Ăn mè đen có tác dụng gì? Tìm hiểu công dụng của mè đen
Mè đen là thực phẩm tốt cho sức khỏe có giá trị dinh dưỡng cao và hiệu quả trong chữa bệnh. Sau đây, Tapchicaythuoc.com sẽ chia sẻ những tác dụng khi ăn mè đen đối với sức khỏe và điều trị bệnh. Tìm hiểu về mè đen Mè đen còn có tên gọi là hồ ma, du tử miêu, tên khoa học là Sesamum indicum ...
Mè đen là thực phẩm tốt cho sức khỏe có giá trị dinh dưỡng cao và hiệu quả trong chữa bệnh. Sau đây, Tapchicaythuoc.com sẽ chia sẻ những tác dụng khi ăn mè đen đối với sức khỏe và điều trị bệnh.
Tìm hiểu về mè đen
Mè đen còn có tên gọi là hồ ma, du tử miêu, tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc họ vừng. Mè đen là một trong những loại thực phẩm cổ truyền rất bổ dưỡng.
Mô tả:
Vừng đen vừa đóng vai trò là cây lương thực và cũng là cây thuốc nam quý. Thán cây có lông mềm, chiều cao từ 60-100cm. Lá mọc đối, có cuống, hình bầu dục. Hoa trắng, mọc đơn, có cuống ngắn. Quả có lông mềm, dáng dài, có 4 ô mở. Hạt nhiều màu vàng nâu hoặc đen, hơi dẹp, nhẵn, có nội nhũ.
Ra hoa vào tháng 5-9, quả từ tháng 7-9.hằng năm
Mè đenBộ phận sử dụng:
Hạt vừng màu đen, thường gọi là Hắc chi ma.
Nơi sống và thu hái: Rộng rãi tại khu vực Á châu nhiệt đới. Thu hái khoảng từ tháng 6-8. Cắt toàn cây, phơi khô, sau đó thu lấy hạt rồi tiếp tục phơi khô. Khi dùng, phơi khô sao vàng.
Thành phần hóa học
Từ các nghiên cứu y học, mè đen chứa nhiều các axít béo không no (tỷ lệ 45 – 55%) như sesamolin, sesamol, sesamin, sesamon, axít oleic, axít linoleic, lecitin, glycerol, axít palmitic, axít arachic, axít folic, axít amin, vitamin E, PP, và nhiều chất khoáng khác… nên có nhiều tác dụng: giảm kích thích niêm mạc, chống viêm. Giảm lượng cholesterol, phòng trị xơ cứng động mạch, chống bệnh cao huyết áp.
Dầu mè đen có công dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng, thích hợp cho người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng. Bổ khí huyết, mịn da, chống lão hóa.
Tác dụng dược lý
Dầu Mè làm giảm kích thích, chống viêm khi bôi lên niêm mạc
Giảm lượng cholesterol trong máu, phòng và điều trị xơ cứng động mạch.
Dầu mè đen giúp nhuận trường.
Là thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể.
Mè đen có nhiều tác dụng chữa bệnhTác dụng của mè đen
Mè đen ]bổ ích can thận, nhuận tràng, khu phong, bổ ngũ tạng, tăng khí huyết, làm sáng mắt, gia tăng bắp thịt.
Kết quả nghiên cứu không thấy sự khác biệt lớn thành phần cuả mè trắng với mè đen nhưng người dùng chỉ sử dụng mè đen với suy nghĩ màu đen đi vào thận nên bổ thận.
Theo Y học dân gian, nước sắc lá và rễ mè đen làm tóc mọc tốt và đen hơn khi bôi lên đầu.
Hoa mè đen vò nát đắp lên mắt giúp giảm sưng đỏ. Hạt mè được dùng chế biến nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc vừng đen
Vị thuốc vừng đenChữa táo bón:
Uống 1 chén dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè vào mỗi buổi sáng hoặc nấu cháo mè ăn
Chữa viêm đại tràng mãn tính:
Mè đen 40g rang và 1 bát mật mía, lấy 1 thìa canh vừng trộn với 1/3 thìa canh mật cho mỗi lần dùng, uống ngày 2 lần trong một tháng.
Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa:
Sao qua mè đen, giã nhỏ cho thêm ít muối rồi mỗi sáng ăn chung với cơm hoặc nấu cháo ăn cho lợi sữa.
Chữa rết cắn:
Nhai nhuyễn mè đen đắp vào vết cắn, chỉ giây lát sẽ hết sưng đau rất hiệu quả
Chữa chứng nôn mửa:
Giã nát một bát hạt mè, thêm ít nước, ép lấy nước cốt, pha thêm chút muối rồi uống
Bỏng nước sôi nhẹ:
Giã nát mè đen đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa dầu mè lên vết bỏng sẽ bớt ngay.
Chữa nhũ ung:
Phụ nữ sau sinh tuyến vú sưng to, đau nhức. Nhai nhuyễn hạt mè tươi đắp lên chỗ sưng đau, sau vài lần sẽ hết.
Chữa kiết lỵ mới phát:
Ăn sống mè đen 30g/ngày, liên tục 3 ngày
Chữa tóc bạc sớm:
Nguyên liệu gồm mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô rồi tán bột, vò thành viên nhỏ, ngày uống hai lần, sáng và tối, mỗi lần uống khoảng 20 viên,