Nghệ thuật câu lươn
Trên lý thuyết, lươn là loài cá đồng, sống khắp các ruộng đồng, ao hồ, kênh rạch, mương rãnh, nhưng, thực tế trong ruộng ít có lươn sinh sống, mà có nhiều nhất ở nơi ao tù nước đọng, hoặc những mương rãnh có dòng nước chảy qua. Vì vậy, câu lươn ở ruộng không thú bằng câu lươn ở các ao hồ, bàu đìa ...
Trên lý thuyết, lươn là loài cá đồng, sống khắp các ruộng đồng, ao hồ, kênh rạch, mương rãnh, nhưng, thực tế trong ruộng ít có lươn sinh sống, mà có nhiều nhất ở nơi ao tù nước đọng, hoặc những mương rãnh có dòng nước chảy qua. Vì vậy, câu lươn ở ruộng không thú bằng câu lươn ở các ao hồ, bàu đìa nước tù đọng quanh năm.
Lươn thích sống ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ, bùn lầy. Vị trí chúng chọn làm hang cũng nằm ở những chỗ khuất, vừa vắng người qua lại, vừa có cây côi lùm bụi bên trên để “ngụy trang”. câu lươn
Câu lươn phải câu ban ngày, câu tại hang ở của nó. Vì ban ngày lươn cuộn mình sống trong hang, còn ban đêm lươn đi tìm mồi nên nó bỏ hang trống.
Bắt lươn ban đêm có thể dùng ốg trúm, làm bằng một lóng tre bương (giống tre lóng dài mà ruột rỗng), một đầu lóng để nguyên mắt, đầu kia đặt hom, và bên trong để cục mồi sống hoặc cám rang bọc vào giẻ để mùi thơm loang rộng ra trong nước, dụ lươn mò vào trúm. Còn cách bắt khác là dùng đèn rọi xuống những khoảng trông ở ruộng hay kênh rạch, nhất là men theo đường nước chảy, thế nào cũng gặp cá lẫn lươn kéo nhau từng đàn đi ăn cạnh nhau. Bắt lươn cách này chỉ dùng nơm hay chĩa.
Muốn câu lươn phải tìm cho được hang lươn. Hang lươn nằm sát bờ đất, gần mép nước, cạnh bên các hang cua đồng. Vì vậy, nhiều người lẫn lộn hang cua với hang lươn, và điều này lắm khi sinh ra bực tức. Do lẫn lộn nên cứ kiên nhẫn đứng nhấp mồi vào hang cua, sau nhiều lần bị cua rỉa hết mồi, mới lôi ra được con cua mà cứ ngỡ là được con lươn lớn! Tì rằng, cách ăn mồi của cua cũng giống như cách ăn mồi câu của lươn.
Người đi câu chưa có kinh nghiệm thường lẫn lộn hang cua với hang lươn, vì cửa hang của chúng có kích thước nhỏ như nhau (chỉ riêng hang ếch mới to). Thật ra nhìn bên ngoài hang lươn khác với hang cua đồng ở những điểm như sau:
– Hang lươn nằm gần mép nước, chỉ cách mép nước khoảng 3cm.
– Cửa hang được nằm khuất sau một rễ cây, nằm chệch ở một bụi cỏ hay một mô đất nhỏ.
– Ngoài cửa hang được “tô” một lớp bùn trơn láng gọi là “mà”.
– Nhìn vào bên trong hang thấy có nước lấp lánh. Điều đó chứng tỏ lươn cũng như cá, sống nhờ nước.
Trong ngày, không phải giờ giấc nào câu lươn cũng “nhạy”. Lươn chỉ ăn mồi bạo khi con nước vừa mới lớn, dâng ngập miệng hang của nó. Vào lúc này, chỉ nhấp mồi câu trước của hang có nó chừng năm bảy lần là lươn đã vồ ra “bập” mồi ngay. Còn những giờ giấc khác trong ngày tuy câu lươn vẫn ăn, nhưng công nhấp mồi phải tốn nhiều hơn.
Câu lươn có thể không dùng đến cần câu, dù cần chỉ là một thanh tre ngắn độ 50cm và lớn hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Chỉ sắm một đoạn dây cước (cỡ nhợ số 40) dài chừng 60cm, tóm vào lưỡi câu (loại lưỡi câu cá lóc) móc mồi trùn hay mồi cá thòi lòi (loại cá nhỏ bằng ngón tay trỏ, có hai chân trước, mắt lồi, sống nhiều ở các bãi bùn sống rạch nước ngọt và nước lợ) là câu lươn được rỗi.
Khi tìm ra hang lươn, ta chỉ việc nhẹ nhàng đưa mồi câu lọt vào cửa hang của nó, và cứ thế đều tay nhấp nhẹ liên hồi. Khi nào nhác thấy nước trong hang gợn sóng là biết con lươn đã phát giác được mồi và… đang tiến ra ăn.
Lươn ngoạm được mồi là tha nhanh vào hang sâu. Cách ăn mồi quá bạo của lươn đã gây cho người đi câu một cảm giác vui mừng khó tả. Sợi dây câu trên tay người đi câu đang chùng bỗng dưng căng thẳng do có sự trì kéo mạnh vào bên trong. Bước đầu, ta nên “chịu thua” nó, cứ lỏng dây cho nó mặc sức kéo vào. Thật ra, tuy ngậm được mồi nhưng lươn chưa thực sự ngoạm hết miếng mồi đâu, nên lúc này mà giật mạnh dây là hơi sớm, giật mười lần sẽ sẩy con mồi đến tám chín! Vì vậy phải chờ độ nửa phút, ta mới giật nhẹ dây xem lươn bên trong phản ứng ra sao. Nếu thấy sợi dây nhẹ tưng, có nghĩa là lươn đã rỉa hết mồi, đành phải móc lại mồi khác và câu lại từ đầu. Ngược lại, nếu thấy sự trì kéo có vẻ mạnh hơn, thì nên vui mừng lôi nó ra ngoài vì con lươn đó đã dính lưỡi câu rồi!
Bây giờ, người đi câu lươn lại có thêm một cái thú nữa, đó là vừa mừng vừa hồi hộp khi lôi con lươn ra khỏi hang. Lươn ở hang thường lớn một vài trăm gam trở lên, thân nó vừa to vừa dài thượt, giật mạnh dây thì sợ sứt mép nên ai cũng phải kéo từ từ… Câu được một con lươn nỗi mừng không khác chi câu được một con cá lóc! Một buổi đi câu mà dính được vài ba con như vậy là đủ cho cả nhà hôm đó có một dĩa lươn um ngon lành rồi.
Lươn gặp mồi thường ĩiuôt trọng, cho nên lưỡi câu ít khi dính mép nó. Vì vậy, khi đi câu lươn, ai cũng phải đem theo nhiều lưỡi câu để có sẵn mà dùng. Chỉ khi về nhà, mổ bụng lươn ra mới “đòi” lưỡi câu lại được!
Những ao đìa có nhiều lươn sinh sống, nhìn hang chúng xuất hiện dọc theo bờ ao cũng đủ thấy mê, vì vậy câu cả ngày cũng không thấy mệt!