23/05/2018, 15:25

Sự sinh trưởng của cá rồng

Sự sinh trưởng của cá Rồng gồm như vấn đề: tuổi thọ, giai đoạn phát triển, môi trường sống, thức ăn phù hợp, phương pháp chăm sóc… Bất kỳ ai, trước khi dự định bắt tay vào việc chăn nuôi một con vật nhất là thú quý hiếm, thú hợp với sở thích của mình đều băn khoăn muốn biết, ít ra là hai ...

Sự sinh trưởng của cá Rồng gồm như vấn đề: tuổi thọ, giai đoạn phát triển, môi trường sống, thức ăn phù hợp, phương pháp chăm sóc…

Bất kỳ ai, trước khi dự định bắt tay vào việc chăn nuôi một con vật nhất là thú quý hiếm, thú hợp với sở thích của mình đều băn khoăn muốn biết, ít ra là hai điều:

– Tuổi thọ tối đa của nó chừng bao năm?

– Những giai đoạn phát triển ra sao?

Tất nhiên, những thắc mắc khác không kém phần quan trọng như môi trường sống, thức ăn phù hợp, phương pháp chăm sóc…mọi người cũng cần được biết đến…

Về tuổi thọ cá Rồng nuôi nhốt trong hồ nếu được nuôi dưỡng đúng phương pháp sẽ sống được trên dưới mười lăm năm. Đời sống của loài cá kiểng này như vậy là tương đối dài.

Về những giai đoạn phát triển thì cũng giống như các loài cá khác, đời sống của cá Rồng cũng có ba giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn đầu đời: Giai đoạn này tính từ lúc cá con mới chui ra khỏi vỏ trứng, cho đến lứa tuổi bắt đầu động dục thường là ba hay bốn năm trở lại.

sinh trưởng của cá Rồng

Trong giai đoạn đầu đời này, cá Rồng phát triển với tốc độ rất nhanh từ chiều dài đến cả chiều rộng thân mình và tất cả các bộ phận trên mình cá.

Chẳng hạn, điều dễ thấy được, từ cái lưng thẳng băng lúc nhỏ, lớn lên lưng trở nên cong; phần bụng cũng nở nây ra. Các vảy bao bọc toàn thân càng ngày càng to bản ra trông như những vỏ sò và bắt đầu sắc lấp lánh.

Đến hai sợi râu kiểu râu rồng từ hai mép cá nẩy ra tưởng chừng như vô tri vô giác lúc nhỏ, khi lớn lên nó trở thành cơ quan xúc giác hữu hiệu, giúp cá Rồng phát giác được con mồi dễ dàng, dù nó đang ở trong bóng tối.

Tất nhiên trong suốt ba bốn năm đầu tiên của cuộc đời này, hằng ngày cá Rồng phải tiêu thụ một lượng thức ăn khá lớn, nhờ đó nó mới phát triển cơ thể nhanh được. Tốt nhất, trong giai đoạn này ta nên cho cá ăn ngày hai bữa mới phỉ sức nó.

Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn này tính từ lúc thực sự trưởng thành (tính từ năm tuổi thứ tư) lúc mà cả cá trống lẫn cá mái bắt đầu bước vào thời kỳ phát dục sắp sinh sản đến khoảng năm tuổi thứ mười.

Giai đoạn này sự phát triển ở thân mình cá chậm hẳn lại so với giai đoạn đầu. Nhưng, điều này không có nghĩa là sự tăng trưởng không còn.

Được biết, tuổi phát dục của cá Rồng trống thường đến sớm hơn cá mái đến cả năm.

Ở vào giai đoạn trưởng thành này, cá Rồng tỏ ra sung mãn nhất, đẹp nhất và các bộ phận trên thân mình nó từ râu, mắt, vảy, các vây đều đã phát triển đến độ hoàn thiện nhất. Con cá Rồng có giá nhất cũng ở vào giai đoạn này.

Giai đoạn già yếu: Từ năm tuổi thứ mười trở đi, cá Rồng thường không còn khả năng sinh sản nữa. Cá trống, cá mái đã bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời.

Tuy vậy, sự phát triển phần thể trạng của chúng vẫn không ngừng nghỉ, dù chậm hơn trước. Nói cách khác, sự tăng trưởng của cá Rồng sẽ tiếp tục mãi cho đến cuối đời của nó. Vì vậy, nếu tính đến trọng lượng tối đa của một con cá nào là phải trọng lượng vào tuổi cuối đời của nó mới chính xác.

Ở tuổi này cá tiêu thụ lượng nước thức ăn ít hơn trước, vì vậy, mỗi ngày hoặc hai ngày ta cho cá ăn một bữa cũng được.

0