04/06/2018, 08:55

Tác dụng của hạt đậu rồng đối với sức khỏe và vẻ đẹp

Đậu rồng thường được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và nhất là mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng cao. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của đậu rồng đối với sức khỏe Cây đậu rồng được các nhà khoa học gọi là Psophocarpus letragonolabus, đây ...

Đậu rồng thường được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và nhất là mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng cao.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của đậu rồng đối với sức khỏeCây đậu rồng được các nhà khoa học gọi là Psophocarpus letragonolabus, đây là loại thực vật sống nhiều năm, phát triển dạng leo giàn, người dân thường trồng chúng trong vườn, góc sân hè, hoặc cũng có thể trồng trong chậu. Đậu rồng thường xuyên ra quả, sử dụng quanh năm nếu quá trình chăm sóc đúng cách.

Đậu rồng không chỉ đóng vai trò là thực phẩm ngon miệng cho bữa ăn hằng ngày của nhiều  gia đình, mà còn là nguồn bổ sung chất đạm, chất béo dồi dào cho cơ thể. Cách sử dụng đậu rồng cũng khá đơn giản: Khi quả còn non chỉ cần hái về tước bỏ cuống, xơ thái thành lát để xào thịt, nấu canh, kho cá hoặc đơn giản hơn là luộc chấm với nước mắm, bóp dấm ăn sống như xà lách rất ngon và bổ dưỡng.

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần dinh dưỡng của hạt đậu rồng chứa tới 32 – 36% protit; 26 – 33% gluxit, 13 – 17 lipit; đặc biệt có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ em phát triển khỏe mạnh (như các axit amin, lizin, metiomin, cystin).

Lượng calcium cao cũng như tỷ lệ calcium/phosphor lớn nhất chứng tỏ sự vượt trội của đậu rồng so với các loại đậu nành, lạc. Bộ phận hoa, lá, củ cũng chứa không ít chất đạm, chất béo và tinh bột có thể đùng như một loại rau ăn và chăn nuôi gia súc.

Tác dụng của hạt đậu rồng

Theo y hoc cổ truyền, đậu rồng có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho người bị suy nhược, vừa khỏi ốm, phụ nữ có thai, ít sữa, người làm việc nhiều, thị lực kém, mắc chứng tai ù khó nghe.

Người dân thường hái quả chín phơi lấy hạt, rồi đem sao vàng, xay nhỏ tạo thành bột, kem, sữa… điều trị chứng bệnh suy dinh dưỡng thường gặp ở người lớn tuổi, trẻ em, rất hiệu quả cho trẻ em bụng ỏng đói protein.

Trái đậu rồng còn non có thể xắt lát để xào thịt bò, cho thêm các loại gia vị, tỏi vừa đủ ăn thường xuyên chữa chứng thiếu máu, tóc rụng, cơ thể lao lực, suy nhược…

Đậu rồng là loại cây có giá trị kinh tế cao. Hàm lượng protein ở mọi bộ phận của cây đậu rồng cũng có nhiều, đều có thể đóng vai trò là nguồn thực phẩm rất tốt cho người và gia súc, biết chế biến và sử dụng sẽ có công dụng như một vị thuốc bồi bổ cơ thể.

Theo nutrition-and-you.com, những chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ cho hay, đậu rồng cung cấp một lượng lớn chất folate (vitamin B12). Trong 100g đậu rồng cung cấp khoảng 66mg folate, mang đến 16,5% nhu cầu folate của cơ thể mỗi ngày.

Vitamin B12 là thành phần thiết yếu đối với quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Chế độ ăn uống lành mạnh hấp thụ đủ folate sẽ giúp phụ nữ mang thai ngừa khuyết tật ống thần kinh rất hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, đậu rồng còn được xem như là thực phẩm vô cùng tốt cho xương vì lượng canxi rất lớn. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày những món đậu rồng luộc, xào hoặc nấu canh để phòng chống bệnh loãng xương, giúp xương chắc khỏe.

qua dau rong

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn protein trong đậu rồng rất tốt để thay thế thực phẩm động vật, rất có ích đối với người ăn chay và mắc bệnh suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, đậu rồng cung cấp hàm lượng vitamin C cũng không thua kém những loại thực phẩm giàu vitamin C khác. 100g đậu rồng cung cấp khoảng 31% nhu cầu vitamin C cho cơ thể mỗi ngày). Vitamin C là chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, bảo vệ độ đàn hồi cho làn da, và ngăn ngừa bệnh ung thư, kích thích vòng tuần hoàn máu

Ngoài ra, đậu rồng cũng cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng cho sức khỏe như sắt, đồng, mangan, phospho, magiê và các loại vitamin nhóm B… giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, …


0