18/06/2018, 16:36

Người Hoa ở Sài Gòn

Huỳnh Thị Mỹ Nhàn “ Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về ” Nếu tôi dám liều lĩnh cho rằng mình biết được chút ít về Sàigòn, từ những tên xóm, tên cầu, tên đường, nhà thờ, nhà chùa, trường học, chuyện nhân vật này, gia đình nọ…, ...

8-ngc6b0c6a1i-hoa-13

Huỳnh Thị Mỹ Nhàn

 “Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Nếu tôi dám liều lĩnh cho rằng mình biết được chút ít về Sàigòn, từ những tên xóm, tên cầu, tên đường, nhà thờ, nhà chùa, trường học, chuyện nhân vật này, gia đình nọ…, chuyện ngày xưa chút chút, chuyện ngày nay chút chút (ngày nay là khoảng vài năm trước 1970), đó cũng là nhờ báo chí và sau này Internet còn nhắc lại, cộng với những tài liệu hoặc vốn sống hiếm, quí do những tay bút từng trải như Vương Hồng Sển, Hoàng Hải Thủy… ghi lại.

Nhưng kiến thức của tôi về Chợ Lớn thì thật sơ sài, cực kỳ sơ sài.

Mặc dù, ông thầy thuốc Bắc đã chữa trị cho mẹ tôi trong vòng gần 10 năm trời là ông Miên Ký, có cửa tiệm thuốc Bắc tại Chợ Lớn, mà tôi đã đến vài lần, mỗi lần đều được “hữu nghị” vài quả táo tầu cực ngon. Mặc dù, tôi có bạn gốc Hoa học chung, nhà trong Chợ Lớn, mời tôi đến đôi lần. Mặc dù, tôi có được đi ăn cưới tại nhà hàng Đồng Khánh vài lần, và đã phải chạy xe Honda băng ngang Chợ Lớn để chở ba tôi đến Xóm Củi lấy xe đò đi Long An, nhiều lần.

Bài này là một cố gắng để đền bù vào kiếm khuyết đó, mà cũng là một hoài niệm về một nơi chốn mà nay càng thấy yêu thương, và luyến tiếc.

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” … (Bà Huyện Thanh Quan)

8-ngc6b0oi-hoa-6.jpg

ĐẠI LỘ GẦN CHỢ LỚN CHỢ LỚN – KÊNH BONNARND 

Đúng là luôn luôn trong óc tôi thưở ấu thơ, Chợ Lớn là một phố khách. Người Tầu sống trong đó là những người khách, nhiều người Việt thích gọi họ là “khách trú” hơn “các chú”. Gần sát nách đó, nhưng vẫn là khách. Một thế giới hoàn toàn khác biệt. Những bảng hiệu người Việt đọc không hiểu, cách ăn mặc (áo xẩm, áo xường xám …) khác biệt. Ngôn ngữ khác biệt, nếu họ muốn nói tiếng Tầu với nhau, người Việt không hiểu, nhưng người Việt nói gì, phần đông họ hiểu.

Những ngõ ngách trong Sàigòn thân quen với tôi bao nhiêu, thì trong Chợ Lớn lại kỳ bí, đáng ngại bấy nhiêu. Có lần đi xe Honda tìm nhà trong vài xóm tại Chợ Lớn, tôi có cảm giác có hàng chục con mắt theo dõi mình ngay từ đầu xóm, dù rằng phần đông đều là những ánh mắt hiền lành, nhưng cảm giác mình là kẻ xa lạ rất rõ rệt. Cảm giác thực của sư “tha hương trên chính quê hương”.

Ngay cả cách thờ phượng cũng khác người Việt. Những bức tượng Quan Công, Châu Xương, Quan Bình đặt ở đâu là tờ giấy khai nguyên quán của chủ nhà gần như trúng trên 90%. Người Việt ít ai thờ Quan Công lắm, có thể nói là người Việt gốc thì hoàn toàn không .

Kiến trúc nhà cửa tại Chợ Lớn giống những Phố Tầu trên khắp thế giới nhiều hơn là giống kiến trúc người Việt. Nhất là từ sau khi người Pháp đặt sự cai trị tại Miền Nam, thì Sài Gòn có nhiều khu nhà kiến trúc theo kiểu thực dân Pháp, dần dần được Việt Nam hóa, phân biệt rạch ròi hai lối ở khác hẳn nhau.

oOo

“Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Giới anh chị Chợ Lớn cũng có trùm riêng cai trị, tên là Mã Thầu Dậu.

oOo

Bây giờ nhớ lại, Chợ Lớn lúc đó là một Chinatown (Phố Tầu) khổng lồ, so với những Chinatown trên thế giới mà tôi đã được ghé thăm như Mã Lai, Singapore, Anh, Pháp, Úc, Mỹ…

Chợ Lớn đã có những trường Tầu, mà vài người bạn Tầu hồi nhỏ trong xóm tôi, phải về đó “du học”. Trường nổi tiếng nhất là trường Bác Ái.

Với nhiều tiệm ăn Trung Hoa, Chợ Lớn đương nhiên là nơi ăn uống rất ngon, và với tài năng buôn bán của cộng đồng Hoa Kiều, cộng với hệ thống mạng lưới kinh doanh chằng chịt trong nước, lẫn Đông Nam Á. Chợ Lớn đương nhiên có những chi phối nhất định trên nền kinh tế cả nước Việt Nam.

Trên lãnh vực chính trị, Chợ Lớn hồi đó, nghiễm nhiên được đa số người dân Việt Nam, hiểu ngầm là có những quan hệ sâu xa với Hồng Kông, Đài Loan và Trung Hoa Lục Địa.

oOo

Tại trung tâm Chợ Lớn có nhà thờ Cha Tam, là nơi mà tổng thống Ngô Đình Diệm và em là cố vấn Ngô Đình Nhu đã đến cầu nguyện vào sáng ngày 2/11/1963, trước khi “được” lực lượng quân nhân đảo chánh cho lính “đón” đi, để rồi bị hai sỹ quan tên Nhung và Nghĩa trói quặt tay, và sau đó bị ám sát bằng dao găm và súng trong một chiếc xe thiết giáp, trên đường áp giải hai ông này về Tổng Tham Mưu.

diem-nhu-chet-2.jpg

Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã rời khỏi Dinh Độc Lập vào tối ngày hôm trước, và tạm lánh tại nhà một người Việt gốc Hoa, tên là Mã Tuyên. Mã Tuyên là tổng bang trưởng tại Chợ Lớn. Lý do chọn nhà tổng bang trưởng Mã Tuyên để đến, theo lời chứng của ông Cao Xuân Vỹ : “nhà ông Mã Tuyên ở trong Chợ Lớn, phố xá chằng chịt rất khó tìm. Hơn nữa người Tàu rất kín đáo và trung tín

Cho đến nay, không có nguồn tin nào cho biết ai là người đã thông báo chỗ tạm lánh của hai anh em họ Ngô, và có phải là điều ngẫu nhiên, mà quân đội đảo chính đã chờ khi họ đi lễ nhà thờ mới tới “đón” hay không ? Riêng về ông Mã Tuyên, lúc đó, khoảng trên 50, người Triều Châu, làm tổng bang trưởng 10 bang, sau đó 5 ngày cũng bị bắt, bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng giam trong 3 năm, tài sản bị tịch thu, đem bán đấu giá, nhưng được người đồng hương Việt gốc Hoa thu mua trả lại.

Lý do “phố xá chằng chịt” đã không thỏa để cứu mạng hai ông, nhưng lý do “người Tàu rất kín đáo” lại có vẻ đúng, vì ông Mã Tuyên không khai gì thêm, và không than van gì, mặc dầu sau ngày 30/04/1975, nhà nước Hà Nội lại bắt ông ngay sau khi họ vừa chiếm được miền Nam. Lần đầu là 4 tháng rồi thả và bắt lại sau một thời gian ngắn. Lần bắt sau nầy, ông Mã Tuyên bị giam tới 4 năm tù. Riêng lý do “người Tàu trung tín” thì lại mờ mịt, vì có nguồn tin cho rằng tư gia của ông Mã Tuyên là một hang ổ nằm vùng, là Trung Tâm Liên Lạc xưa nay của ông Nhu với MTGPMN (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam)… Thật khó mà biết phải trung tín với ai, khi ông Mã Tuyên có tới mấy phe nhóm cần trung tín.

oOo

Không rõ 10 bang người Hoa sinh sống tại Chợ Lớn vào giai đoạn ông Mã Tuyên làm tổng bang trưởng, là gì, nhưng 5 bang chính gọi là “ngũ bang” gồm Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hẹ, Hải Nam, và Phước Kiến. Nhiều người Hoa (Tầu) đến từ những tỉnh miền duyên hải phía Nam Trung Hoa (từ sông Dương Tử trở xuống) định cư tại Chợ Lớn. Họ họp nhau, sống chung với nhiều phân khu từng bang hội, tùy theo gốc tích cố hương, vừa vui sống mà vừa dễ sống. Trong giai đoạn phát triển Chợ Lớn, dưới thời Pháp thuộc, họ được người Pháp cho nhiều dễ dãi, thoải mái, điển hình là việc xây dựng nhà cửa, phố xá, quy hoạch những khu dân cư, cho phù hợp với lối sống truyền thống của họ, miễn là hòa nhập vào môi trường địa lý, sinh hoạt mới .

Do đó, những tên hẻm được đặt với những từ cuối như Lý, Hạng, Phường đã được thấy, như hẻm Tuệ Huê Lý (làng Tuệ Huê) ở bên hông hội quán Tuệ Thành của bang Quảng Đông, còn sót lại cho đến năm nay (2012), sau nhiều biến cố đổi thay “thương hải biến vi tang điền”. Lý như trong “lý trưởng” có nghĩa tương đương với làng, hoặc thôn. Đó là một quần thể tập hợp khoảng vài chục nóc nhà, họp thành một đơn vị cư trú.

8-ngc6b0oi-hoa-2.jpg

Hạng như trong câu thơ “Từ Ô Y Hạng rủ rê sang” của nhà thơ Quách Tấn, có thể dịch là xóm, qui tụ khoảng mươi nóc nhà cận kề nhau. Thường ra, một ông đại gia nào đó, mua một khoảng đất lớn sát một con lộ lớn. Trên miếng đất đó ông ta cho xây ngoài mặt tiền những cửa hàng xoay cửa chính ra ngoài lộ. Giữa những cửa hàng đó, có một con hẻm dẫn vào một khu xóm nhỏ, được lập ở phần sau khu đất, khoảng 7-8 căn nhà, cho họ hàng, con cháu của chủ nhân ở. Đầu con hẻm thường đắp chữ nổi, hay có bảng gỗ nói lên nơi chốn cố hương của chủ nhân, chẳng hạn “Thái Hồ Hạng”, “Xóm Thái Hồ”  vì quê cũ của ông ta ở Hàng Châu.

Còn Phường lại là nơi qui tụ những người cùng chung một nghề với nhau. Thường là một hẻm cụt, gồm vài chục căn nhà mà những người làm cùng nghề, hoặc chung một ông chủ, chung tiền ra mua, hoặc được chủ cho ở. Thí dụ như hẻm “Hào Sỹ Phường” là nơi có 34 căn nhà của những công nhân làm nghề chế tạo xà phòng (xà bông), chà gạo cho một ông tên là Hào Sỹ.

oOo

Phố Tầu tại Nhật không nằm ngay thủ đô Edo (Tokyo), mà  nằm tại thị trấn cảng Yokohama. Phố Tàu tại Pháp nằm tại quận số 13, bao bởi 3 con đường rue de Tolbiac, avenue de Choisy và boulevard Masséna. Cả hai khu Phố Tầu này không lớn, không được nằm ở khu trung tâm thành phố, nhưng cũng như hầu hết mọi khu Phố Tầu nào khác trên thế giới, đều phải có một cái đền, mà nhiều người gọi là chùa Tầu. Thiếu đền Tầu, chùa Tầu thì không thể gọi là Phố Tầu.

Đương nhiên là Phố Tầu lớn hạng nhất trên thế giới như tầm cỡ Chợ Lớn phải có một cái đền, đó là Đình Minh Hương. Chữ “hương” mới đầu viết Hán tự theo nghĩa là “hương hỏa” tức “cúng kiếng”, sau viết theo nghĩa “làng” từ năm 1827.

Đền này với cái tên không, cũng đủ cho thấy sự khác biệt với các đền Phố Tầu khác. Đình chứ không phải là đền. Đình trong văn hóa Việt Nam là đơn vị quan trọng dính liền với làng. Đình Minh Hương được dựng cho làng Minh Hương, chứ không phải cho một phố buôn bán, như những Phố Tầu mà ta thấy tại khắp nơi trên thế giới.

Người Tầu qua Chợ Lớn (Việt Nam) sinh sống không phải vì sinh kế như tại Úc, hoặc Mỹ (phong trào đổ xô kiếm vàng), hay vì lý do thương mại như tại Nhật… Họ qua vì lý do chính trị (như họ đến Canada, Vancouver sau này, khi Hương Cảng phải trả lại cho Trung Hoa Lục Địa). Chợ Lớn đã được xây dựng bởi những con người tỵ nạn chính trị. Minh Hương có nghĩa là những người dân Tầu đi theo những di thần – di tướng, dưới triều Minh (1368-1644), vì không chấp nhận nhà Thanh chiếm nước họ (1662), nên đã phải bỏ qua Việt Nam, sau cái chết của vua Vĩnh Lịch Chu Do Lang.

Qua tới Việt Nam, bất kể nguồn gốc cố hương, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu, Hẹ, hay Phước Kiến…, nói phương ngữ khác nhau, các di dân nhà Minh cũng quây quần sống chung với nhau, tổ chức thành làng xã, theo kiểu Việt Nam, và  cũng xây cái đình như người Việt Nam. Trong đình, thay vì họ thờ Phật, Thánh hay Quan Công như mọi Đền Tầu nơi khác, mà thờ Thành Hoàng, các bậc tiên hiền, hậu chủ, và các danh nhân gốc Minh Hương, như vị võ tướng Trần Thượng Xuyên, một trong những di tướng nhà Minh, sau thành doanh nhân, khai phá Cù Lao Phố. Hay một ông tướng học trò của Võ Trường Toản, mà ông nội đã có mặt trong nhóm 3000 người tỵ nạn tại Đàng Trong, tên là Trịnh Hoài Đức (1765-1825), người đã có công lớn phò tá vua Gia Long, Trịnh Hoài Đức lại là tác giả những bộ sách địa dư chí nói về vùng đất Gia Định (sáng tác  bộ Gia Định Thành Thông Chí, đồng sáng tác Gia Định Tam Gia Thi). Nhưng đặc biệt nhất là Đình Minh Hương có thờ một ông tướng Việt Nam, đó là Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh.

8-ngc6b0oi-hoa-5.jpg

oOo

Trong tuần đầu năm 2012, nhân một buổi ăn giỗ đầu thân phụ một người bạn, tôi và một anh bạn thân lan man trà đàm, sao mà lại nhắc đến nguồn gốc của sự thành lập Chợ Lớn.

Anh bạn tôi, cho là Chợ Lớn do người Pháp thành lập. Riêng tôi, tôi lại cho là Chợ Lớn do các di thần, di dân nhà Minh thành lập, và chính xác nhất là nhóm đi theo ông Trần Thượng Xuyên là những cư dân đầu tiên đã định cư một cách có tổ chức tại đó, và có thể chính là do nhu cầu thương mãi hay di dân từ biển qua ngả sông Sài Gòn, đi vào Đồng Nai  mà ra. Cộng thêm nhu cầu liên lạc giữa hai nhóm Minh Hương : Nhóm ông Trần Thượng Xuyên và nhóm đi cùng ông Dương Ngạn Địch về Mỹ Tho.

Tôi có hứa là sẽ tìm hiểu lại, và đưa ra những bằng chứng, theo thiển ý, đủ ủng hộ cho giả thuyết này. Việc này buộc phải lùi lại quá khứ tới trên 320 năm, và xa hơn nữa.

oOo

Sách Đại Nam thực lục Tiền biên chép :

Kỷ Mùi (1679), mùa xuân tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến cùng Cao Lôi Liêm tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình, đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (Thuận An) và Đà Nẵng, tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) nhà Minh, không chịu làm tôi tớ nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.

Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó bề sai đúng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông phố nước Chân Lạp phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa (Nguyễn Phúc Tần) theo lời bàn, bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất Đông Phố.

oOo

Vào năm đó (1679), nhà Nguyễn có một trại lính đóng tại vùng đất Gia Định, gọi là đồn dinh. Lý do tại sao và trong hoàn cảnh nào có cái đồn dinh đó?

Theo một số sử gia người Pháp và được một số tác giả VN trích lại, vùng đất này, vào khoảng thế kỷ thứ 5 đã có người ở, và thuộc lãnh thổ của hai tiểu quốc nằm sát nhau tên là Thù Nai và Ba Lị. Nhưng không lâu sau, hai nước này lại bị vương quốc Phù Nam (Funam) xâm chiếm. Đến khoảng thế kỷ thứ 6, đến phiên Phù Nam lại bị một vương quốc mới tên là Chân Lạp (Tchen-la) tiêu diệt.

Theo họ (G. Maspéro, M. Pelliot), những sách biên niên sử thời nhà Đường bên Tầu, có ghi chép vào sau thời Chen-long (705-706), Chân Lạp gồm có hai vùng, một vùng trũng ủng là Thủy Chân Lạp (Tchen-la d’eau=Vyadhapura=Ankor Bórei), và một vùng khô là Lục Chân Lạp (Tchen-la de terre=Cambhupura=Sambór).

Miền đất sau này có tên Gia Định thuộc về Thủy Chân Lạp, người Việt gọi là Đàng Thổ. Vào thế kỷ thứ 14, nước Chân Lạp bị nước Mã Lai xâm lăng, chịu thần phục nước nầy. Sau đó lại bị Xiêm La thống trị. Chiến tranh xẩy ra khi Chân Lạp vùng dậy làm lãnh thổ bất an, nhất là vùng biên giới Xiêm – Chân Lạp.

Nhiều người dân sinh sống vùng Lục Chân Lạp như Mã, Chàm, Việt, Chân Lạp, cùng lính đào ngũ chạy loạn, một số chạy xuống vùng trũng Thủy Chân Lạp để được an toàn. Vùng này trở nên một vùng đất “đa văn hóa”, dân tương đối mạnh ai nấy sống trong “hòa nhi bất đồng”.

Trong lúc đó, thế lực trung ương tại triều đình Chân Lạp không đủ mạnh, lại thêm hoàng gia chia rẽ liên miên giữa các phe thân Xiêm, Lào hay Việt.

Năm sáu năm trước khi vụ Dương Ngạn Địch xin tỵ nạn, tức1673-1674, hai phe quyền lực chính trị đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực: một bên là hai anh em Nặc Đài và Nặc Thu (Ang Ji và Ang Sur), bên kia là hai bác cháu Nặc Tân và Nặc Nộn (Ang Tan và Ang Nan). Phe Nặc Tân – Nặc Nộn (sử Việt viết là Nặc Ông Chân, Nặc Ông Nộn) cầu cứu chúa Hiền (Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, chữ Hán: 阮福瀕, 1620 – 1687).

Triều đình Đàng Trong cho 3000 quân qua giúp Nặc Ông Nộn để bảo vệ vùng Đồng Nai, đánh thắng quân Miên tại Mỗi Xuy (Mô Xoài), bắt Nặc Ông Chân về giam tại Quảng Bình, sau đó tha ra. Đến năm 1674, Nặc Ông Chân chết. Năm 1677, Nặc (Ông) Đài thua chạy, bị đồng bọn giết.  Chúa Hiền đề nghị một giải pháp ngoại giao có ảnh hưởng tối quan trọng cho sau này. Ông phong cho Nặc (Ông) Thu làm chính vương, đóng đô tại Udong (Long Úc, Nam Vang), và Nặc Ông Nộn đóng đô tại Prei Nokor (Sài Côn phiên âm tức Sài Gòn sau này).

oOo

Cho đến đây thì cái nút kết “lý do quân đội nhà Nguyễn có một đồn dinh” tại cái phần đất gọi là Đông Phố đã bắt đầu được nới lỏng. Nhưng vẫn chưa mở được.  Vì cái nút thật sự nằm ẩn trong cái nút chính là “tại sao người Chân Lạp lại nhờ người Việt vào giải quyết chuyện của nước họ ?

Muốn mở, một cách khách quan, ta lại phải lần tìm qua tới xứ Chân Lạp (Khmers-Kampouchea-Krom), hiện nay xem người ta nghĩ thế nào.

oOo

Trang báo mạng “The Specific Expansion of Viet Nam” (http://khmerkrom.org/node/11) cho biết, lý do người Việt có được Miền Nam, chính là do cái bẫy “mỹ nhân kế” tương tự như thời vua Chàm Chế Mân vào năm 1307. Họ cho rằng vào năm 1620, Chúa Nguyen Hi Tong (tức Chúa Sải hay Sải Vương Nguyễn Phúc Nguyên,1613-1635) đã “đưa” cô con gái “quí hiếm, lạ” (họ dùng chữ exotic)  là Công Chúa Ngọc Vạn cho  vua Chân Lạp Chey Chetha II  (1618-1628) làm vợ, nhằm đổi lại vài “đặc quyền, đặc lợi, đặc ân” sau :

Vào năm 1623, Chúa Nguyễn xin triều đình Chân Lạp tại Udong (Nam Vang) cho phép người dân Việt buôn bán tại vùng Morea (tức Bà Rịa) và Prei Nokor (tức Sài Gòn), và được mở trạm thâu thuế.

Sau đó, triều đình Huế, lại khôn khéo dùng mẹo đưa quân lính vào, dưới chiêu bài tình nguyện giúp cơ quan triều đình Chân Lạp giữ an ninh cho khu vực.  Một vài tài liệu sử (không đưa rõ) của người Khờ Me (Khmer tức bao gồm Chân Lạp …) cho biết, lúc đầu triều đình Huế chỉ yêu cầu sử dụng một vài khu vực tại Prei Nokor (Sài Gòn) tập luyện quân sự cho cuộc chiến chống lại người Trung Hoa, và sẽ trả lại cho triều đình Chân Lạp trong vòng 5 năm. Nhưng vào năm 1628, khi vua Chey Chetha II từ trần, những vùng đất Prei Nokor, Morea, Do Nai, và Toul Ta Mauk đã có nhiều quân dân Việt đến ở.

Sau đó dần dần thuộc quyền kiểm soát của Chúa Nguyễn : Kampong Srakartrey (Biên Hòa) vào năm 1651; Prah Suakea hay Morea (Bà Rịa) vào năm 1651; Kampong Kou (Long An) vào năm 1669; Tuol Ta Mauk vào năm 1696; và  Kampong Krabey Prei Nokor (Sài Gòn) vào năm 1696.

oOo

Một lối nhìn khác, theo sử Việt Nam, vấn đề phức tạp hơn, và vua Chey Chetha II muốn cầu thân với Chúa Sải là vì muốn nhờ người Việt Nam ủng hộ để đối đầu với quân Xiêm (tức Thái Lan sau này). Nhờ sự liên minh với quân đội Việt Nam mà quân Chân Lạp đã đánh thắng quân Xiêm hai trận, vào hai năm 1621 và 1623.

Sau đó vua Chân Lạp cho dời đô từ Lovet về Oudong (tức Nam Vang ngày nay).

Năm 1622, quân Xiêm cho 2 đạo quân đánh vào Oudong đều thất bại. Triều đình Xiêm Ayutthaya mang chiến thuyền đánh, nhưng vẫn thất bại. Đó là do công của sự liên minh với Chúa Nguyễn.

Vì muốn tỏ lòng ghi ơn, và muốn củng cố thêm tình liên minh, vua Chey Chetha II cũng muốn nói lên lòng yêu mến công chúa Ngọc Vạn, và cảm ơn Chúa Nguyễn, nên vua Chân Lạp (hay vua Miên) chấp thuận cho người Việt khẩn hoang vùng Đồng Nai, và Mô Xoài …

oOo

Tóm lại, vào mùa xuân năm 1679, tức là năm mà các tướng quân thuộc lực lượng “Kháng Thanh Phục Minh” của Trịnh Thành Công (Hán tự Giản thể:郑成功, Phồn thể: 鄭成功, bính âm: Zhèng Chénggōng) trước đây, từ Trung Hoa mang  3000 di thần, di dân nhà Minh di tản trên 50-60 chiến thuyền tới các cửa tại Thuận An,  Đà Nẵng xin tị nạn, thì ông phó vương Miên trấn thủ vùng Thủy Chân Lạp là Nặc Ông Nộn, đang có kinh thành tại Prei Nokor (Sài Gòn), lại là con ruột của công chúa Ngọc Vạn, và là anh em họ với Chúa Hiền (cháu gọi Sải Vương là ông nội).

Chúa Hiền liền viết thư cho Nặc Ông Nộn, yêu cầu Nặc Ông Nộn chia cấp đất cho 3000 di dân Minh Hương làm ăn sinh sống quanh vùng Prei Nokor, nhân thể trở thành lực lượng bảo vệ cho triều đình phó vương Chân Lạp lai Việt này. Phó vương Nặc Ông Nộn đồng ý.

Có lẽ, Chúa Hiền lúc đó đang ngần ngại về việc phải đưa quân đi xa mang tiếng. “Ngặt cái, nếu không đỡ đần người anh em họ, thì chắc Nặc Ông Nộn sẽ khó mà trụ lâu. Nay nhân gặp chuyện khó xử, chuyển xui thành hên, phân nhóm 3000 người tỵ nạn ra làm hai, cho họ tới khai khẩn đất, tự sống, không tốn tiền ai cả”. Hơn nữa, với võ công đã có, hai nhóm người này dư sức tự bảo vệ, và bảo vệ cho cả triều đình phó vương Nặc Ông Nộn.


Nhưng, có lẽ Chúa Hiền cũng ngại, nếu cho họp hết 3000 người vào một nơi, họ có thể tạo thành thế lực lớn, gây nguy hiểm cho phó vương. Do đó, giải pháp tốt đẹp nhất là phân ra làm hai nhóm, cho người hướng dẫn đưa họ tới hai miền đã có người Việt sinh sống, hơi xa khu triều đình tại Prei Nokor, tránh được nguy cơ chính trị, nhưng lại là hai cửa chắn tầm mức chiến lược quân sự quan trọng để bảo vệ Đàng Thổ. Còn những  toan tính “xâm thực” dần dần, có thể có hay không, trong lòng Chúa Hiền, và các đại quan người Việt…, lại là một chuyện khác, thật khó có bằng cớ để luận bàn những “toan tính lịch sử”.

Như vậy, coi như đã sáng tỏ việc tại sao, viên cựu tổng binh nhà Minh ở thành Long Môn, Quảng Tây, Dương Ngạn Địch (楊彥迪,-1688), đã được phép triều đình Huế đem thuyền chở người đến vùng đất Peam Mesar (Mỹ Tho) tiến vào cửa Lồi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu, qua Xoài Rạp để khai khẩn, sinh sống. và viên cựu tổng binh ba châu Cao, Lôi, Liêm, Quảng Đông, Trần Thượng Xuyên ((陳上川, 1655–1720))  đem thuyền chở người vào cửa Cần Giờđến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) định cư tại Bàn Lân.

Ba ngàn người Minh Hương, coi như những người “Việt vừa nhập tịch”, đã được triều đình Chân Lạp, đại diện là một vị Phó Vương, đầu tiên chính thức cấp đất, làm chủ tại Miền Nam.

Trong tuần đầu năm 2012, nhân một buổi ăn giỗ đầu thân phụ một người bạn, tôi và một anh bạn thân lan man trà đàm, sao mà lại nhắc đến nguồn gốc của sự thành lập Chợ Lớn.

Anh bạn tôi, cho là Chợ Lớn do người Pháp thành lập. Riêng tôi, tôi lại cho là Chợ Lớn do các di thần, di dân nhà Minh thành lập,
và chính xác nhất là nhóm đi theo ông Trần Thượng Xuyên là những cư dân đầu tiên đã định cư một cách có tổ chức tại đó, và có thể chính là do nhu cầu thương mãi hay di dân từ biển qua ngả sông Sài Gòn, đi vào Đồng Nai  mà ra. Cộng thêm nhu cầu liên lạc giữa hai nhóm Minh Hương : Nhóm ông Trần Thượng Xuyên và nhóm đi cùng ông Dương Ngạn Địch về Mỹ Tho.

Tôi có hứa là sẽ tìm hiểu lại, và đưa ra những bằng chứng, theo thiển ý, đủ ủng hộ cho giả thuyết này. Việc này buộc phải lùi lại quá khứ tới trên 320 năm, và xa hơn nữa.

oOo

Sách Đại Nam thực lục Tiền biên chép :

Kỷ Mùi (1679), mùa xuân tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến cùng Cao Lôi Liêm tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình, đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (Thuận An) và Đà Nẵng, tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) nhà Minh, không chịu làm tôi tớ nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.

Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó bề sai đúng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông phố nước Chân Lạp phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa (Nguyễn Phúc Tần) theo lời bàn, bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất Đông Phố.

oOo

Vào năm đó (1679), nhà Nguyễn có một trại lính đóng tại vùng đất Gia Định, gọi là đồn dinh. Lý do tại sao và trong hoàn cảnh nào có cái đồn dinh đó?

Theo một số sử gia người Pháp và được một số tác giả VN trích lại, vùng đất này, vào khoảng thế kỷ thứ 5 đã có người ở, và thuộc lãnh thổ của hai tiểu quốc nằm sát nhau tên là Thù Nai và Ba Lị. Nhưng không lâu sau, hai nước này lại bị vương quốc Phù Nam (Funam) xâm chiếm. Đến khoảng thế kỷ thứ 6, đến phiên Phù Nam lại bị một vương quốc mới tên là Chân Lạp (Tchen-la) tiêu diệt.

Theo họ (G. Maspéro, M. Pelliot), những sách biên niên sử thời nhà Đường bên Tầu, có ghi chép vào sau thời Chen-long (705-706), Chân Lạp gồm có hai vùng, một vùng trũng ủng là Thủy Chân Lạp (Tchen-la d’eau=Vyadhapura=Ankor Bórei), và một vùng khô là Lục Chân Lạp (Tchen-la de terre=Cambhupura=Sambór).

Miền đất sau này có tên Gia Định thuộc về Thủy Chân Lạp, người Việt gọi là Đàng Thổ. Vào thế kỷ thứ 14, nước Chân Lạp bị nước Mã Lai xâm lăng, chịu thần phục nước nầy. Sau đó lại bị Xiêm La thống trị. Chiến tranh xẩy ra khi Chân Lạp vùng dậy làm lãnh thổ bất an, nhất là vùng biên giới Xiêm – Chân Lạp.  

Nhiều người dân sinh sống vùng Lục Chân Lạp như Mã, Chàm, Việt, Chân Lạp, cùng lính đào ngũ chạy loạn, một số chạy xuống vùng trũng Thủy Chân Lạp để được an toàn. Vùng này trở nên một vùng đất “đa văn hóa”, dân tương đối mạnh ai nấy sống trong “hòa nhi bất đồng”.

Trong lúc đó, thế lực trung ương tại triều đình Chân Lạp không đủ mạnh, lại thêm hoàng gia chia rẽ liên miên giữa các phe thân Xiêm, Lào hay Việt.

Năm sáu năm trước khi vụ Dương Ngạn Địch xin tỵ nạn, tức1673-1674, hai phe quyền lực chính trị đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực: một bên là hai anh em Nặc Đài và Nặc Thu (Ang Ji và Ang Sur), bên kia là hai bác cháu Nặc Tân và Nặc Nộn (Ang Tan và Ang Nan). Phe Nặc Tân – Nặc Nộn (sử Việt viết là Nặc Ông Chân, Nặc Ông Nộn) cầu cứu chúa Hiền (Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, chữ Hán: 阮福瀕, 1620 – 1687).

Triều đình Đàng Trong cho 3000 quân qua giúp Nặc Ông Nộn để bảo vệ vùng Đồng Nai, đánh thắng quân Miên tại Mỗi Xuy (Mô Xoài), bắt Nặc Ông Chân về giam tại Quảng Bình, sau đó tha ra. Đến năm 1674, Nặc Ông Chân chết. Năm 1677, Nặc (Ông) Đài thua chạy, bị đồng bọn giết.  Chúa Hiền đề nghị một giải pháp ngoại giao có ảnh hưởng tối quan trọng cho sau này. Ông phong cho Nặc (Ông) Thu làm chính vương, đóng đô tại Udong (Long Úc, Nam Vang), và Nặc Ông Nộn đóng đô tại Prei Nokor (Sài Côn phiên âm tức Sài Gòn sau này).

oOo

Cho đến đây thì cái nút kết “lý do quân đội nhà Nguyễn có một đồn dinh” tại cái phần đất gọi là Đông Phố đã bắt đầu được nới lỏng. Nhưng vẫn chưa mở được.  Vì cái nút thật sự nằm ẩn trong cái nút chính là “tại sao người Chân Lạp lại nhờ người Việt vào giải quyết chuyện của nước họ ?

Muốn mở, một cách khách quan, ta lại phải lần tìm qua tới xứ Chân Lạp (Khmers-Kampouchea-Krom), hiện nay xem người ta nghĩ thế nào.

oOo

Trang báo mạng “The Specific Expansion of Viet Nam” (http://khmerkrom.org/node/11) cho biết, lý do người Việt có được Miền Nam, chính là do cái bẫy “mỹ nhân kế” tương tự như thời vua Chàm Chế Mân vào năm 1307. Họ cho rằng vào năm 1620, Chúa Nguyen Hi Tong (tức Chúa Sải hay Sải Vương Nguyễn Phúc Nguyên,1613-1635) đã “đưa” cô con gái “quí hiếm, lạ” (họ dùng chữ exotic)  là Công Chúa Ngọc Vạn cho  vua Chân Lạp Chey Chetha II  (1618-1628) làm vợ, nhằm đổi lại vài “đặc quyền, đặc lợi, đặc ân” sau :

Vào năm 1623, Chúa Nguyễn xin triều đình Chân Lạp tại Udong (Nam Vang) cho phép người dân Việt buôn bán tại vùng Morea (tức Bà Rịa) và Prei Nokor (tức Sài Gòn), và được mở trạm thâu thuế.

Sau đó, triều đình Huế, lại khôn khéo dùng mẹo đưa quân lính vào, dưới chiêu bài tình nguyện giúp cơ quan triều đình Chân Lạp giữ an ninh cho khu vực.  Một vài tài liệu sử (không đưa rõ) của người Khờ Me (Khmer tức bao gồm Chân Lạp …) cho biết, lúc đầu triều đình Huế chỉ yêu cầu sử dụng một vài khu vực tại Prei Nokor (Sài Gòn) tập luyện quân sự cho cuộc chiến chống lại người Trung Hoa, và sẽ trả lại cho triều đình Chân Lạp trong vòng 5 năm. Nhưng vào năm 1628, khi vua Chey Chetha II từ trần, những vùng đất Prei Nokor, Morea, Do Nai, và Toul Ta Mauk đã có nhiều quân dân Việt đến ở.

Sau đó dần dần thuộc quyền kiểm soát của Chúa Nguyễn : Kampong Srakartrey (Biên Hòa) vào năm 1651; Prah Suakea hay Morea (Bà Rịa) vào năm 1651; Kampong Kou (Long An) vào năm 1669; Tuol Ta Mauk vào năm 1696; và  Kampong Krabey Prei Nokor (Sài Gòn) vào năm 1696.

oOo

Một lối nhìn khác, theo sử Việt Nam, vấn đề phức tạp hơn, và vua Chey Chetha II muốn cầu thân với Chúa Sải là vì muốn nhờ người Việt Nam ủng hộ để đối đầu với quân Xiêm (tức Thái Lan sau này). Nhờ sự liên minh với quân đội Việt Nam mà quân Chân Lạp đã đánh thắng quân Xiêm hai trận, vào hai năm 1621 và 1623.

Sau đó vua Chân Lạp cho dời đô từ Lovet về Oudong (tức Nam Vang ngày nay).

Năm 1622, quân Xiêm cho 2 đạo quân đánh vào Oudong đều thất bại. Triều đình Xiêm Ayutthaya mang chiến thuyền đánh, nhưng vẫn thất bại. Đó là do công của sự liên minh với Chúa Nguyễn.

Vì muốn tỏ lòng ghi ơn, và muốn củng cố thêm tình liên minh, vua Chey Chetha II cũng muốn nói lên lòng yêu mến công chúa Ngọc Vạn, và cảm ơn Chúa Nguyễn, nên vua Chân Lạp (hay vua Miên) chấp thuận cho người Việt khẩn hoang vùng Đồng Nai, và Mô Xoài …

oOo

Tóm lại, vào mùa xuân năm 1679, tức là năm mà các tướng quân thuộc lực lượng “Kháng Thanh Phục Minh” của Trịnh Thành Công (Hán tự Giản thể:郑成功, Phồn thể: 鄭成功, bính âm: Zhèng Chénggōng) trước đây, từ Trung Hoa mang  3000 di thần, di dân nhà Minh di tản trên 50-60 chiến thuyền tới các cửa tại Thuận An,  Đà Nẵng xin tị nạn, thì ông phó vương Miên trấn thủ vùng Thủy Chân Lạp là Nặc Ông Nộn, đang có kinh thành tại Prei Nokor (Sài Gòn), lại là con ruột của công chúa Ngọc Vạn, và là anh em họ với Chúa Hiền (cháu gọi Sải Vương là ông nội).

Chúa Hiền liền viết thư cho Nặc Ông Nộn, yêu cầu Nặc Ông Nộn chia cấp đất cho 3000 di dân Minh Hương làm ăn sinh sống quanh vùng Prei Nokor, nhân thể trở thành lực lượng bảo vệ cho triều đình phó vương Chân Lạp lai Việt này. Phó vương Nặc Ông Nộn đồng ý.

Có lẽ, Chúa Hiền lúc đó đang ngần ngại về việc phải đưa quân đi xa mang tiếng. “Ngặt cái, nếu không đỡ đần người anh em họ, thì chắc Nặc Ông Nộn sẽ khó mà trụ lâu. Nay nhân gặp chuyện khó xử, chuyển xui thành hên, phân nhóm 3000 người tỵ nạn ra làm hai, cho họ tới khai khẩn đất, tự sống, không tốn tiền ai cả”. Hơn nữa, với võ công đã có, hai nhóm người này dư sức tự bảo vệ, và bảo vệ cho cả triều đình phó vương Nặc Ông Nộn.

Nhưng, có lẽ Chúa Hiền cũng ngại, nếu cho họp hết 3000 người vào một nơi, họ có thể tạo thành thế lực lớn, gây nguy hiểm cho phó vương. Do đó, giải pháp tốt đẹp nhất là phân ra làm hai nhóm, cho người hướng dẫn đưa họ tới hai miền đã có người Việt sinh sống, hơi xa khu triều đình tại Prei Nokor, tránh được nguy cơ chính trị, nhưng lại là hai cửa chắn tầm mức chiến lược quân sự quan trọng để bảo vệ Đàng Thổ. Còn những  toan tính “xâm thực” dần dần, có thể có hay không, trong lòng Chúa Hiền, và các đại quan người Việt…, lại là một chuyện khác, thật khó có bằng cớ để luận bàn những “toan tính lịch sử”.

Như vậy, coi như đã sáng tỏ việc tại sao, viên cựu tổng binh nhà Minh ở thành Long Môn, Quảng Tây, Dương Ngạn Địch (楊彥迪,-1688), đã được phép triều đình Huế đem thuyền chở người đến vùng đất Peam Mesar (Mỹ Tho) tiến vào cửa Lồi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu, qua Xoài Rạp để khai khẩn, sinh sống. và viên cựu tổng binh ba châu Cao, Lôi, Liêm, Quảng Đông, Trần Thượng Xuyên ((陳上川, 1655–1720))  đem thuyền chở người vào cửa Cần Giờđến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) định cư tại Bàn Lân.

Ba ngàn người Minh Hương, coi như những người “Việt vừa nhập tịch”, đã được triều đình Chân Lạp, đại diện là một vị Phó Vương, đầu tiên chính thức cấp đất, làm chủ tại Miền Nam.

8-ngc6b0c6a1i-hoa-11.jpg

Khác với đoàn thuyền của cựu tổng binh Zhèng Chénggong (hay Yang Andi  hay Dương Ngạn Địch) đi tới một nơi không có đồn lũy của nhà Nguyễn được ghi rõ lại trong sử (dù rằng người Việt đã tới sinh sống tại đây từ trước, do đó triều đình Huế mới chỉ định chỗ đến). Đoàn thuyền của cựu tổng binh Chen Shang Chuan (Trần Thượng Xuyên) đi qua cửa Cần Giờ, vào đến Bến Nghé, không thể nào không tiếp xúc với người Việt đang sinh sống ở đó, nơi có hai cơ sở hành chánh là hai trạm thu thuế đã được Chúa Sải lập từ năm 1623, một ở  Bến Nghé (Quận I, hồi đó có tên là Kas Krabei, sau là Bến Nghé), và một ở Phiên Trấn (Quận 5, hồi đó có tên là Prei Nokor, sau là Sài Gòn rồi Chợ Lớn). Người Việt sống tại đây được một đồn dinh bảo vệ, được lập cùng năm, tên là đồn binh Tân Mỹ, gần chợ Thái Bình ngày nay. (Có thể ví bậy như trại lính Mỹ tại Okinawa chăng ?). Khu vực giữa Kas Krobei và Prei Nokor là nơi các thương nhân Việt Nam sinh sống, khi họ đi làm ăn với các nước Xiêm, Chân Lạp…

Mười chín năm sau đó, tức vào năm 1698, ngay tại vùng Phiên Trấn này, đã thấy hình thành làng Minh Hương đầu tiên tại Việt Nam.

oOo

Đến đây, ta có thể đặt ra câu hỏi : “Tại sao làng Minh Hương đầu tiên không được thành lập tại Cù Lao Phố (Biên Hòa), một nơi cưc kỳ phồn hoa đô hội, hay vùng Mỹ Tho là nơi dân Minh Hương đang canh tác, và phát triển nông công ngư nghiệp ?”.

8-ngc6b0c6a1i-hoa-13.jpg

Câu trả lời có thể,  đây là đầu cầu liên lạc chính thức giữa những người Minh Hương và người Việt. Đó là nơi mà người Minh Hương đã gặp quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) vào Nam lập phủ Gia Định (1698), xác nhận quyền sở hữu chính trị của người Việt, để xin thành lập làng Minh Hương ngay trên vùng lãnh thổ mới khai sinh.

Những nhân vật đại diện người Minh Hương tại đây phải là những người cự phách, được sự tin cẩn của mọi bang hội người Minh Hương, không những từ trong hai nhóm của hai cựu tổng binh, mà còn từ nhóm ông Mạc Cửu (鄚玖,hay Mạc Kính Cửu (鄚敬玖): 1655 – 1735), đã đến Hà Tiên từ năm 1671 nữa.  Những người dân tại đây khá giả, phong lưu, như câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương :

Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng

Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương.

oOo

8-ngc6b0c6a1i-hoa-14.jpg

Theo thiển ý, khu vực chung quanh Làng Minh Hương (vùng Sài Gòn, tức Prei Nokor) đó đã là cột mốc, cái nền đầu tiên để tạo dựng ra Chợ Lớn sau này. Lý do chính trị, hành chánh đã được đưa ra. Nhưng lý do kinh tế coi mòi cũng quan trọng không kém.

oOo

Đó là đất Phiên Trấn (tạm gọi khu đất nằm trong vùng đất tên Prei Nokor, dân Việt gọi là Sài Gòn, rồi đổi tên thành Chợ Lớn) nằm gần ngay một con rạch rất thuận tiện (không rõ tên gọi lúc đó, nhưng vào thời vua Gia Long trị vì, đã có tên là rạch An Thông, sau đó được vét lại rồi mang tên Kinh Tàu Hũ, Pháp gọi là Arroyo Chinois). Diện tích vùng đất, vào lúc phát triển sau này, để trở thành khu phố chợ cho người Hoa vào khoảng hơn 1 cây số vuông.

Mới đầu, người ta đặt tên hành chánh vùng đất đó là Phiên Trấn, sau người Tầu gọi là, Tài Ngọn (Đề Ngạn), Thầy Ngọn, Xi Coón, Sài Côn, Tây Cống (nhưng người Việt luôn gọi là Sài Gòn), để phân biệt với khu người Việt sinh sống là Bến Nghé.

oOo

Có rất nhiều xác suất, chính nhóm của ông Trần Thượng Xuyên đã nhìn ra địa lợi đầu tiên của vùng đất mang tên Chợ Lớn sau này (sau khi tên Sài-Gòn được đem đặt  cho Bến Nghé), tương tự như lý do tại Biên Hòa, nhóm này đã chuyển từ Bàn Lân lên Cù Lao Phố, để lập nghiệp.

Lý do chính là Bàn Lân là nơi rừng rú, lúc đó còn nhiều hươu nai ở, người Việt sống tại đây săn bắn với làm nông, rẫy là chính (Lộc Dã chính là chữ Hán để dịch nghĩa cánh đồng có nhiều nai,  Đồng Nai tiếng Việt, người Tầu đọc ngọng thành Nông Nại). Ở chung với người Việt một thời gian, những người Tầu gốc Đông Nam Trung Quốc, thạo nghề công nghiệp, và nhất là mua bán, phát hiện ra một nơi mà người Việt gọi là phố cù lao, sau này họ gọi là Cù Lao Phố.

Đó là một bãi cát do sông Hương Phước (một đoạn sông Đồng Nai) bồi lên. Chiều dài khoảng 3 cây số, chiều ngang khoảng 2 cây số.

Tuy Cù Lao Phố khá xa biển, nhưng nhờ đường sông sâu, rộng, nước chẩy hiền hòa có thể đi ra biển qua nẻo Cần Giờ, hoặc bắt đường bộ sang Miên, hay lên miền Bắc khai thác lâm sản. Không mấy lâu sau, đại đa số người Hoa dời ra sống trên Cù Lao Phố, làm ăn buôn bán phát đạt. Khu này mau chóng biến thành một trung tâm kinh tế đầu não cho cả vùng Đông Nam Bộ, lên đến Miên.

8-ngc6b0c6a1i-hoa-15.jpg

Nhưng Cù Lao Phố không thể thành một trung tâm hành chánh, hay kinh tế cho cả Miền Nam. Vị trí của nơi này phải là nơi giao điểm của những giao thương quốc nội, và quốc tế. Bến Nghé đã là nơi của Chúa Nguyễn giành cho người Việt, nhưng Phiên Trấn lại nhờ con rạch nhỏ (có thể sau này có tên là An Thông, rồi đào lớn thành Kinh Tàu Hủ, có người  gọi là Kênh Cổ Hủ, và cho là vì hình dạng như cổ cái hũ, to rồi thắt lại), mà có thể là nơi giao lưu đi khắp nơi, tầu từ Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, Hòa Lan … ghé cảng Bến Nghé, xuống hàng hay nhận hàng tại đó. Rồi theo những đường sông rạch mà qua các tỉnh miền đông và miền tây.

Lý luận trên chỉ có lý khi lúc đó có một con rạch nối từ sông Sài Gòn (tức khu Bến Nghé) đến Prei Neikor, mà sau này được đào rộng ra thành con Kinh Tàu Hủ. Theo như tác giả Vương Hồng Sển, thì trong địa đồ của ông Trần Văn Học vẽ về tỉnh Gia Định (trước năm 1815) thì không thấy con rạch đó. Theo thiển ý, tác giả Lê Ngọc Trụ đã không sai khi cho rằng có một con lạch nhỏ, đúng như Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong bộ Gia Định Thông Chí. Nhưng có lẽ đến lúc ông Trần Văn Học vẽ địa đồ, nó đã gần như bị lấp, nên sau  đó vua Gia Long cho lệnh phải đào rộng ra thành con Kênh Tàu Hủ.

Đừng quên rằng hệ thống kinh rạch đã biến đổi rất nhiều với thời gian. Nhiều con rạch đã bị lấp như con rạch Chợ Lớn, ngày xưa từng là đường giao thông thịnh vượng.

Những thức ăn, mỹ phẩm, đồ cúng kiếng, vật liệu xây cất … từ bên Tầu có thể dễ dàng theo đường biển vào tới sông Sài Gòn, mượn cảng Bến Nghé xuống con lạch nào đó, chẳng hạn rạch Bến Nghé, rồi  được chuyển tới những kho chứa hàng để sau đó tản đi mọi nơi.

oOo

Tuy nhiên, để cho khu Phiên Trấn (Sài Gòn) trở thành một khu chợ khổng lồ của người Minh Hương và Hoa Kiều, còn cần phải thêm nhiều máu và nước mắt.

Vào năm 1747, tức 68 năm sau khi hai ông cựu tổng binh họ Dương và họ Trần cùng 3000 di thần, di dân nhà Minh, quyết để tóc dài, không chịu thắt bím, thà làm người dân thường đất Nam (An Nam Dzành), chứ không hàng nhà Thanh. Có một nhóm khách thương người Phúc Kiến, đã muốn “tạo riêng một góc triều đình Trung Quốc” tại Cù Lao Phố.  Họ thường đi đi về về qua khu phố sầm uất này buôn bán, bàn luận với nhau, bỗng nổi lòng tham, một phần thấy tài sản đâm mù lý trí, một phần coi thường triều đình Huế ở quá xa. Lý Văn Quang họp trên dưới cả trăm người gốc Hoa, đánh úp dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa sau này), giết chết Cẩn Thành Hầu (Nguyễn Cư Cẩn), là viên quan người Việt cai quản dinh. Sau đó Lý Văn Quang tự xưng vua, lấy tên là Giản Phố Đại Vương. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nghe tin báo, ra lệnh cho Cai Cơ Tống Phước Đại (tước Đại Thắng Hầu) đem quân đi dẹp. Từ Mô Xoài, quân nhà Nguyễn kéo vào Trấn Biên, phá tan và bắt giam Lý Văn Quang, cùng đồng bọn 57 người.

Cù Lao Phố chịu nhiều thiệt hại, nhưng tai hại nhất là lộ ra tính bất an ninh của vị trí. Dân chúng tại đây, có thể tin vào phong thủy không tốt của vùng đất bồi, thu góp tài sản đi tìm một nơi an ninh, văn minh hơn để sống. Họ thấy, không đâu bằng khu Phiên Trấn gần Bến Nghé, nơi có đồn binh Chúa Nguyễn đóng kề. Hơn nữa, rất có thể, bây giờ đã có tiền, có của, họ chọn nếp sống thị thành, chuyên thương mãi, làm tiểu công nghiệp, dễ sống, đỡ mệt thân hơn.

oOo

Vào thời Cù Lao Phố bị loạn, chính sự của triều đình Huế cũng đã không còn tốt đẹp như trước. Vũ Vương tham lam, đánh thuế dân với một hệ thống nhiêu khê, phức tạp. Thuế thổ sản đánh trên hàng ngàn thứ, chi li bần tiện. Quan lại cấp dưới, nhân vào đó, mà tham nhũng, ức hiếp dân nhiều hơn. Thượng Bất Chính Hạ Tắc Loạn là câu người Tầu thường dùng để nói về việc “dột từ nóc dột xuống” của một cơ cấu chính trị, hành chánh, rất ứng vào giai đoạn này.

Cho đến khi Vũ Vương chết (1765), tức thì xẩy ra vụ Trương Phúc Lo

0