Tác dụng của cây bầu đường- thần dược đối với sức khỏe
Cây bầu đường là một loại thảo được quen thuộc trong đông y và tây y nhờ tác dụng thần kỳ của cây bầu đường; mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là ở các bãi hoang, bờ bụi. Nó còn được biết với nhiều tên gọi: cây lạc tiên, lồng đèn, long châu quả, hồng tiên, mắc mát,… Tên khoa học là passiflora ...
Cây bầu đường là một loại thảo được quen thuộc trong đông y và tây y nhờ tác dụng thần kỳ của cây bầu đường; mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là ở các bãi hoang, bờ bụi. Nó còn được biết với nhiều tên gọi: cây lạc tiên, lồng đèn, long châu quả, hồng tiên, mắc mát,… Tên khoa học là passiflora foetida L thuộc họ passifloraceae ( lạc tiên).
Sơ lược về cây bầu đường
Tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Tên dân gian: lạc tiên, hồng tiên, dây nhãn lòng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon, co hồng tiên, tây phiên liên. Quả được bọc bởi một vỏ lưới. Cây mọc ở ven rừng, đồi núi.
Bầu đường đặc trị chứng mất ngủ, ngủ mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Được dùng để chiết xuất hoạt chất sản xuất dược phẩm an thần chống stress dành cho người lao động trí óc luôn căng thẳng, dẫn đền suy nhược cơ thể.
Bầu đường là loại dây leo, thân mềm, có nhiều lông thưa. Lá có 3 thùy, mọc so le, có lông mịn, tua cuộn tròn. Hoa màu trắng và ngay chính giữa là màu tím nhạt, phần phụ hình sợi. Ra quả màu vàng, có thể ăn được. Quả hình trứng, dài 2 – 3cm, bao bởi các lá bắc. Quả bầu đường thuộc loại “qủa tương” (vỏ mỏng, chứa chất dịch và có hạt nhỏ), hạt nhỏ hình trứng.
Trẻ nhỏ thường hái quả bầu đường ăn. Một số nơi hái phần ngọn luộc ăn. Trong dân gian thường sử dụng phần dây và lá sắc uống chữa an thần, mất ngủ.
Thành phần hoá học chủ yếu: Alcaloid, flavonoid, saponin.
Cây bầu đườngCông dụng của cây bầu đường
Cây Bầu đường là một loại dược liệu quen thuôc, mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các bãi hoang, bờ bụi. Theo sách “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng”, dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô của Bầu đường có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; điều trị đau đầu, mất ngủ, kết hợp với các vị thuốc khác. Có tài liệu cho biết quả Bầu đường sắc lấy nước uống có thêt chữa lỵ; lá Bầu đường nấu nước để tắm trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.
Bầu đường có trong Dược điển Pháp và được sử dụng ở nhiều nước châu Âu, Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy tác dụng của cây này lên hệ thần kinh trung ương: điều trị an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ, tác dụng lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt, rất tốt trong điều trị chứng đau do co thắt ở các cơ quan tiêu hóa, tử cung.
Trong Đông y, Bầu đường được chế thành dạng nước, viên và trà để trị bệnh.
Trước đây, một số xí nghiệp và bệnh viện thường dùng Bầu đường chế thành thuốc để an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp; Phối cùng nhiều vị thuốc quen thuộc khác như tim sen, lá dâu, …
Quả Bầu đường có tác dụng thanh nhiệt, chữa để “nóng trong” và ngăn ngừa viêm nhiễm ngoài da. Tuy nhiên, để thu hái được lượng lớn qủa Bầu đường thì không hề đơn giản, bởi qủa Bầu đường là loại “qủa tương”, rất dễ bị vỡ, nát. Cần được sấy khô ngay mới có thể bảo quản. Có lẽ vì vậy mà dân gian thường sử dụng lá và dây.
Cây Bầu đường là một loại dược liệu quen thuôcCách sử dụng Bầu đường
– Hái đọt non (cả bộ phận lá, dây và quả) đem đi nấu canh với tôm, thịt, có tác dụng dễ ngủ, giúp ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thường, giúp ăn ngon miệng, điều hòa tâm sinh lý.
– Dân gian thường lấy ngọn non luộc ăn trước khi đi ngủ vài tiếng.
– Có thể thu hoạch Bầu đường mọc hoang ở hàng rào, đồng ruộng, vườn cây, phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), cắt thành nhiều đoạn dài 3 cm, sao khử thổ, tán thành bột, pha một chén nước cốt trà đen đậm, vò thành viên tròn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, trong 60-90 ngày có tác dụng chữa mất ngủ.
– Trị stress, mệt mỏi: 300 gr Bầu đường tươi (cả lá, dây, quả), phơi 2 nắng (hoặc sao vàng) + 200 gr râu bắp vừa ngậm sữa + 100 gr rau má (sao khử thổ vừa héo), cho vào 500 ml nước đã hòa tan ¼ muỗng muối hạt, sắc đến khi còn 200 ml nước, uống 2 lần/ngàyi. Liên tục 7 ngày sẽ có tác dụng an thần, chống stress.
– Người cao tuổi khó ngủ, cơ thể đau nhức; phụ nữ hành kinh sớm hoặc sau mãn kinh hay cáu buồn có thể áp dụng bài thuốc gồm: 500 gr Bầu đường (cả rễ, dây lá, quả non), 100 gr lá mướp đắng non, 300 gr hoa thiên lý. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn , cho thêm 50 gr đậu xanh (không bỏ vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Đều đặn mỗi ngày pha 3 muỗng canh hòa tan trong 100 ml nước, uống mỗi khi khát. Sử dụng đơn thuốc này chữa bệnh hạ huyết áp cũng hiệu nghiệm.
Cách sử dụng Bầu đường– An thần, trợ tim, ngủ ngon, dịu thần kinh, bài thuốc gồm: Bầu đường 20g, Vông nem 12g, Hạt sen 12g, Lá tre 10g, Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, còn 200ml nước, mỗi ngày uống 1 thang.
– Dạng khác là cao lỏng có đường, cách pha chế: Cây Bầu đường 50g, lá dâu tằm 10g, lá vông 30g, nhân sen 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic giúp bảo quản và một ít cồn để hòa tan axít benzonic. Mỗi ngày sử dụng 2 – 4 thìa to, trẻ em dùng 1 – 2 thìa cà phê. Uống trước khi ngủ có tác dụng an thần, gây ngủ, khỏi hồi hộp, bồn chồn.
– Chữa ho: Ngày uống 3-15g thuốc sắc.
Những hoạt chất trong Bầu đường có tác dụng trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Trong dân gian thường dùng để an thần rất hiệu quả.
– Chữa thần kinh suy nhược: Lấy Bầu đường gồm cả dây, lá 8 – 10g, sắc uống. Hoặc kết hợp với lá vông, lá dâu , tâm sen, nấu thành cao lỏng, ngày uống 2 – 5g, trước khi đi ngủ.
– Chữa lỵ: Dùng qủa Bầu đường 60 g, rửa sạch, sắc nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn