23/05/2018, 15:11

Chuẩn bị chuồng trại nuôi tắc kè sinh sản

Bài viết trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi tắc kè sinh sản đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. Chuẩn bị địa điểm xây dựng chuong nuoi vach luoi b40 Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính ...

Bài viết trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi tắc kè sinh sản đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng.

Chuẩn bị địa điểm xây dựng

chuong nuoi vach luoi b40chuong nuoi vach luoi b40

Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không thích rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác có thể chọn nơi cao ráo, thoáng mát xây chuồng nuôi tắc kè bán dã sinh.

Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc lưới sắt B40 vách kiếng, ống tre nứa, kẽm sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối màu. chuong vach kinhchuong vach kinh

Xác định diện tích

Kích thước chuồng: Chiều cao cố định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng: 1,2m đến 1,5m.

Chiều dài tùy theo diện tích của từng hộ gia đình và số lượng tắc kè nuôi, nên làm dài tối thiểu 3m tối đa 10m.

Cứ 1m2 nền nuôi khoảng 30 đến 50 con tắc kè sinh sản, khoảng 50 đến 100 con tắc kè thương phẩm.

Xác định kiểu chuồng và xây dựng chuồng

Có thể làm bọng tổ nuôi tắc kè: Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên.

Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột dài khoảng 1,2 – 1,5 m; đường kính 20 – 25 cm, hoặc dùng ống lồ ô 40 cm2 thông 02 đầu, xếp lên từng tầng giá cho tắc kè chui vào ở.

Giá để ống cách mặt đất từ 30 – 40 cm. Trong chuồng đặt sẵn một số máng tre hoặc máng nhựa đựng nước sạch cho tắc kè uống.

– Xây 1 hoặc 2 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm vào mùa đông và giữ ẩm vào mùa hè, 2 hoặc 3 mặt còn lại là lưới.

– Làm cửa ra vào cao trên đầu người để người nuôi tiện ra vào.

– Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi dọn rửa chuồng không làm rỉ lưới.

– Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt, đường kính mắt lưới 0,3cm.

– Làm khe hở sát nền dài 20cm – cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân tắc kè thoát ra khi rửa chuồng mà tac ke quen chui vao bong totac ke quen chui vao bong to

con tắc kè không chui ra được. Sau khi rửa chuồng xong đặt vài viên gạch che kín khe hở đó lại tránh các tác động từ bên ngoài.

– Nền láng xi măng hoặc lát gạch.

Chuẩn bị trang thiết bị – dụng cụ chăn nuôi

– Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành cái hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của con tắc kè, Hộc gỗ, kệ gỗ cho tắc kè đẻ trứngHộc gỗ, kệ gỗ cho tắc kè đẻ trứng

đây là chỗ để tắc kè đẻ trứng và nghỉ ngơi vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường.

– Làm kệ gỗ: Dùng 2 cái kệ sắt hình tam giác vuông bắn vít

vào khung gỗ của mặt trong cùng chuồng nuôi, lưu ý kệ gỗ cách mặt đất khoảng 1m để tránh ẩm thấp, tránh vi khuẩn dưới nền chuồng, gác 2 thanh gỗ dài lên 2 cái kệ chiều ngang cách nhau khoảng 18cm.

Buộc hoặc bắt vít chặt 2 đầu thanh gỗ vào ke sắt, rồi xếp các hộc gỗ lên thành nhiều tầng. Chuồng lưới vuông và màn che kín chuồng nuôiChuồng lưới vuông và màn che kín chuồng nuôi

– Gác máng hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao.

– Nên cho thêm các cây gỗ loại to vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo cho chúng môi trường giống như ngoài thiên nhiên.

– Bố trí chuồng sao thật nhiều ngăn nhỏ, đặt nhiều bóng đèn sao cho mỗi điểm đèn này không sáng tới chỗ bóng đèn kia. Bố trí vãi che, màn che tạo bóng tối.

Sau đó chọn những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi. Vải che trong chuồng tạo bóng tốiVải che trong chuồng tạo bóng tối

Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ.

Sau khi đặt bọng tổ vào chuồng, sáng sớm mỗi ngày kiểm tra xem tắc kè đã chui hết vào tổ chưa.

Nếu có con nào ở ngoài người nuôi tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ buộc phải chui vào tổ. Sau ít ngày làm như vậy tắc kè sẽ quen tổ.

Đối với một số con không chịu ăn, không chịu vào tổ, cử động lười nhác là những con bị bệnh cần thải loại sớm. bo tri mang uong trong chuongbo tri mang uong trong chuong

– Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 30 đến 50 con/1m2 nền .

– Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền.

0