. Chính sách của nhà Minh trong cuộc chiến 20 năm chỉ nhằm tiêu diệt nền văn hóa của Việt Nam. Chỉ thị của Minh Thành Tổ hết sức rõ ràng là phải đốt cho sạch những gì không lấy đi được, phá cho tan những di tích văn hóa lịch sử, lấy cho hết nhưng sách vở, bắt cho hết những nhân tài mang về Tàu.

Nhưng những điều họ lấy đi cũng không nguy hại bằng những gì họ gài lại để phá hoại nền văn hiến của ta. Điểm thâm độc nhất là họ thiến hết những thiếu niên anh tuấn chẳng may rơi vào tay họ (xin xem “Nên có thái độ nào khi đọc Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng”, Tập san TƯ TƯỞNG số 14, tháng 6/2001). Những thiếu niên này chỉ còn một con đường để tiến thân, để thi thố tài năng và để trả thù đời nữa là đi làm hoan quạn. Và lớp này ngay từ đầu triều đại nhà Lê, đã đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng không thấy lịch sử cận, hiện đại ghi chép lại hay lưu ý đúng mức. Chính lớp hoạn quan này đã vây quanh các vua nhà Lê (có lẽ chỉ ngoại trừ một biệt lệ là Lê Thánh Tôn), đã thực sự điều hành chính sự.

Có hiểu như vậy ta mới giải thích được tại sao Lê Thái Tôn, cậu bé 11 tuổi mà đã dám từ chối sự giảng dạy của các Thái Phó do chính vua cha chỉ định :

“Vua hàng ngày vui đùa với bọn hầu cận ở trong cung, các đại thần muốn khuyên vua học, cùng nhau tâu lên xin cử sáu văn thần là Ban Hành Khiển Thừa Chỉ Nguyễn Trãi, Trung Thƣ Thị Lang Trình Thuấn Du… đi theo hai, ba đại thần chia nhau vào hầu kinh điển, vua sai Đinh Phúc trả lại tờ tâu, không nhận”. (ĐVSKTT- sđd, trg 332).

Đã từ chối không nhận con những quan lớn triều đình vào hầu hạ, bầu bạn như thông lệ các triều trước, lại bỏ ngoài tai lời can gián của các Ngôn quan (quan có nhiệm vụ can gián vua) mà còn định trừng trị những quan can gián chỉ làm theo nhiệm vụ họ phải làm : “Bọn Ngôn quan là Pnan Thiên Trước, Lương Thiên Phúc, Nguyễn Chiêu Phủ dâng sớ tâu sáu điều không nên, trong đó có điều 5 và điều 6 như sau:

“Tiên đế lựa chọn con em công thần sai vào đọc sách hầu hạ thì bệ hạ đều xa lánh họ mà nô đùa với bọn hầu hạ gần gũi ở trong cung, thế là năm điều không nên”. “Người làm vua phải tìm ngƣời tài giỏi biết nói thẳng, biết tìm lời can ngăn và những ngƣời có công lao mà thƣởng họ, nay bệ hạ lại vui đùa với bọn hoạn quan rồi thƣởng cho chúng, thế là sáu điều không nên”. (ĐVSKTT), sđd, trg 327).

Hiểu như vậy ta mới có thể lãnh hội được tại sao Nguyễn Trãi và các đồng chí của ông đã không thể bảo vệ được văn hóa dân tộc trước sự lấn chiếm của văn hóa Hán Nho như đã trình bày. Tuy vua chỉ là kẻ bù nhìn do bọn hoạn quan giật dây, suốt ngày chỉ mê đắm trong tửu sắc mà các sử quan đời trước vẫn phải hết lời xưng tụng theo một công thức như không thể làm khác được. Tỷ như lời bàn của sử quan Vũ Quỳnh dưới đây :

“Khi vua lên ngôi mới có 11 tuổi, không phải nhờ buông rèm coi chính sự mà mọi việc trong nước đều tự mình quyết định, bên trong chế ngự quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch” (ĐVSKTT), sđd, trg 357).

Điều đáng buồn là người viết sử ngày nay đã không thấy phải chất vấn lịch sử, phải đặt lại vấn đề cho được minh bạch mà cứ y nguyên sao chép lại sự sai lầm này. Điều đáng buồn hơn nữa là các nhà làm sử, viết truyện, dựng kịch, làm thơ… ngày nay cũng cứ theo lối mòn mà nhắc lại, khiến cả một dân tộc bị mê lầm đi lạc dòng sử mệnh, đưa đến việc đất nước mỗi ngày một thêm suy thoái như ta thấy ngày nay.

Tuy nhiên, điều đáng buồn đó dù mang đầy tính bi thống chăng nữa vẫn chỉ là đáng buồn chứ chưa hẳn là đáng trách. Nó chỉ trở thành đáng trách nếu nay chúng ta biết sai lầm mà vẫn nói, vẫn viết theo điều sai, không cùng nhau quyết tâm trả lại sự thực cho lịch sử và từ đó rút ra bài học để cùng toàn dân chỉnh lại cái cục thế bi thảm này.

4- Thử tìm câu trả lời cho vấn đề suy thoái của Việt Nam hiện nay.

Xin nói ngay, đây chỉ bàn đến nguyên nhân xa, do đó chỉ có thể đưa đến câu trả lời gián tiếp cho đề tài. Vụ án Thị Lộ tuy đã phá được, nhưng một số vấn đề hãy còn là ẩn số cần được làm sáng tỏ. Vấn đề phải làm sáng tỏ ở đây là : điều Nguyễn Trãi và các đồng chí của ông đã phải mang cả mạng sống ra bảo vệ và cái mà bọn hoạn quan phối hợp với bọn “học trò mặt trắng” quyết tâm muốn áp dụng thay thế khác nhau ở điểm nào ?

Trong Thư Ngỏ số 3 “Vài đề nghị trong việc hợp soạn quyển Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam rút gọn”, đăng trên Tập san TƯ TƯỞNG số 9, tháng 8 năm 2000, chúng tôi đã viết : “Tư tưởng thời Lê ví như cái bản lề giữa một bên là tư tưởng tuyệt vời thời Lý Trần và một bên là tư tưởng bắt đầu suy thoái từ Lê Thánh Tôn sau cái chết của Nguyễn Trãi. Tư tưởng lúc đầu Triều Lê, nhất là những tác phẩm nhƣ Bình Ngô Đại Cáo, Luật Hồng Đức… của Nguyễn Trãi thực tuyệt vời. Nhưng đó chỉ nhƣ cái tia hồi quang phản ánh phần nào tư tưởng Đại Việt Lý Trần, vì tác giả của nó là những người như Nguyễn Trãi đã sinh ra và lớn lên trong văn hóa Đại Việt, nên đã hấp thụ được tinh hoa của nền văn hóa này. Cùng về sau văn hóa càng mỗi ngày một suy thoái. Lý do chính vì tư tưởng đã đi chệch khỏi dòng sử mệnh và càng ngày càng xa cội nguồn”.

Nếu đề nghị này được phần nào chấp nhận thì câu hỏi trên có thể đặt lại dưới dạng khác có tính cách tổng quát hơn : “Những khác biệt giữa tư tưởng Đại Việt thuần túy với tư tưởng Hán, Tống Nho áp đặt và sự nguy hại của việc cưỡng đặt này đối với tiền đồ dân Việt”.

Việc tìm câu trả lời cho câu hỏi như vậy không phải là dễ vì hầu hết những sách về tư tưởng Đại Việt viết trước thời thuộc Minh (1407-1427) nay đã không còn nữa. Ngay cả những bộ sách thoát khỏi sự cướp đoạt hay ngọn lửa thiêu rụi của quân Minh như bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, đến thời Ngô Sĩ Liên vẫn còn được dùng để san định lại thành bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hiện nay chúng ta đang dùng, cũng không biết đã biến đi từ lúc nào. Vì vậy, muốn làm một cuộc so sánh đến nơi đến chốn để trả lời câu hỏi trên không phải là điều dễ thực hiện trong hoàn cảnh tài liệu hiện tại.

Một câu hỏi cần đặt ra là : chỉ trong hai bộ sử, bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu và bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mà Ngô Sĩ Liên và các sử gia sau ông đã dựa vào để hiệu đính lại và viết tiếp, hai bộ ấy có những diểm nào khác nhau ? Như trên đã nói, Đại Việt Sử Ký nay không còn nữa, nên không có căn cứ văn bản để trả lời câu hỏi này. Nhưng nếu chỉ dựa vào lời bàn của hai sử gia hàng đầu này về một số điểm then chốt trong lịch sử (may mắn thay những lời bàn này còn được chép lại nguyên văn trong bộ ĐVSKTT hiện chúng ta có ngày nay) thì ta có thể kết luận không sợ khác biệt này cho ta suy đoán được sự khác biệt của hai nền tư tưởng, một bên là Đại Việt chính thống, và một bên là tư tưởng lai căn từ sau cái chết của Nguyễn Trãi.

Tôi xin được trích dẫn những lời phẩm bình của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về mấy điểm mà tôi cho biểu trưng được cho hai nền tư tưởng đó như sau :

Về tư tưởng tự hào dân tộc và lòng yêu nước chung chung Ý kiến của Lê Văn Hưu :  

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở lĩnh ngoại đều hƣởng ứng, việc dựng nước, xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất ta đủ dựng được nghiệp bá vương”. (NK3, 3a – ĐVSKTT), sđd, trg 62).

“Tiên Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lƣu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mƣu giỏi mà đánh càng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu, mà chính thống của nƣớc Việt ta ngõ hầu đã nối lại được” . (NK5, 21a – ĐVSKTT), sđd, trg 62).

Ý kiến của Ngô Sĩ Liên :

“Nước Đại Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là Trời đã sinh ra chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm Đế một phượng”. (ĐVSKTT), sđd, trg 61).

“Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngƣợc, vung tay hô một tiếng mà quốc thống cơ hồ đƣợc khôi phục, khí khái anh hùng không những là lúc sống dựng nước, xcng vƣơng, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa”. (ĐVSKTT), sđd, trg 87-107).

Khi có sự va chạm giữa lòng yêu nước và những tín điều Hán, Tống Nho như tam cương, ngũ thường. Ý kiến của Lê Văn Hưu:

“Lê Đại Hành (980 – 1009) giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bạc, trói Quân Biện, Phụng Huân dễ nhƣ lùa trẻ con, nhƣ sai nô lệ, chƣa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là các vua Hán Đƣờng cũng không hơn đƣợc”. (BK 1, 14-ĐVSKTT, sđd, trg 59).

và :

“Về sau tục dân lập đền thờ, tô tƣợng hai vua Tiên Hoàng và Đại Hành và tƣợng Dƣơng hậu cũng ngồi, hồi quốc sơ vẫn còn nhƣ thế” (BK 1, 15b – ĐVSKTT, sđd, trg 59).

Tục dân là phong tục, tập quán nhân dân đã lưu truyền từ nhiều đời, chứng tỏ theo văn hóa Việt, người dân rất minh bạch và công bằng trong việc ghi ơn những vị có công với dân với nước. Đó là điều quan trọng nhất, là Đạo Sống Việt đứng trên cả tam cương, ngũ thường.

Khác với ý kiến của sử gia từ sau thời đã bị Minh triều tàn phá văn hóa Việt, đốt và thu hết sách vở, phá hết di tích văn hóa, bắt hết nhân tài Việt đem về Tàu, như Ngô Sĩ Liên khi đặt tam cương của Hán Nho trên “tục dân” tức Đao Sống Việt, như trích đoạn sau.

Ý kiến của Ngô Sĩ Liên :

“Khi Đại Hành giữ chức Nhiếp Chính, Vệ Vƣơng tuy còn nhỏ nhƣng vẫn là vua. Thế mà Đại Hành tự xƣng làm Phó Vƣơng, rắp tâm làm điều bất lợi. Đạo làm tôi không đƣợc rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách Xuân Thu, ngƣời ngƣời đều đƣợc nêu lên mà thi hành”. (BK 1, 15a – ĐVSKTT, sđd, trg 59)

và :

“Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, mối của văn hóa… Đại Hành thông dâm với vợ vua rồi nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn vậy”. (BK 1, 15b – ĐVSKTT, sđd, trg 217-218).

Nếu chúng ta lại chịu khó đọc lời bàn của Ngô Sĩ Liên trong toàn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ta sẽ thấy còn nhiều nhận xét của sử gia này bị Hán Nho làm cho méo mó, thiên lệch đi, rất khó nghe, trừ những điều ông phát biểu về lòng tự hào dân tộc.

Vì vậy, nếu không đi vào chi tiết vụn vặt thì cốt lõi của tư tưởng Đại Việt sẽ hiện ra một cách tinh ròng. Cốt lõi đó đã được Nguyễn Trãi khẳng định trong bài Bình Ngô Đại Cáo: Như nước Đại Việt ta từ trước, Xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam đã khác.

Vậy điều mà Nguyễn Trãi và các đồng chí của ông bảo vệ đó chính là nền văn hiến, phong tục, nói chung là Đạo Sống Việt.

Nội dung của Đạo Sống Việt là gì ? Tình trạng văn bản ta có được hiện nay không cho biết xưa kia các cụ quan niệm chi tiết đạo sống này như thế nào. Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của một cơ quan thẩm quyền kiểu Hàn lâm viện, ta tạm đơn cử bốn ý kiến của các tác giả ngày nay dựa vào truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, phong tục, tập quán… bàn về vấn đề này làm thí dụ gợi ý như sau:

1- Tính hiếu hòa

2- Tinh thần hài hòa gồm ba đặc trưng : có đi có lại mới toại lòng nhau hay lý tác động hai chiều; phân công hợp tác ; và lý đối lập thống nhất.

3- Tinh thần nhân bản

4- Tinh thần nhân chủ 

5- Tinh thần tự do, bình đẳng (trong gia đình và trong xã hội)

6- Tinh thần dân chủ

7- Tinh thần không chấp

8- Tinh thần “có việc thì đến, hết việc thì đi”

(Đạo Sống Việt – Các tác giả Đào Văn Dương, Huệ Tâm, Hoài Văn Tử, Thường Nhược Thủy, Vĩnh Như, nxb Tủ sách Việt Thường 2000, trg 470 – 493).

– Theo các ông Nguyễn Thủy và Trần Xuân Minh, văn hóa truyền thống Việt có bảy điểm chính :

1- Lòng yêu nước

2- Tinh thần đấu tranh bất khuất, chống ngoại xâm

3- Ý chí đề kháng áp bức

4- Óc nhạo báng trào lộng

5- Ý thức lao động và tính thực tiễn, cần cù

6- Tinh thần đạo và nếp sống hiền hòa, chân thực, phóng khoáng, tự do.

7- Nếp sống tình cảm phong phú

(Tinh thần Việt Nam, nxb Mekong Tỵ Nạn 1991, trg 61-69)

1- Yêu nước

2- Cần cù

3- Anh hùng

4- Sáng tạo

5- Lạc quan

6- Thương người

7- Vì nghĩa

(GTTTTT của DTVN, nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1980, trg 94).

– Riêng tác giả bài này, trong “Cốt lõi tư tưởng Việt Nam và vấn đề Phật Nho Lão” đăng trong Tập san TƯ TƯỞNG số 8 (6/2000) đề nghị tư tưởng truyền thống Việt có năm điểm chính là :

1- Lấy sự bình đẳng làm căn bản

2- Lấy gia đình làng xóm làm gốc

3- Yêu nước

4- Tin tưởng có đời sau, có linh hồn, có nhân quả

5- Tin tưởng vào Đạo Ba (Con ơi giữ lấy Đạo Ba) tức Đạo Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) do đó tin vào vạn vật đều cùng một thể, mà kết quả là trọng tinh thần nhân bản [có Trời mà cũng có Ta (Nguyễn Du)], tin vào tinh thần nhân chủ (Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều (Nguyễn Du)].

Nhưng nếu chỉ được chọn một từ để tiêu biểu cho Đạo Sống Việt, nền văn hóa tư tưởng truyền thống này, thì có lẽ không từ nào thích đáng cho bằng từ vì dân. Mà “vì dân” dưới nhãn quan của người xưa cũng là “vì nước”, như Nguyễn Trãi đã viết : Phúc chu thủy tín dân do thủy  Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên (Úp thuyền mới rõ sức dân nhƣ nƣớc – Hiểm yếu không cậy đƣợc ở mệnh Trời) – (Quan Hải). Hay như lời trối của Trần Hưng Đạo trước khi lâm chung : “Trên dưới một lòng, lòng dân không chia… Khoan thử sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Đó là thượng sách để giữ nước”. (LSTTVN, Q I, trg 186 – ĐVSKTT, Tập II, nxb KHXH, trg 88 – 89). Cũng có khi chữ vì dân nay được diễn tả bằng một chữ khác : nghĩa hay chính nghĩa, đại nghĩa. Như lời Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo : “Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn”. Bởi vậy, châm ngôn của các bậc Đại Nho xưa là “phù chính nghĩa chứ không phù chính thống”.

Chính thống là chính quyền đương đại. Chừng nào chính quyền đương đại phục vụ cho quyền lợi của dân của nước thì chính thống cũng là chính nghĩa. Chừng nào chính quyền hiện tại đi sai đường lối phục vụ quyền dân, quyền nước thì chính thống không còn là chính nghĩa. Và khi đó người dân có thể làm cách mạng lật đổ chính quyền hiện tại để theo chính nghĩa.

Nó bắt nguồn từ ý nghĩa chuyện Tiên Rồng, cái bọc trăm con cùng một Mẹ. Nó được cảnh giác qua chuyện An Dương Vương cậy có nỏ thần mà không dựa vào lòng dân nên đã mất nước. Đấy là của gia bảo tổ tiên đã để lại cho chúng ta để dựng nước và giữ nước. Bởi dân, nước chỉ có một. Nếu lấy dân lấy nước làm gốc thì đó là mẫu số chung hoàn chỉnh nhất. Toàn dân dựa vào đó mà thống nhất ý chí, chung sức chung lòng đoàn kết phục vụ đất nước. Sự chia rẽ không có đất sống. Sự đố kỵ, tị hiềm, tính vong thân, ích kỷ không có chỗ nẩy nở, nhờ vậy toàn dân có thể nỗ lực xây dựng tương lai chung.

Từ sau cái án Thị Lộ, văn hóa truyền thống bị văn hóa Hán Nho lấn dần : vua đã thay 28 cho dân cho nước. Đó là cội nguồn của chia rẽ : vua không là một, là duy nhất, mà có thể có vua này, vua khác. Có tranh chấp, thoáng đoạt, có phe nọ, phái kia. Cũng vậy, trước kia lý do vì nước là lý do tối thượng chỉ đạo mọi hành động, thì nay, thay vào đó, người ta ưu tiên cho những lý do khác, nào tam cương, ngũ thường, nào trung thần không thờ hai vua. Người thờ vua này đánh nhau với người thờ vua kia. Người theo lãnh tụ này tìm cách tiêu diệt người theo lãnh tụ khác. Và cứ thế xã hội càng ngày càng phân hóa. Đến ngày nay thì người ta sống vì phe nhóm, vì đảng phái, vì hội hè, vì tôn giáo này, niềm tin nọ. Đất nước, tổ quốc chỉ còn là cái bóng mờ “cha chung không ai khóc”. Tình trạng này nếu không có cách chấm dứt thì tương lai dân tộc chỉ là con đường chết. Không thể khác.

Nguồn bài đăng

0