Tại sao máy bay vận tải lại dùng động cơ cánh quạt? - Câu hỏi hay
Mấy ngày qua nhiều nước cử máy bay đến Malaysia tìm kiếm MH370, tôi thấy có nhiều máy bay vận tải như chiếc C130 của Nhật, đặc biệt là hầu hết chúng đều dùng động cơ cánh quạt. Đã gọi là máy bay vận tải thì chắc chắn sẽ ...
Mấy ngày qua nhiều nước cử máy bay đến Malaysia tìm kiếm MH370, tôi thấy có nhiều máy bay vận tải như chiếc C130 của Nhật, đặc biệt là hầu hết chúng đều dùng động cơ cánh quạt.
Đã gọi là máy bay vận tải thì chắc chắn sẽ chở hàng hóa rất nhiều và rất nặng so với loại chở khách. Có phải động cơ phản lực về sức mạnh lại thua động cơ cánh quạt nên máy bay vận tải mới dùng đến chúng?
Câu hỏi thứ hai là tại sao máy bay chở khách không trang bị ghế và dù thoát hiểm như máy bay chiến đấu. Đến khi có sự cố thì nhảy dù xuống. Lúc đó sẽ cứu được nhiều người?
Câu hỏi thứ 1: Máy bay cánh quạt có một số ưu điểm so với máy bay phản lực:
1. Chi phí chế tạo: Giá thành động cơ và khung sườn của máy bay phản lực bao giờ cũng cao hơn nhiều.
2. Chi phí bảo dưỡng: động cơ phản lực có chi phí bảo dưỡng đắt hơn nhiều lần động cơ piston trên máy bay cánh quạt.
3. Chi phí nhiên liệu: với cùng một lực đẩy, động cơ phản lực nói chung (cả turbo fan và turbo jet) đều tiêu tốn nhiên liệu hơn nhiều so với các động cơ dùng trên máy bay cánh quạt như turboprop hay piston
4. Hiệu quả vận hành ở độ cao thấp và tốc độ chậm: Máy bay phản lực giống một chiếc xe đua chỉ có một cấp trên hộp số. Ở tốc độ cao và độ cao lớn, các jet enginge không có đối thủ. Nhưng ở độ cao thấp và tốc độ chậm, jet engine thực sự rất yếu ớt so với các động cơ cánh quạt. Thời thế chiến thứ 2, máy bay phản lực tối tân nhất của Đức là ME-262 vẫn có thể bị các máy bay cánh quạt có tốc độ tối đa lý thuyết chậm hơn nhiều như Spitfire hay Mustang của phe đồng minh tiêu diệt trong giai đoạn cất và hạ cánh do chúng không thể tăng tốc nhanh chóng ở giai đoạn này.
5. Khả năng hạ cánh ở sân bay ngắn: với công suất cao ở tốc độ thấp, các máy bay cánh quạt có thể có stall speed thấp hơn nhiều các máy bay phản lực. Vì thế chúng có thể hạ và cất cánh từ các sân bay có đường băng ngắn.
6. Thời gian bay lâu: nghe có vẻ khôi hài nhưng thực sự có một số loại máy bay cần yếu tố này như máy bay do thám, tìm kiếm cứu hộ,...
Vì các lý do trên, động cơ cánh quạt vận tồn tại trên các máy bay chở khách cỡ nhỏ, bay chặng ngắn (chủ yếu vì lý do chi phí), các máy bay vận tải quân sự (vì khả năng cất hạ cánh trên các sân bay quân sự nhỏ và chất lượng đường băng kém), các máy bay do thám, săn tầu ngầm, tìm kiếm cứu hộ, máy bay yểm trợ hoả lực bộ binh (vì khả năng bay lâu) - (hahh)
Xin trả lời bạn Đào Phú Khánh theo hiểu biết hạn chế của tôi:
-Câu hỏi 1: Có lẽ bạn chưa biết một điều: Các động cơ cánh quạt trên máy bay vận tải tiên tiến thực ra cũng là động cơ phản lực gắn thêm cánh quạt! Phản lực từ tua bin và cánh quạt giúp máy bay chuyển động tịnh tiến!
-Câu hỏi thứ 2: Máy bay dân dụng khác hẳn tính năng máy bay chiến đấu về công năng sử dụng. Máy bay dân dụng đòi hỏi tính năng an toàn gần như tuyệt đối trong mọi điều kiện thế nên quá trình thiết kế và vận hành người ta cố tình không đưa dù vào tính năng an toàn cho cả hành khách và phi công .Nếu phi công có dù khi máy bay gặp sự cố mà họ nhảy ra trước khi tìm mọi biện pháp để cứu máy bay thì số phận hành khách sẽ ra sao hả bạn? - (Hiboss74)
Em lạy các bác. Ở độ cao 10km nhảy dù cũng chết - (Cường)
1. Máy bay vận tải đều dùng cả 2 loại động cơ cánh quạt và phản lực nha bác. ĐC cánh quạt thường dùng cho máy bay vận tải hạng nhẹ và trung, vì hoạt động bền bỉ, dễ bảo trì và tiết kiệm nhiên liệu. Máy bay vận tải hạng nặng thì sử dụng ĐC phản lực
2. Không khả thi và rất tốn kém cho máy bay thương mại dân sự. 1 ghế thoát hiểm của máy bay chiến đấu có giá thành hàng triệu USD, trang bị cho hàng trăm ghế, sẽ đội giá máy bay lên cả tỉ USD. Và chưa nói đến việc hành khách phải dc đào tạo, có thể lực tốt và phản ứng nhanh như phi công máy bay chiến đấu...mà cơ hội sống cũng mong manh 50/50 - (Khang)
Câu trả lời của một người làm đá. Không biết gì về hàng không như sau:
Sử dụng máy bay cánh quạt cho rẻ và bay chậm, dễ quan sát tìm kiếm
Máy bay dân sự mà có dù thì phải đưa môn học nhảy dù vào trương trình học phổ thông, nhưng quan trọng là với độ cao như vậy thì nhiệt độ có khi -50 độC và áp xuất thấp, không có oxi thì chỉ 30 giây đã chết rồi? - (Hao Nguyen manh)
Câu hỏi thứ 1: đa số các máy bay vận tải sử dụng cánh quạt là máy bay vận tải hạng nhẹ hoặc hạng trung nên người ta sẽ sử dụng động cơ cánh quạt thay vì động cơ phản lực để giảm giá thành và chi phí nhiên liệu, việc sử dụng động cơ cánh quạt cũng có sức tải tương đương động cơ phản lực nhưng tốc độ thấp hơn, còn tầm bay và trần bay thì tùy vào từng loại máy bay và nhiệm vụ của nó. ví dụ như C-130 Hercules của Mỹ được sử dụng 4 động cơ cánh quạt và 2 bình nhiên liệu phụ nên tầm bay và trần bay hơn hẳn An-26. Còn về sức tải của máy bay thì tùy thuộc vào động cơ và số lượng động cơ. - (Nguyễn Quốc Tân)
Câu 1:
Máy bay cánh quạt:
+ Tiết kiệm nhiên liệu hơn.
+ Yêu cầu đường băng cất/hạ cánh ngắn hơn.
... (biết chi tiết thì vào thêm google)
Câu 2: Máy bay chở khách thường bay rất cao, thường thì tầm ~10km hoặc ~30 000 feet.
Nhiệt độ bên ngoài ở độ cao đó tầm -40 đến -50 độ C, cho dù có dù nhẩy ra ngoài, bạn nhắm sống đc bao lâu trong nhiệt độ đó?
Ở độ cao đó chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài máy bay là rất lớn, hiện tượng máy bay khi đang bay cao mà mở cửa ra giống như bạn thổi khí vào quả bóng bay và cầm kim chích vào nó. - (DUY)
Câu hỏi thứ 2: Đó là vì cửa của máy bay không cho phép. Cửa của máy bay có giới hạn nên khi xảy ra sự cố thì tâm lý chung của con người là ai cũng muốn thoát thân nên sẽ không thoát kịp. Lúc đó có trang bị cỡ nào thì cũng không giải quyết được. - (Luis Edi Vinh)
"Câu hỏi thứ hai là tại sao máy bay chở khách không trang bị ghế và dù thoát hiểm như máy bay chiến đấu. Đến khi có sự cố thì nhảy dù xuống. Lúc đó sẽ cứu được nhiều người?"
Đọc xong ko nín được cười ^^!...
Nếu chuyện này xảy ra thì bọn khủng bố chỉ cần lên máy bay, đợi máy bay đạt độ cao nhất định rồi nhấn nút, xong!
Mui của boeing đâu giống như mui chỗ phi công trong máy bay tiêm kích được, máy bay ném bom như B2 spirit cũng ko có cái khả năng này đâu. - (dannguyen)
Một nguyên nhân khác mà người ta không trang bị ghế thoát hiểm có dù trên máy bay dân dụng vì buồn buồn một người nào đó bấm nút bung dù => áp sức máy bay sẽ thay đổi đột ngột gây nguy hiểm cho 1 chuyến bay đang hoàn toàn bình thường.
Lý do 2: giả sử máy bay đang bị nạn ở độ cao 9000-1000m thì nhảy dù ra ngoài mà không đồ bảo hộ, không bình oxy thì người ta chết chắc, chết vì lạnh và vì thiếu oxy nghiêm trọng.
Lý do 3: quá tốn kém để chế tạo một máy bay như vậy. - (lokomotiv)
hành khách thì không ai biết nhảy dù, phi hành đoàn thì không được phép bỏ mặc hành khách, đó là lý do - (DaiDuong)
Câu hỏi 2: Vì trên máy bay chở khách nếu có nhảy ra bạn cũng sẽ bị hút vào động cơ và nghiền nhỏ như máy say sinh tố. - (Lukas)
1. Động cơ phản lực thường cho tốc độ nhanh (bay nhanh) đồng nghĩa với sức đẩy (lực kéo) thấp. Máy bay vận tải thì thường cần tải nặng, không cần bay nhanh nên việc dùng động cơ phản lực thì hiệu suất không bằng.
2. Máy bay dân dụng thường bay với tốc độ cao khoảng 800-1000km/h, tầm bay khoảng 9-10 km do đó việc mở cửa ra xếp hàng nhảy từng em là không thể, hơn nữa nếu máy bay còn điều khiển "đầm" để nhảy đơn giản vậy thì hạ cánh quách cho rồi cần gì dù. Máy bay chiến đấu cũng vậy, cũng không thể mở cửa mà bò ra do đó mỗi vị trí thoát hiểm đều có cửa (khi có biến thì kích nổ cho văng cửa) và tên lửa đẩy ở mỗi ghế giúp phi công bay ra ngoài. Bạn thử thiết kế 1 cái máy bay dân dụng với gần ...300 cửa thoát hiểm và 300 tên lửa đẩy (đương nhiên phải có hệ thống điều khiển riêng cho từng vị trí) xem nào??
Chưa kể dù có làm được, gặp trường hợp chở khách VN...ngồi giật thử ra xem chơi thì khi đang bay, máy bay thủng cái lỗ to tướng thì làm sao ?? :-)
Việc thiết kế ghế thoát hiểm cho phi công chiến đấu, ngoài ý nghĩa nhân văn còn 1 lý do rất lớn đó là... giá trị của viên phi công rất đắt, để đào tạo 1 viên phi công giỏi tốn kém rất nhiều tiền bạc..máy bay mất có thể mua ngay, phi công ngỏm thì đâu phải muốn là có liền. - (anhquan)
Nếu có dù thì phi công nhảy trước thoát thân-> hành khách chết chắc - (Pilot)
Câu 1: Việc trước tiên là bạn đã hiểu sai về động cơ máy bay do dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Cả hai loại động cơ bạn nhắc đến đều là động cơ tuabin khí ( turbine engine). Chúng có cùng cấu tạo cơ bản và nguyên tắc hoạt động ( 3 phần chính: máy nén, buồng đốt, dãy tua bin).Có 3 loại động cơ tua bin: tua bin phản lực( turbo Jet), tua bin cánh quạt ( turbo propeller), và động cơ tua bin 2 luồng khí ( turbo fan( kết hợp 2 loại trên)).
Động cơ cánh quạt bạn nói hoàn toàn không phải là động cơ đốt trong như trong xe hơi, xe máy. Cánh quạt chỉ là cách truyền lực khác mà thôi. Nhờ có các cánh quạt truyền lực nên hiệu suất của nó cao hơn 2 loại kia, tuy nhiên do thiết kế của cánh quạt không thể có hình dáng khí động học tốt nên không có vận tốc cao. Động cơ loại này dùng cho máy bay vận tải vì nó tiết kiệm, hiệu quả, nhưng không cần tốc độ. Động cơ máy bay hành khách là turbo fan(2 luồng khí). Vừa sử dụng cánh quạt bên trong, và vừa sử dụng luồng khí phản lực phụt ra. Động cơ này có hiệu suất trung bình, tốc độ trung bình, nên nó thường được dùng trong máy bay dân dụng vừa tiết kiệm, vừa bay nhanh. Thêm nữa luồng khí do cánh quạt làm giảm rất nhiều tiếng ồn từ lõi động cơ bên trong, nên động cơ này êm hơn, thoải mái hơn. Tôi khuyên bạn nên lên trang wiki về động cơ tuabin khí để đọc và hiểu rõ hơn.
Câu 2: Tôi làm kĩ sư máy bay nên được hỏi câu này rất nhiều lần. Về công nghệ, việc này hoàn toàn khả thi, nhưng thực tế lại không khả dụng là mấy. Tôi cho bạn 3 lí do chính của nhà sản xuất:
1. Yếu tố an toàn: An toàn luôn là tiêu chí hàng đầu khi thiết kế máy bay. Nhưng bao giờ phòng cháy cũng hơn chữa cháy. Các kĩ sư chỉ tập trung vào nâng cao tính an toàn, hơn là nghĩ đến lúc máy bay rơi rồi mới tính. Hiện nay máy bay an toàn hơn bất kì phương tiện nào khác, cho nên tôi khuyên bạn không nên lo lắng khi đi máy bay.
2. Đây là máy bay hành khách:Bạn hãy thử tưởng tượng máy bay của bạn sẽ trở nên chật chội, dây nhợ chằng chịt, ghế ngồi không thoải mái, thì bạn có muốn đi hay không.
Chưa kể bạn phải đội mũ, đeo kính bảo hộ, mặc áo chống áp, áo ấm, mặt nạ dưỡng khí... bạn thấy trên thực tế nhắc nhở hành khách thắt dây an toàn thôi là cả một vấn đề rồi.
3. Tỉ lệ thành công rất thấp: 80% các tai nạn máy bày là lúc cất cánh hay hạ cánh, tức là rất gần mặt đất,độ cao vài trăm mét là không đủ để nhảy dù cùng lúc 400 người. Về 20% còn lại thì đang ở độ cao 10km, nơi nhiệt độ là -45*c và khí áp chỉ có 30-50%, con người không thể sống trong điều kiện như vậy quá vài giây. Ngay cả lính đặc nhiệm cũng chỉ dám nhảy dù ở 3km. - (Kĩ sư máy bay)
Câu hỏi 1: Lực nâng máy bay tạo ra do chuyển động của dòng không khí qua cánh máy bay ( theo định luật Becnouli). Ở máy bay phản lực, thân máy bay được đẩy với vận tốc lớn trong môi trường không khí, chuyển động tương đối của dòng khí qua cánh sẽ tạo lực nâng cần thiết. Đối với máy bay vận tải, cánh quạt đẩy không khí về sau tạo dòng khí có vận tốc cực lớn trực tiếp qua cánh máy bay để tạo lực nâng (thay vì phải kéo máy bay để tạo lực nâng như máy bay phản lực). Như vậy máy bay cánh quạt nói chung có vận tốc thấp hơn máy bay phản lực nhưng vẫn có đủ lực nâng. - (tranxiem)
Em xin trả lời như sau : câu 1: Hiện nay các máy bay cất cánh bằng đường băng đều là máy bay phản lực nhưng được chia làm 02 loại đó là máy bay đông cơ tua bin phản lực và đông cơ cánh quạt phản lực . Khác nhau giữa hai loại này là : động cơ tuabin phản lực tốc độ cao , ít nhất hơn 1000km/giờ , do đó tầm bay gần và cần đường băng dài để cất/hạ cánh , tiêu tốn nhiều nhiên liệu nên chỉ sử dụng cho các máy bay chiến đấu. Còn loại thứ 2 : có thể chở nặng , tốc độ 4-600km/giờ , tầm bay dài hơn và chỉ cần đường băng ngắn để hạ cánh. Vì vậy loại này chuyên dùng để làm máy bay vận tải . Câu 2: Hành khách và phi công máy bay hành khách không được trang bị dù cá nhân vì lý do ăn toàn của cả chuyến bay ( không ai được phép rời bỏ chuyến bay một mình ) , máy bay không được chế tạo có cơ cấu thoát hiểm bằng dù , việc nhảy dù cũng cần phải qua một khóa đào tạo chứ không thể cứ mang vào là nhảy được . Thay vì nghiên cứu trang bị dù , người ta phát triển nhiều trang thiết bị an toàn khác như ; thông tin liên lạc , cửa thoát hiểm , máng trượt thoát hiểm , áo phao , .Em xin hết - (Bác Gấu)
Câu hỏi thứ 1: động cơ cánh quạt (turbo-prop) có lợi thế ở tốc độ thấp (khoảng 500 km/h trở xuống) vì ở tốc độ thấp nhưng nó vẫn có thể chủ động tăng giảm sức mạnh lực đẩy. Động cơ phản lực (Turbofan) có lợi thế ở tốc độ cao (cận âm trở lên), tốc độ càng cao thì hiệu suất của nó càng cao, vì áp suất khí nén trong buồng đốt phụ thuộc một phần vào tốc độ đi tới của máy bay. Khi cất cánh động cơ phản lực sẽ tiêu tốn nhiên liệu nhiều nhất, vì lúc này tốc độ máy bay còn thấp, áp suất khí nén chưa đủ cao.
Do đó, động cơ cánh quạt có tính kinh tế cao hơn khi bay ở tốc độ thấp, động cơ phản lực phải ở tốc độ cao mới có khả năng tiêu thụ nhiên liệu tối ưu. Vấn đề không liên quan đến máy bay vận tải hay máy bay chở khách, nó phụ thuộc vào mục đích thiết kế, nếu ưu tiên sự tiết kiệm nhiên liệu hơn tốc độ thì dùng động cơ cánh quạt, nếu ưu tiên tốc độ hơn thì dùng động cơ phản lực. Còn ở tốc độ siêu vượt âm (mach 5 trở lên) thì lại dùng động cơ khác, chẳng hạn như Ramjet. - (hong nhung)
Máy bay vận tải thường trang bị cánh quạt vì động cơ cách quạt có lực nâng máy bay mạnh hơn, không cần công sức lớn như động cơ phản lực tuốc bin, chi phí sản xuất thấp hơn, và dĩ nhiên tốc độ cũng không nhanh bằng động cơ phản lực. Một số máy bay vận tải vẫn sử dụng động cơ phản lực như các dòng máy bay Antonov . Nói tóm lại khi sử dụng động cơ phản lực là do yêu cầu tốc độ của các chuyến bay mà thôi .
Mặc dù nhảy dù là một phương cách thoát hiểm rất tốt nhưng phải trải qua khóa học đào tạo nghiêm ngặt. Nếu máy bay chở khách chuẩn bị dù cho hành khách, chỉ cần hơi có sự cố máy móc hay những rung động nhỏ trên máy bay thì e rằng sẽ có một số hành khách đòi nhảy dù ngay.
Tình huống này khiến các hành khách khác hoảng loạn mà ào ào nhảy theo. Đối với người chưa được huấn luyện thì việc nhảy dù là rất nguy hiểm: vội vàng nhảy dù trong tình huống không hiểu rõ độ cao, tốc độ, cũng không hiểu được địa hình phía dưới thì thương vong, tử vong với số lượng lớn là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, để giúp hành khách cảm thấy thoải mái hơn, trên máy bay luôn duy trì áp suất khí quyển giống với mặt đất. Và như vậy áp suất khí bên trong máy bay sẽ lớn hơn áp suất khí quyển của bầu trời bên ngoài máy bay. Do đó, cửa của khoang hành khách trên không trung không thể mở và hành khách cũng không thể nhảy dù được. - (Biển Tình)
Câu 2: Mình ko rành nhưng theo mình có 3 nguyên nhân :
- Lúc máy bay gặp sự cố thì hành khách chắn chắn sẽ rất hỗn loạn , nếu có trang bị dù thì ai là người phát và thứ tự người nhảy như thế nào ?
- Máy bay dân dụng bay ở độ cao lớn , nếu nhảy ra ngoài trong khi ko có đồ bảo hộ thì trước khi tiếp đất sẽ đóng băng và chết trước . Và dù cho có 1 số người sống thì công tác cứu hộ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mỗi người 1 nơi .
- Đó là vấn đề kỹ thuật , làm sao những người bình thường lại biết dc cách nhảy dù như thế nào, khi nào mở dù, tiếp đất ra sao ? - (Nguyễn Minh Tiến)
Câu hỏi thứ 2: Vì nhiều lý do: đa số hành khách không biết nhảy dù; máy bay đang bay ở độ cao lớn phải có thời gian hạ độ cao mới nhảy được, nếu nhảy ở độ cao lớn thì ra khỏi máy bay thì bị chết lạnh (nhiệt độ bên ngoài âm 40độ); số lượng hành khách quá lớn không có thời gian để nhảy .... - (Cro biết tuốt)
Tại vì nút bật dù do người ngồi ghế tự bấm, mà hành khách thì thường táy máy tay chân, bấm một cái là xong cái cả máy bay. - (VĨNH LINH)
trước khi nhảy dù phải được đào tạo kỹ lưỡng về kỹ năng và người nhảy dù phải nắm được địa hình dưới mặt đất cũng như thời tiết nếu không thì cơ hội sống cũng không cao đâu bạn. còn 1 lý do nữa là về vấn đề tâm lý (máy bay có xíu sự cố là loạn lên ngay) nên người ta không trang bị dù cho máy bay dân dụng. Thân! - (khai minh)
Câu hỏi 2: Nếu bạn Khánh biết rằng ở độ cao 10.000 mét nhiệt độ bên ngoài thường là âm 50 độ C (trên các chuyến bay của VN Airlines thường có thông tin này) thì chắc bạn cũng sẽ không muốn có dù để nhảy ra ngoài để biến thành cục nước đá trước khi chạm đất. - (linh)
Mọi người tham gia ý kiến sôi nổi quá, mình cũng có vài ý:
Câu hỏi 1: Thật sự động cơ phản lực không hề thua kém động cơ cánh quạt về sức mạnh, thậm chí nó còn mạnh hơn nhiều. Việc lựa cho loại động cơ nào cho máy bay còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của loại máy bay đó.
. Những máy bay thương mại (bao gồm cả vận tải hàng hóa và chuyên chở hành khách): việc lựa chọn động cơ phản lực đó là một phương án hiệu quả vì trong thương mại việc nhanh, đúng giờ, an toàn và tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu. Với động cơ phản lực cho phép máy bay bay cao và xa hơn (việc bay cao hơn cũng là một yếu tố an toàn; xa hơn cho phép các máy bay không phải dừng tại cách sân bay chuyển tiếp hay sân bay kỹ thuật để tiếp nhiên liệu cho chuyến bay).
. Những máy bay quân sự (ngoại trừ các chiến đâu cơ), đa phần sử dụng động cơ cánh quạt (thực sự cũng chưa hẳn là động cơ cánh quạt hoàn tòan, một số là động cơ cánh quạt phản lực), điều này mang lại tính linh động cao, các máy bay này có thể cất hạ cánh từ những đường băng ngắn, rất ngắn hoặc dã chiến. Tốc độ cất hạ cánh chậm trên những đường băng gồ ghề giúp giảm thiểu khả năng hỏng hóc thiết bị của máy bay.
Ngoài ra, những chiếc C-130 hay C-160 có thêm những đặc điểm khá thú vị nữa là việc đi lùi trên mặt đất hoặc xoay vòng tại chổ.
Câu hỏi 2: trang bi dù cho tất cả các ghế
Đây cũng là một ý hay và tôi cũng đã từng đọc một số thông tin thử nghiệm của một số hãng nhưng trên thực tế tôi nghĩ nó không mang lại gì khác biệt khi lâm nạn.
Thứ nhất: không phải ai cũng biết nhảy dù, trong lúc hoảng loạn mỗi người sẽ có mỗi hành vi và ý thức khác nhau. Không phải ai cũng đủ bình tĩnh để măc dù và nhảy. Và bộ môn nhảy dù là một môn chơi khó, mang cảm giác mạnh.
Thứ hai: nếu mở cửa nhảy ra ngoài ở độ cao 8000m đến 10000m đó là một hành động tự sát, không phải một mình bạn tự sát mà bạn sẽ sát tất cả mọi người chứ chưa nói đến chiếc B777-200 độ cao nó sẽ lên đến 16000 - 17000m
Do đó trang bị dù chả có ít gì trong trường hợp này. - (Nhat Anh)
Với câu hỏi thứ 2 của bạn tôi chỉ trả lời ngắn gọn: bạn phải học nhảy dù ở độ cao 10.000m so với mực nước biển. Bạn có làm đuợc không để được đi máy bay? - (TranNguyen)
sao ko làm 1 caí dù lớn để treo cả máy bay hạ từ từ. xuống đất trong tình hình khẩn cấp nhỉ? - (IQ)
câu hỏi 1: Máy bay cánh quạt ít ồn hơn máy bay phản lực nên ít bị phát hiện, mà phát hiện thì rất nguy hiểm vì là máy chỡ người.
câu hỏi 2: nếu phi công ra khỏi máy bay ở độ cao đang bay thì cũng không sống được, với lại còn cả phi hành đoàn và hành khách nữa -> nên phải chung số phận chứ. - (titi)
Thực ra cả hai đều là động cơ phản lực. Cánh quạt bạn nói là turboprop engine, còn phản lực là turbofans engine.
Câu 1: có nhiều yếu tố để người ta chọn động cơ cánh quạt
-Vấn đề cất cánh và hạ cánh: chỉ cần đường băng ngắn thì máy bay cánh quạt có thể cất và hạ cánh dễ dàng. Điều này rất quan trọng trong quân đội.
-Nhiên liệu: cùng một tải trọng thì máy bay phản lực ưu thế bay nhanh nhưng tốn nhiên liệu, còn máy bay cánh quạt ít tốn hơn nhưng tốc độ vẫn chấp nhận được.
Câu 2: để làm vậy thì rất tốn kém và không an toàn. Máy bay chiến đấu chỉ cần bung 1 ghế và mở khoang nhỏ chỗ phi công là được. Còn máy bay thương mại phải mở 1 vùng lớn trên trần máy bay thì hành khách mới có thể bay ra được. - (CVT)
Theo tôi do ưu điểm và nhu cầu của từng loại máy bay, máy bay chở khách cần tốc độ lớn nên dùng động cơ phản lực, máy bay vận tải không cần tốc độ cao nhưng yêu cầu tải trọng lớn nên dùng cánh quạt ưu thế về lực nâng. Còn về dù, phải được đào tạo thì mới biết cách dùng, chắc cả lý do kinh phí nên máy bay chỉ trang bị áo phao trong trường hợp rơi xuống nước. - (Bach)
Máy bay chở người mà dùng cánh quạt thì hành khách nhìn quạt quay sẽ chóng mặt, hơn nữa cánh quạt tạo ra gió dễ gây cảm lạnh.
- (bachmeo)
Tôi xin trả lời theo suy luận đơn giản. Vì là máy bay vận tải nên mới dùng động cơ cánh quạt để không tiêu hao nhiều nhiên liệu giúp giảm bớt chi phí vận tải, vốn là một trong những vấn đề nghành vận tải quan tâm hàng đầu. Ngoài ra việc dùng động cơ cánh quạt sẽ giúp tránh gây ô nhiễm môi trường hơn so với việc sử dụng động cơ phản lực. Tất nhiên cũng có dạng máy bay vận tải sự dụng động cơ phản lực, nhưng cước phí cao hơn và tất nhiên tốc độ nhanh hơn - (Boy Kevin)
Hiệu suất năng lượng ở tốc độ thấp thì động cơ cánh quạt cao hơn động cơ phản lực, máy bay vận tải không cần bay nhanh nên sử dụng cánh quạt mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn rất nhiều. Máy bay hành khách mà trang bị dù thì gia tăng thêm rất nhiều nguy cơ về quản lý hành khách mà chưa chắc đã tăng được hệ số an toàn, vì sử dụng dù đòi hỏi phải qua đào tạo mới đủ an toàn. Riêng đối với phi công máy bay hành khách, càng không được trang bị dù vì khi có sự cố xảy ra, phi công nhảy đầu tiên thì còn ai cố gắng cứu hành khách nữa ? - (Nguyễn Thắng)
câu1: Ko có chuyện sử dụng động cơ cánh quạt mạnh hơn động cơ phản lực. Chẳng hạn máy bay tải bom B2 Sprit dùng động cơ phản lực. Nguyên do chính là mục đích sử dụng máy bay vận tải yêu cầu tốc độ không cao và tiết kiệm nhiên liệu. Do đó động cơ cánh quạt được ưu tiên sử dụng trên máy bay vận tải. - (phong nguyen)
Cùng 1 máy bay, cùng tải trọng, cùng 1 chặng đường nhưng bay vận tốc cao sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn so với bay vận tốc thấp. Vì vậy động cơ phản lực trở thành cái máy uống nhiên liệu và phi kinh tế. Đây là bài toán thị trường không liên quan đến kỹ thuật.
Câu hỏi thứ 2: không phải nói nhảy dù là ai cũng nhảy xuống và dù bung, thoát chết mà có khi là trở thành một đống bầy nhầy! Vì vậy để bảo đảm công bằng và để chính phi công ý thức sự nguy hiểm của công việc, để nhà sản xuất có trách nhiệm nâng độ an toàn tối đa cho máy bay dân dụng, người ta không trang bị dù cho cả khách lẫn phi công. Bài toán này nhân đạo hơn bài toán trang bị dù. - (Bảo An)
câu: Máy bay vận tải hạng nặng có nhiều trong quân đội các nước, việc sử dụng máy bay cánh quát có ưu thế hơn là vì có thể đáp xuống các sân bay giả chiến nhiều bụi cát, cũng có thể là chim và vật thể nhỏ, còn nếu đó là máy bay phản lực thì có một chú chim bay lạc vào trong động cơ hoặc có quá nhiều bụi như ở sa mạc thì động cơ hỏng là điều không thể tránh được. Câu2: không phải ai cũng biết nhảy dù và điều khiển được dù khi nào nên bật dù nếu có trang bị cho hành khách thì cũng vậy thôi, chưa kể nếu rớt xuống không đúng chổ ảnh hướng đến nhiều người ở dưới đất nữa. - (Đông)
Yếu tố chi phí và giá thành cũng như quan sát khi sử dụng động cơ cánh quạt là hợp lý. Nhưng tối ưu và hiện đại vẫn là động cơ phản lực. dùng để cho các chuyến đi dài và trọng tải lớn. ví dụ: C 130 thì xài cánh quạt. nhưng đối với đòi hỏi trọng tải và kích thước khủng hơn như C 17 thì vẫn là 4 động cơ phản lực! - (son.pqt.phoenix)
Xin mạn phép chia sẻ về câu hỏi thứ 2 của bạn
1. Nếu trang bị dù cho phi công thì khi gặp sự cố họ sẽ thoát ra khỏi máy bay và mặc kệ hành khách, khi không trang bị họ sẽ phải khắc phục đến cùng vì còn cả tính mạng bản thân phi công.
2. Nếu trang bị cho toàn bộ hành khách thì về kỹ thuật không thể làm thân máy bay mà có thể đảm bảo tất cả hành khách có thể phóng dù thoát hiểm với con số vài trăm người, và hành khách có phải ai cũng hiểu được quy trình sử dụng dù? nếu họ bay ra khỏi máy bay thì làm thế nào để tiếp đất mà vẫn sống? có thể họ ấn chơi thì thảm hoạ sẽ ra sao, bạn có biết thông tin về vài vụ hành khách đòi mở cửa thoát hiểm trên máy bay không?
3. Lý do về kinh tế khi trang bị thêm thiết bị.
- (Tính Nguyễn)
Theo em í, thì động cơ phản lực nó có ưu điểm là tạo luồng khí cực mạnh làm lực nâng ởmáy bay cánh cố định và đạt tốc độ cao. Thế nhưng mà nhược điểm lại là chi phí sản xuất. Thông thường, chi phí sản xuất ra một động cơ phản lực tốn kém rất nhiều và chỉ sử dụng phục vụ mục đích thương mại (Vận chuyển người và phần hàng hóa trọng lượng thấp) hoặc quân sự.
Máy bay vận tải dùng cánh quạt bởi vì chi phí rẻ hơn, vùng phủ lực phản của cánh quạt lớn, dễ dàng lắp đặt để tăng sức nâng toàn cánh bay. Và cánh quạt thì độ ổn định cao hơn so với phản lực khi ở tầng không hoạt động. Về tốc độ thì sẽ không bằng động cơ phản lực nhưng mà vận tải thì không cần nhanh như các máy bay phục vụ việc vận tải con người.
Tóm lại, thì động cơ cánh quạt ưu điểm hơn so với động cơ phản lực ở góc cạnh vận tải hàng hóa là vì chi phí sản xuất thấp hơn, dễ lắp đặt sửa chữa, dễ chia đều lực nâng cho cánh bay và như thế sẽ tải trọng được lớn hơn.
Đấy là ý kiến của em về câu hỏi 1 của bác. Còn về câu hỏi thứ 2 thì thế này: Phi công quân sự người ta được đào tạo cực kỳ bài bản và sâu trong các chuyên môn hàng không quân sự, cũng như là kỹ năng nhảy dù. Nhảy dù không đơn giản là nhảy ra khỏi máy bay, bật dù và chờ nhẹ nhàng đáp đất an toàn mà người nhảy dù người ta còn phải được đào tạo về kỹ năng giữ thăng bằng, xử lý tình huống khi rơi tự do, luồng gió, hướng gió, cách điều khiển dù, thời điểm độ cao bung dù... Và các phi công quân sự người ta được trang bị các dụng cụ chuyên dụng như áo, mũ, kính, mặt nạ, Oxy, đồng hồ Pilot (Giá đắt lắm) và v...v... những lý do khác nữa
Chính vì những điều ấy nên cũng vì ngành hàng không chẳng thể nào đáp ứng được thế nên các cách an toàn bay và phương án xử lý sự cố như bây giờ thì là tốt nhất. Tương lai thì chắc người ta còn nghĩ ra được những cách khác tốt hơn nhiều nữa! - (Hà Hihi)
Thực ra đó là động cơ phản lực cánh quạt đó bạn. Giải thích dài dòng, mời bạn vào tìm kiếm "động cơ phản lực" sẽ hiểu. - (vinhne)
Nhảy dù không phải ai chui ra khỏi máy bay cũng có thể điều khiển được dù. Với cả bạn đã đi máy bay chưa? Lúc nào đi bạn để ý màn hình báo nhiệt độ bên ngoài, với độ cao khoảng 10km thì nhiệt độ bên ngoài khoảng -40 độ C. Vậy nếu bạn nhảy ra khỏi MB liệu có sống nổi không? Chưa kể đến thay đổi áp suất. - (emdlat234)
bài viết và coment rất bổ ích.cám ơn các bạn - (tuannghia)
Động cơ máy bay vận tải cũng là động cơ phản lực nhá, không phải động cơ đốt trong như máy bay cổ đâu. Thứ hai máy bay chở khách không thể trang bị ghế phóng thoát hiểm vì phóng đi đâu khi thân máy bay bắng sắt. - (trà)
Bạn có biết máy bay chiến đấu trang bị hệ thống thoát hiểm thế nào không? Ghế phi công đuợc trang bị rocket bên duới. Khi thoát hiểm nắp buồng lái bật mở, rocket đẩy ghế phi công bay ra ngoài. Nếu ghế hành khách nào cũng trang bị như thế thì khác gì cho nổ cả máy bay. - (Huy)
Câu hỏi 1: Do máy bay cánh quạt chỉ bay ở độ cao (khoảng 4.000 m) bằng khoảng 1/2 độ cao của máy bay phải lực, Khỏe hơn nhưng tốn nhiên liệu hơn lên không bay xa bằng và Ồn hơn lên phục vụ cho nhảy dù, nhả hàng, ... .
Câu hỏi 2: Bổ sung thêm: ở độ cao 10.000 m, không thể nhảy dù được (nhiệt độ âm 40C, thiếu dưỡng khí). - (Nguyen Quoc Chien)
Câu hỏi 1: Máy bay vận tải dùng cánh quạt để dễ cất cánh hạ cánh do đó linh hoạt hơn. Còn máy bay phản lực phải có đường băng nên không linh hoạt trong vận tải.... - (Son Nguyen Hai)
C-130 dùng động cơ tuộc bin cánh quạt, là loại động cơ phản lực hoạt động theo nguyên lý dòng khí tạo lực đẩy của động cơ không hoàn toàn do dòng khí xả (như động cơ phản lực thông thường), mà là do cả hai dòng khí sơ cấp và thứ cấp tạo ra. Dòng khí sơ cấp là dòng khí đi từ máy nén qua buồng đốt ra ngoài phía đuôi động cơ, còn dòng khí thứ cấp là dòng khí đi từ cửa máy nén qua sát vỏ động cơ phía bên trong đi ra đuôi động cơ.Như vậy lực đẩy là do hai dòng khí này sinh ra trong đó dòng thứ cấp chiếm 80% lực đẩy.
Nhiều máy bay với vẻ ngoài cánh quạt làm nhiều người lầm tưởng nó ko phải là máy bay phản lực, Tu-95 của Nga chẳng hạn. - (Doan Chau Nguyen)
Máy bay vận tải là chở lính chiến đấu và hàng hoá nên tốc độ bay phải chậm để khi thả người và hàng hoá không bị phân tán rộng sẽ không hiệu quả cho việc đổ bộ và cứu trợ khẩn cấp. Động cơ cánh quạt không thể bằng phản lực, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu chở hàng hoá và nâng máy bay lên theo thiết kế - (lx_125c)
Khi máy bay chở hành khách bị sự cố. Bác có dám nhảy dù không ? - (lien)
Nhay du khong don gian nhu van nghi dau. Ngay xua, linh nhay du phai hoc it nhat 6 thang thi moi co the nhay du duoc. Hon nua, khi nhay du con phai phu thuoc vao dieu kien thoi tiet, ap suat, can nang, su thang bang cua may bay, va cua thoat hiem nhu anh Luis noi o tren. Cau thu 2: may bay dan dung co canh quat nhung nho hon may bay van tai nen ban di may bay va de y ky thi ban se thay. Nhung no duoc boc lai vi tinh tham my. Canh quat cua may bay van tai thi lon hon nhieu lan, nen suc nang cua no cung lon hon. May bay hanh khach cung co dong co phan luc o phia duoi. - (hihi hehe)
Câu 1: Theo mình thi vấn đề kinh tế thôi, vận tải thì không yêu cầu tốc độ như chở khách, bay chậm nhưng tiết kiệm. - (ntc114)
Tuabin máy bay đâu phải động cơ phản lực - (Khoa nguyên)
dễ ợt
Máy bay chở hàng thường chở "hàng nóng" nên quạt cho mát.
Không trang bị dù cho hành khách được vì không có chỗ để dù - (Thai Son Cao)
động cơ nào mà chẳng lắp cánh quạt vào đc, động cơ điện, động cơ hơi nước, động cơ diesel đều lắp đc cánh quạt vào hết, kể cả động cơ phản lực jet engine, ở trên là động cơ phản lực lắp cánh quạt, đâu phải cứ động cơ phản lực là ko lắp cánh quạt vào đc. Còn đốt trc hay đốt sau thì để tăng lực đẩy cho động cơ, động cơ máy bay chiến đấu thường có thêm đốt sau (after burner) để tạo thành 2 tầng đốt nối tiếp nhau, tầng nọ đẩy tầng kia tạo ra lực đẩy bằng tổng lực đẩy 2 tầng cộng lại, có thể tăng gấp đôi lực đẩy cho động cơ, để tăng tốc hay cất cánh nhanh.
còn lý do sao jet engine lại lắp cánh quạt mà ko phụt tẳng lực đẩy ra phía sau vì lý do bảo toàn năng lượng, làm vậy để tiết kiệm xăng, truyền hết năng lượng của nhiên liệu cháy thành lực đẩy, truyền qua cánh quạt, nếu phụt thẳng khí đốt nóng nhiệt cao ra sau ko qua cánh quạt thì sẽ thất thoát một lượng nhiệt năng, năng lượng rất lớn, dùng cánh quạt sẽ thu hồi đc lượng nhiệt thất thoát này, chuyển thành lực đẩy có ích cho máy bay, vì vậy nhiệt độ khí khi thải ra sẽ rất thấp, nên tiết kiệm năng lượng.... - (minh anh)
Máy bay đang ở độ cao 10km thì khi mở cửa tất cả những gì trong máy bay kể cả con người cũng sẽ bị cuốn ra ngoài hết . Thì hỏi nhảy dù kịp không . Đó là lý do vì sao hành khách tuyệt đối không được mở cửa khi máy bay đang bay . Không biết bao nhiêu người mắc lỗi mở cửa sổ máy bay khiến máy bay phải hạ cánh gấp và phạt hành khách có hành vi đó nữa . - (Lê Thanh Quí)
1. Cánh quạt nhưng nó vẫn là tuocbin phản lực. Cánh quạt cho phép bay chậm và điều đặc biệt là chỉnh được góc tấn( pit) cánh quạt. 2. Nhảy dù phải huấn luyện bạn ạ. Chi phí cũng lớn. Còn cao độ thì xuống thấp, giảm tốc rồi mở cửa là nhảy được chứ gì. - (trandang)
à là vầy! dùng cánh quạt, vì không cần cách âm nên khoang chứa rất lớn nên chở nhiều hơn và tiện thiết kế khung sườn để ràng cột hàng hóa nặng tránh xê dịch, đổ, rung lắc để máy bay dể điều khiển. tiết kiệm nhiên liệu và chi phí xuất xưởng củng rẻ hơn. - (trần hữu phú)
Cánh quạt hỗ trợ tạo thêm lực nâng cho máy bay, tốc độ chỉ cần chậm nên thao tác từ tiếp viện hàng hóa hay yểm trợ hỏa lực sẽ chính xác hơn, vì được hỗ trợ 1 phần lực nâng nên nó cũng sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Các máy bay vận tải thường ko cần phải có tốc độ quá cao. Nó chỉ cần đường băng ngắn, điều kiện đường băng chỉ là dã chiến có môi trường khắc nghiệt, máy bay vẫn có thể chở 1 khối lượng lớn mà vẫn cất cánh được. Đặc trưng là Tu 95 của Nga sử dụng 4 động cơ cánh quạt với sức nặng 90 tấn, tuy nhiên nó vẫn có thể nâng tối đa 188 tấn và bay với tốc độ cận âm là 920km/h.
Câu 2 thì việc thiết kế thêm hệ thống nhảy dù thì ko khó với trình độ kỹ thuật hiện nay. Nhưng thao tác nhảy dù ko phải là đơn giản có thể học ngay được. Sẽ mất rất nhiều chi phí cho việc thiết kế, chế tạo máy bay, sản xuất ra dù, huấn luyện nhảy dù , công tác tìm kiếm cứu hộ ... - (khoa)
Liệu có thể thiết kế tách toàn bộ khoang hành khách ra ngoài rồi bung dù khi có sự cố? - (TT)
Theo tôi đáp số chung cho hai câu hỏi của bạn là ở vấn đề chi phí, ở câu hỏi số một vì đây là công cuộc tìm kiếm nhân đạo nên các nước phải tiết kiệm chi phí tối đa và ở câu hỏi số hai nếu tất cả các ghế hành khách đều được trang bị dù nhảy và tình năng tự thoát hiểm thì các hãng hàng không sẽ không thể thu hồi vốn được với giá vé hiện nay (đã khá cao). - (NGUYỄN CAO MINH)
Trang bị dù cho hành khách vậy nếu nhỡ có ông nào táy máy, hoặc chán đời... bấm vào thì toàn bộ hành khách trên máy bay sẽ thế nào nhỉ, tự nhiên máy bay có cái lỗ to tướng để ông này phụt ra? Nhắc đi nhắc lại trên máy bay là không được mở cửa thoát hiểm khi không có yêu cầu thế mà vẫn mở thường xuyên đó thôi. - (bin)
Riêng về kỹ thuật nhảy dù (Parachute), là một VĐV nhảy dù nghiệp dư, xin trao đổi với bạn như sau:
1. Để lính dù có thể nhảy ra khỏi máy bay, thì tốc độ máy bay phải vào khoảng 140 km/h (bay khá chậm), tức phải là máy bay cánh quạt (mà không phải máy bay phản lực).
2. Để có thể nhảy dù, người muốn nhảy dù cần phải được huấn luyện kỹ thuật nhảy dù. Nếu hành khách trên máy bay không qua huấn luyện mà nhảy dù thì đồng nghĩa với tự sát.
3. Đấy là nhảy dù ở độ cao từ vài trăm mét tới gần hai ngàn mét, còn nếu nhảy dù ở độ cao hơn thì, ngoài chiếc dù, lính dù phải được thêm một số trang, thiết bị đặc biệt. - (HC Quang)
Trả lời câu hỏi thứ nhất của bạn là: Động cơ máy bay chở khách và máy bay vận tải đều là động cơ cánh quạt. Chỉ khác nhau là ở động cơ máy bay vận tải thì cánh quạt dài hơn và số lượng cánh it và quay chậm hơn gọi là TurboProf. Ơ máy bay chở khách thì nhiều cánh quạt hơn tốc độ quay nhanh hơn nên được che trong lớp vỏ gọi là TurboFan. Cả hai loại này đều có động cơ phát đông là đông cơ Turbo. Còn động cơ của máy bay quân sự là TurboJet . Động cơ cũng là Turbo nhưng dùng khí nóng phụt ra phía sau để tạo lực đấy về trước, Đông cơ tên lửa mới là đông cơ phản lực - (daiduong)
thực tế không phai ai cũng có thể nhảy dù, ngay cả người có thể lực tốt, vì nếu không được tập luyện thể lực và tâm lý kỹ thì khi vửa ra đã bất tỉnh rồi ,thì làm sao mà tiếp đất đằng nào cũng chết, trừ phi co một nghiên cứu nào đó thiết kế hệ thống thoát hiểm đặc biệt dù tự dung và tự tiếp đất tự động, tuy vậy lại phải quyết kỷ thuật và cơ cấu phóng ở mỗi ghế hành khách, vì phần đa máy bay bị tai nạn là cháy nổ trên không.nhưng giá thành và khối lượng của nó cũng là những vấn đề nan giải, nhưng chúng ta có thể hy vong trong tương lai khi trình độ khoa học phát triển cao hơn con người sẽ tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất - (khoa)
Xin trả lời câu 2: Khi bạn đi máy bay đang bay thì có trường hợp bị mất áp suất bạn đã phải dùng mặt nạ dưỡng khí bố trí trên máy bay rồi chưa nói đến là bạn ở bên ngoài máy bay. Máy bay dân sự không bị tấn công (Bằng pháo hoặc tên lửa) nên phi công không được phép rời khỏi máy bay chứ chưa nói đến là hành khách. Nếu bố trí ghế thoát hiểm thì bọ khủng bố dễ dàng trốn thoát khi cướp máy bay. - (Tình Sầu Dấu)
máy bay cánh quạt sẻ bay ở tầm thấp được vì vậy trong việc tìm kiếm phải dùng máy bay cánh quạt nó sẻ cơ động và hiệu quả hơn đó bạn. - (truongthao3004)
Câu hỏi thứ nhất: Theo tôi động cơ phản lực ưu điểm về lực đầy. Vì máy bay vận tải chở hàng rất nặng nên cần động cơ cánh quạt hỗ trợ sức nâng, vì vậy mà máy bay vận tải thường bay với tốc độ không cao - (long.ms)
Có ba loại động cơ thường dùng cho máy bay (MB): Cánh quạt, turbine - phản lực và turbine - cánh quạt. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Loại turbine - phản lực thường dùng cho máy bay chiến đấu, có vận tốc lớn, nhanh hơn vận tốc âm thanh, nhưng tiêu hao nhiên liệu lớn, không bay xa được. Động cơ cánh quạt giá thành chế tạo rẻ, chi phí bảo dưỡng thấp, công suất hữu dụng rất lớn nên thường dùng cho máy bay vận tải và máy bay chở khách cỡ nhỏ, bay tầm xa, thường bay chậm. Còn loại turbine - cánh quạt thường dùng cho máy bay chở khách hiện đại.
Việc trang bị dù cho MB khách: MB khách thường bay ở độ cao ~10.000 mét, ở đây áp suất khí quyền và nhiệt độ rất thấp, âm vài chục độ, người bình thường khó sống vài phút. Mở cửa MB ở độ cao này giống như MB mất áp suất, sẽ bung mặt nạ dưỡng khí ai túm được thì may ra sống sót, bỏ ra mà nhảy dù được là cả một vấn đề. Còn nếu cơ hội để giảm độ cao đủ để nhảy dù thì tìm chỗ hạ cánh liều chết còn hơn. Ngoài ra không tập, biết cách nhảy dù thì xác suất tử nạn là rất lớn. Việc mỗi chuyến bay phải chở hàng trăm khách hàng triệu lượt bay mới cần đến dù thì có lẽ đầu tư cho việc nâng cao độ an toàn sẽ tốt hơn. - (Anh Tuấn)
Thông thường, động cơ phản lực cũng có cánh quạt để thổi hơi ra phía sau. Các máy bay có động cơ phản lực nhằm đạt được tốc độ cao, trong khi máy bay vận tải chú trọng tới việc chở nhiều.
Máy bay chở khách phải gắn trách nhiệm của phi công với hành khách nên không chế tạo ghế thoát hiểm (cũng giống như xe khách thì không có cửa nằm bên tài xế vậy) - (Dummy)
Câu hỏi thứ nhất: Nhờ bạn khác (cũng có một số máy bay vận tải không có cánh quạt)
Câu hỏi thứ hai: Nhảy dù phải có kỹ năng, trang bị dù mà hành khách không biết sử dụng thì cũng bằng thừa (tốn kém) - (Thida)
Cau thu 2: nhay du khong phai don gian, can luyen tap rat vat va, suc khoe rat tot moi lam dc - hon nua khong phai o do cao nao cung nhay dc. - (bolobala)
Tại sao ko trang bị cho hành khách dù trước khi lên máy bay...khi có sự cố thì mở cửa cho hành khách bay xuống, chỉ hướng dẫn cơ bản về thao tác bung dù, như thế cơ may sống sốt cao hơn là ko ai còn sống. - (Tam Nguyen)
nhảy dù phải qua tập luyện mới đc bạn ah.Không phải muốn nhảy là nhảy đâu. - (ngonhatvuong)
Câu 1: Cánh quạt và động cơ phản lực như nhau, muốn cái nào mạnh thì tăng công suất, nhưng máy bay chở khách dùng hệ thống phản lực để êm hơn, an toàn hơn. Hệ thống cánh quạt ồn phù hợp khi công năng chỉ là vận tải hàng hoá và giá thành chế tạo rẽ hơn.
Câu 2: Muốn nhảy dù phải được học, không phải ai cũng học được và không phải ai cũng cần phải học, máy bay thương mại là đã tính đến độ an toàn cao, theo tính toán sát suất bình quân đời người đi 10.000 lần mới bị rơi mà hiện nay khoa học ngày càng phát triển, nên các hãng HK sẽ không nghĩ tới việc này. Nếu lên máy bay tiếp viên hướng dẫn cách nhảy dù thì có lẽ máy bay sẽ không bán vé được cho người già, phụ nữ, trẻ em và kể các các ông công chức bụng bự, vì thời gian nhậu còn không đủ lấy đâu mà đi học.
Trước đây, máy bay thương mại có người hỏi sao không trang bị dù cho tổ lái, nếu trang bị cho họ thi có gì họ cho máy bay rơi biển còn tổ lái thì an toàn sau - (Phuc Phan)
Câu hỏi thứ nhất : Thế bạn nghĩ một con gà bay với một con chim hải âu bay thì con nào mệt hơn? Đây là nguyên tắc khí động học. - (Anh Vũ)
máy bay cánh quạt thực ra là động cơ phản lực cánh quạt, tốc độ thấp và tiêu tốn nhiên liệu ít hơn tuabin phản lực, phục vụ chở hàng, ko cần tốc độ cao đường băng ngắn, chi phí tiết kiệm hơn máy bay dùng động cơ tuabin phản lực, nôm na như xe tải động cơ diesel, xe du lịch máy xăng (dù có rất nhiều xe du lịch chạy dầu) - (A2.0)
Động cơ phản lực chủ yếu dùng cho máy bay chiến đấu để tăng tốc nhanh, tính cơ động và đột kích cao, tuổi thọ ngắn. Các máy bay vận tải thì chỉ cần bay xa, ổn định nên hay dùng động cơ cánh quạt hay phản lực -cánh quạt kết hợp. Máy bay chở khách không trang bị dù bởi 2 lý do: Tránh gây tâm lý hoảng loạn trên máy bay; Cửa máy bay cũng không mở được khi bay do áp suất trong máy bay luôn cao hơn bên ngoài ở tầng bay chuẩn. - (Minh NT)
Nói 1 cách sơ qua thì hầu hết tất cả các loại động cơ trên máy bay hiện nay ( dân sự + quân sự đều là động cơ tuabin phản lực, về nguyên lý hoạt động ra sao thì bạn nên tham khảo qua google. Đối với máy bay dân sự, máy bay trực thăng hay 1 vài kiểu mấy bay chở hàng như bạn nói thì trong cấu tạo động cơ có hệ thống trục dẫn động cánh quạt tạo lực đẩy cho máy bay...tại sao ư, vì những mẫu máy bay này ko yêu cầu tốc độ cao > tốc độ âm thanh và nó có hiệu suất cao nên đảm vảo tính kinh tế. Đây mới chỉ là sơ lược ngắn gọn nên nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì thông qua internet - (Vu Day)
Thông thường máy bay vận tải trầm trung và nhỏ thường dùng cánh quạt để tiết kiệm nhiên liệu. Máy bay vận tải hạng nặng và những máy bay cần bay cao ( trên 10km) và bay xa, bay nhanh thì phải dùng động cơ phản lực. Tất cả các loại máy bay hiện đại động cơ hoạt đọng đều trên nguyên lý phản lực, Chỉ khác nhau là phản lực ra tuốc bin để làm quay cánh quạt (gọi là động cơ cánh quạt) và phản lực trực tiếp từ buồng đốt ra không khí tạo lực đẩy cho máy bay (gọi là động cơ phản lưc).
Máy bay hành khách không trang bị dù như máy bay chiến đấu vì chính tính an toàn cho hành khách. Khi lắp dù thì dưới mỗi ghế hành khách là một quả đạn để phóng ghế( chưa kể một loạt các loại đạn khác để mở thông trần trên máy bay để ghế phóng ra, đạn mở dù cho hành khách....chưa tính đến chuyện ai sẽ là người quyét định khi nào thì cho hành khách nhảy dù...Khi xảy ra sự cố thì 1001 hành khách thì sẽ co1001 ý kiến về việc này. Điều quan trọng nhất là người ta muốn phi công phải gắn tính mang mình cùng tính mạng hành khách...như thế, phi công bằng mọi giá phải thự cứu lấy mình, tức là cứu hành khách và máy bay.
Nói chung mấy vấn đề trên phải tìm hiểu kỹ mới hiểu hết được.
Vài ý nhỏ. - (sonduong)
Câu hỏi thứ 1: Động cơ tuốc bin cánh quạt
Đây là loại động cơ tuốc bin khí để lai cánh quạt tạo lực đẩy cho máy bay (tiếng Anh - Turbopropeller engine, viết tắt TurboProp. Động cơ loại này có hiệu suất cao nhất nên tính kinh tế cao nhất trong các loại động cơ tuốc bin của hàng không, nhưng vì đặc điểm lực đẩy cánh quạt nên loại động cơ này cho vận tốc thấp nhất do đó loại này chuyên để lắp cho các máy bay vận tải khỏe, cần tính kinh tế cao nhưng không cần vận tốc lớn, điển hình như loại máy bay vận tải Lockheed C-130 Hercules của Mỹ. - (Thanh)
Theo mình nghĩ yêu cầu của máy bay vận tải là không cần tốc độ cao, tiêu hao nhiên liệu thấp, chở được tải trọng lớn...và động cơ cánh quạt có thể đáp ứng được các yêu cầu trên.
Động cơ phản lực dành cho các tiêm kích cần tốc độ cao, linh hoạt --> tốn nhiên liệu hơn. Theo suy đoán của mình là vậy. - (Dung)
Cau hoi thu 1: may bay van tai deu xai 2 loai het ( bán phan luc va canh quat). Nhu khuynh huong sau nay chuyen qua canh quat vi. Gia thanh re, bao tri dong co de, do ồn nho (y noi van de moi truong). Chi co may bay van tai hang nang moi can toi dong co ban phan luc. - (binh)
cùng kích thước tương tự, cùng quãng đường, lượng nhiên liệu dùng cho mb phản lực lớn hơn, tốn kém hơn.
việc nhảy dù phải được đào tạo, huấn luyện, 0 biết khi sự cố nhảy xuống chết nhiều hơn, khó khăn cho cướu nạn. Phi công MB khách không được trang bị dù cũng như phía tài xế xe khách không có cửa. khi sự cố pc và tx phải tự xử lý và gắn tính mạng mình vào tính mạng MB hoặc xe khách đó - (t33)
Câu hỏi 1: Theo tôi là thứ nhất, máy bay vận tải dùng động cơ cánh quạt như bạn nói thường là máy bay quân sự, có thể động cơ cánh quạt - động cơ piston (cánh quạt bắt trực tiếp vào trục máy) là loại động cơ đơn giản và khó bị phá hủy hơn động cơ phản lực (jet) nếu bị dính đạn.
Thứ hai, tôi có đọc một vài trên một số diễn đàn rằng máy bay có động cơ cánh quạt cần đường băng ngắn hơn, điều này đồng nghĩa tính cơ động cao hơn trong chiến đấu. Âm thanh do máy tạo ra cũng nhỏ hơn động cơ jet
Thứ 3, có thể động cơ cánh quạt rẻ hơn và đỡ tốn nhien liệu hơn động cơ jet - (nhocut145)
Doi voi cau hoi mot phai co chuyen gia ve ky thuat may bay - (Vu Dang Khoa)
Câu hỏi thứ 2: trong xã hội bình thường cứ 1000 người chắc có 1-2 người có kỹ năng nhảy dù - (Hoan Tran)
Máy bay được nâng nhờ đôi cánh cộng với tốc độ bay, đối với MB vận tải thì lực nâng cần rất lớn, dòng khí từ các cánh quạt sẽ hỗ trợ thêm lực nâng cho đôi cánh cho nên lắp đông cơ vừa phản lực vừa cánh quạt là một ưu tiên. - (Thinh TruongCong)
câu thứ 2: nếu có tai nạn thì phi công rủ nhau nhảy hết, thì lấy ai điều khiển máy bay, người ta có quy định chung là không trang bị dù trong bất kể hoàn cảnh nào để phi công có trách nhiệm hơn với chuyến bay - (Hiển Nguyễn)
Cũng thấy khó hiểu cho câu hỏi: Có phải động cơ phản lực về sức mạnh lại thua động cơ cánh quạt? Theo tôi hiểu thì hầu hết máy bay (kể cả trực thăng) đều dùng phản lực gió để đẩy MB đi là dùng động cơ khí đốt và động cơ cánh quạt. Động cơ cánh quạt cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên động cơ khí đốt tăng tốc nhanh hơn loại cánh quạt, nên chỉ sử dụng cho các loại MB chiến đấu ngày nay, còn lại các loại MB dân dụng đều dùng động cơ cánh quạt để tiết kiện xăng (xem Boeing 777 là vd). - (Chai-en)
Nhay du khong don gian nhu ban nghi dau, phai co lop hoc nhay du. Ngay xua, linh nhay du phai hoc it nhat 6 thang thi moi nhay du duoc. Gia su nhu moi hanh khach deu biet nhay du, con phu thuoc vao dieu kien thoi tiet, su thang bang cua may bay, va cua thoat hiem nhu ban Luis noi o tren. Cau so 1: that ra may bay hanh khach cung co canh quat nhung nho hon. Neu ban di may bay hanh khach va de y thi ban se thay la 2 ben may co canh quat va 1 ong phan luc o duoi duoi. May bay chien dau thi nhu F15, F16 thi chi dung phan luc ma khong dung canh quat. Tuy nhien, voi may bay van tai, thi canh quat se lon hon la may bay hanh khach nen van chuyen duoc nang hon. May bay van tai cung ko can den dong co phan luc nen no tieu ton it nhien lieu hon tru cac loai nhu B52 thi co dong co phan luc. - (hihi hehe)
quạt mát hơn mấy anh ạ. - (MR VINH)
Động cơ phản lực mạnh hơn động cơ cánh quạt rất nhiều. Những máy bay dùng động cơ phản lực thì cần có đường băng dài để cất và hạ cánh. Còn động cơ cánh quạt thì cơ động hơn, có thể lên thẳng, cất hạ cánh không phụ thuộc vào đường băng. - (thanchetdaihiep)
em chỉ biết là máy bay chở khách (máy bay thương mại) thì cần có tốc độ cao nên phải sử dụng động cơ phản lực. - (Nguyễn Anh Luận)
nếu như trang bị ghé và dù thoát hiểm thì có chuyện gì phi công lao ra trước hả bạn ? mấy trăm hành khách tính sao ?
chưa kể đang bay hành khách tò mò, giật 1 phát đi đứt cả mấy trăm mạng đấy - (Tuấn)
tại sao họ không gắn dù cho máy bay. khi sự cố bật dù lên giống như người nhảy dù - (tringuyen2480)
Sao không nghiên cứu 1 dù lớn cho máy bay chở khách. - (xuong nguyen)
Mấy khi mới gặp nạn đâu các bác! - (Ductrong7980)
có người còn sống vẫn hơn, nên trang bị dù - (tt)
Bạn này không xem Discovery channel rồi. Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải trang bị động cơ phản lực - (thanks)
Người ta không trang bị dù trên máy bay thương mại là vì yếu tố tâm lý hành khách thôi, máy bay toàn dù thì ai dám đi nữa.như kiểu mua đôi giày lại được khuyến mại 1 lọ keo dán dày ấy, ai dám mua, và điều kiện khi nhảy dù thì máy bay phải ổn định, trong lúc gặp sự cố, mọi ng