04/06/2018, 08:54

Cây hà thủ ô có tác dụng gì ? Chữa được bệnh gì

Cây hà thủ ô có tác dụng gì Hà thủ ô vốn là tên của một người, sau này được dùng để đặt cho một vị thuốc. Chuyện kể lại, ông nội và bố của ông Hà Thủ Ô từ việc uống loại thảo dược này 8 g/ngày mà sống lâu đến 160 tuổi. Bản thân tuổi thọ của ông Hà Thủ Ô là 130 tuổi nhưng râu tóc vẫn đen. Anh ...

cây hà thủ ô có tác dụng gì Cây hà thủ ô có tác dụng gì

Hà thủ ô vốn là tên của một người, sau này được dùng để đặt cho một vị thuốc. Chuyện kể lại, ông nội và bố của ông Hà Thủ Ô từ việc uống loại thảo dược này 8 g/ngày mà sống lâu đến 160 tuổi. Bản thân tuổi thọ của ông Hà Thủ Ô là 130 tuổi nhưng râu tóc vẫn đen. Anh ta mang thuốc chia cho họ hàng và làng xóm sử dụng, bởi vậy cây thuốc này được gọi là hà thủ ô.

1. Sơ lược về cây hà thủ ô

Ở Việt Nam có 2 loại hà thủ ô là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hà thủ ô đỏ thường được dùng làm thuốc. Đó là loài cây dây leo nhỏ, mọc xen kẽ với nhiều cây khác. Hà thủ ô đỏ có hỗn hợp các vị chát, ngọt, đắng, đặc tính ấm. Theo Đông y, bên cạnh công dụng giúp đen tóc, loại thảo dược này còn có tác dụng bổ máu, ích thận, cố tinh, an thần, dưỡng can, nhuận tràng, chữa sốt rét.

Đối vớiTây y, hà thủ ô đỏ có công dụng trị suy nhược thần kinh và những bệnh liên quan đến thần kinh, bổ tim, kích thích co bóp ruột, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, đóng vai trò gần giống oestrogen và progesteron. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, ngăn ngừa co thắt phế quản, kháng viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ tỷ lệ 1/100 có tác dụng ức chế trực khuẩn lao phát triển. Còn cồn hà thủ ô đỏ cũng có khả năng phòng xơ vữa động mạch, giảm triglycerid huyết thanh và cholesterol, giảm lipid máu.

Bộ phận dùng làm thuốc của hà thủ ô đỏ: Rễ phình lên thành củ, bên trong màu nâu đỏ, nhiều xơ.

cây hà thủ ô có tác dụng gìRễ hà thủ ô đỏ

Cách sơ chế cây hà thủ ô đỏ:

– Rửa sạch Hà thủ ô đỏ khô, cạo vỏ, ngâm trong nước sau đó mang ủ cho mềm, thái lát.

– Đậu đen lấy lượng tương đương Hà thủ ô đỏ, rửa sạch, bỏ những hạt lép, hạt sâu, ngâm trong nước chừng 30 phút.

– Rửa sạch chõ, xếp lên trên một phiến hà thủ ô đỏ sau đó rắc một lớp hạt đậu đen lên trên, đồ đến khi chín nhừ đậu đen, phơi khô phiến hà thủ ô, làm 9 lần như vậy là tốt nhất.

Sau đó, sắc hà thủ ô đã chế biến lấy thuốc uống theo chỉ định từ thầy thuốc.

Hà thủ ô là dược liệu quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, có tác dụng bổ gan thận, bổ máu, uống lâu giúp râu tóc đen, trị đau lưng mỏi gối,… Tuy nhiên, vị thuốc quý này trên thị trường đang bị làm giả khá nhiều.

2. Công dụng của hà thủ ô

Ba công dụng chính của hà thủ ô

Làm đen râu tóc

Râu tóc có liên kết với tàng thận, thận có chứa tinh sinh huyết. Nếu thận hư yếu thì tóc sẽ sớm bạc và dễ rụng.

Ngược lại nếu thận tinh khỏe mạnh thì râu tóc dầy khỏe. Hà thủ ô bồi bổ gan thận, dưỡng huyết, bởi vậy cũng dễ hiểu khi vị thuốc này có khả năng làm đen râu tóc

Có lợi cho việc sinh con

Theo y học cổ truyền, nếu thận tinh xung túc thì quá trình sinh con cái diễn ra thuận lợi, khôi phục và nâng cao khả năng lực tinh dục nên dễ có con.

Thời xưa, danh y Lý Thời Trân đã chữa khỏi được chứng bất dục của Minh Thế Tông Hoàng bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan chủ dược là cây hà thủ ô quý giá.

Kéo dài tuổi thọ

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh cây hà thủ ô có tác dụng chữa rối loạn lipit máu, tránh vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy sản sinh hồng cầu, tăng cường miễn dịch, cải thiện hoạt động của tuyến nội tiết, nhất là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Bên cạnh đó, hà thủ ô giúp kháng khuẩn,chống rét, nhuận tràng và giải độc. Hiện nay, với hệ thống thiết bị hiện đại hà thủ ô được bào chế thành các dạng bột, viên nang, trà tan…rất tiện dụng.

Cây hà thủ ô

Ứng dụng lâm sàng của hà thủ ô:

1.Trị chứng huyết hư, suy nhược: lưng gối mỏi nhức, choáng đầu, tóc bạc sớm, huyết trắng nhiều, bài thuốc chữa trị gồm:

Hà thủ ô 20g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chí 12g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, tán bột mịn, thêm mật ong luyện hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g, ngày uống 2 lần. Trường hợp có mồ hôi trộm hay mồ hôi đổ nhiều ( tự hãn) gia Hoàng kỳ, Long cốt, Hoàng tinh, Chích thảo, Mẫu lệ, Bạch truật,

Mất ngủ do huyết hư: Hà thủ ô, Bắc Sa sâm, Bạch thược, Qui bản, Long cốt, mỗi vị lấy 12g, sắc uống.

Tình trạng thận yếu, đau lưng mỏi gối, sinh dục yếu: Thất bảo mỹ nhiệm đơn: Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Ngưu tất, Đương qui, mỗi vị thuốc 12g, trộn với mật làm hoàn, uống mỗi lần 12g, chia đều 2 lần mỗi ngày.

2. Trị lipid huyết cao, cao huyết áp, động mạch vành, xơ cứng động mạch: Dùng viên Hà thủ ô ( mỗi viên 0,25g gồm thuốc sống 0,81, tỉ lệ 30% bột Hà thủ ô, cao nước chế thành 70% ), mỗi lần uống 5 – 6 viên, ngày 3 lần, liên tục trong 2 – 12 tuần.

Trị huyết áp cao: Chế Hà thủ ô, Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Hoài Ngưu tất, Tang ký sinh, mỗi vị lấy 12g, sắc nước uống.

3.Trị sốt rét lâu ngày: Hà thủ ô 40g,  Đậu đen 20g, Sài hồ 12g, sắc nước mang ra phơi sương 1 đêm, buổi sáng hầm nóng uống.

Cây hà thủ ô

4. Trị táo bón: dùng dịch tiêm bắp Hà thủ ô 20% mỗi lần 4ml, ngày 1 lần, liên tục từ 20 – 30 ngày; trường hợp nặng chích 1 ngày 2 lần, liệu trình điều trị 15 – 20 ngày, nghỉ 15 – 20 ngày, hoặc uống Hà thủ ô 5 – 7 viên/lần ( 0,5g/viên), ngày 3 lần,  ngày 2 lần sáng tối nếu uống lâu dài,. Trường hợp bệnh nhẹ, mỗi tối uống 6 – 10 viên. Uống và chích dùng thay đổi.

5. Trị ho gà: Bài thuốc gồm 6 – 12g Hà thủ ô, 1,5 – 3g Cam thảo, sắc mỗi ngày 1 thang, chia 4 – 6 lần

6. Trị sốt rét: 18 – 25g Hà thủ ô, 1,5 – 3g Cam thảo, trẻ em giảm lượng, sắc trong vòng 2 giờ, uống trước bữa ăn 3 lần/ngày.

8. Trị tóc bạc: Hà thủ ô chế, Thục địa hoàng  30g mỗi vị, Đương qui 15g, ngâm vào rượu trắng 1000ml 10 – 15 ngày, uống mỗi lần 15 – 30ml, liên tục đến khi có kết quả.

9. Trị tổn thương thần kinh quay: sắc 30g Hà thủ ô, chia uống sáng và chiều trong vòng 1 tháng.

10. Ngoài ra, có báo cáo chữa trị bệnh mề đay,  tinh trùng yếu, lở nhọt, trị nốt ruồi,

Bài thuốc Hà thủ ô thường dùng để bổ dưỡng cho người bị suy nhược:

Hà thủ ô 10g, Trần bì 3g, Sinh khương 3g, Đại táo 5g, Thanh bì 2g, Cam thảo 2g, sắc trong 600ml nước, uống 3 lần/ngày.

Hà thủ ô hoàn: Thái mỏng Hà thủ ô 1.800g, Ngưu tất 600g, trộn đều, lấy 1 nắm to đậu đen đãi sạch. Cứ một lượt thuốc thì cho vào 1 lượt đậu trong chõ. Đồ chín đậu, phơi khô thuốc. Thực hiện 3 lần rồi tán bột. Trộn bột với thịt Táo đen làm thành viên 0,5g, uống 3 lần trong ngày, mỗi lần 30 viên

Hà thủ ô tán: Hà thủ ô cạo sạch vỏ, cắt mỏng, phơi khô sau đó tán thành bột. Ngày uống 4g mỗi sáng, chiêu với rượu.


0