Sự nguy hiểm bệnh đóng dấu son trên heo
Bệnh đóng dấu son được phát hiện đầu tiên vào năm 1882 tại Pháp. Hiện nay, nó đã xuất hiện ở tất cả các vùng chăn nuôi heo trên thế giới, bệnh đóng dấu son do vi khuẩn Gram dương (+) – Erysipelas. Vi khuẩn này có sức đề kháng cao, chúng có thể tồn tại dưới sức nóng mặt trời tới 12 giờ đồng hồ , ...
Bệnh đóng dấu son được phát hiện đầu tiên vào năm 1882 tại Pháp. Hiện nay, nó đã xuất hiện ở tất cả các vùng chăn nuôi heo trên thế giới, bệnh đóng dấu son do vi khuẩn Gram dương (+) – Erysipelas. Vi khuẩn này có sức đề kháng cao, chúng có thể tồn tại dưới sức nóng mặt trời tới 12 giờ đồng hồ , còn trong điều kiện trời mát là 4 tuần. Trong xác chết động vật thì còn lâu hơn nữa, lên tới từ 7 tới 9 tháng. Khi chúng trú ẩn trong đất thì có thể tồn tại nhiều năm, sức sống mãnh liệt giúp chúng tồn tại trong môi trường và chỉ chờ cơ hội là tấn công heo và người bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh đóng dấu son đã xuất hiện từ những năm 80 và nhanh chóng được bộ nông nghiệp kiểm soát và không bị dịch. Tuy nhiên thời gian qua bệnh đóng dấu son có dấu hiệu xuất hiện ở các tỉnh miền Nam.
Nhà ông Nguyễn Phi Hùng ở huyện Thống Nhất có gần 500 con heo, mới chỉ 1 tuần trước con heo nái sắp sinh lăn ra ốm, chỉ 2 ngày sau là chết. Ông Hùng quá bất ngờ vì lâu nay chỉ quen các loại bệnh dịch tả, tai xanh nên không đề phòng trường hợp heo bị đóng dấu son. Tới khi nhận biết bệnh thì đã muộn.
Ông Hùng cho biết: Con heo nái của tôi mua giống 14 triệu, còn cho ăn đến lúc gần đẻ mới chết. Từ lúc mua về tới giờ khoảng hơn 3 triệu nữa. Lúc nó chết thì trong bụng con đã lớn, trên 10 con. Thiệt hại 8 – 10 triệu.
Cùng chung hoàn cảnh là nhà chị Hoàng Thị Hoa ở gần đó. Nhà chị Hoa có đàn heo thịt, mỗi con trọng lượng khoảng 50kg, chỉ hai tháng nữa là xuất bán. Nhưng đang yên lành thì phát hiện trên cơ thể heo có dấu đỏ, khi biệt được là bệnh đóng dấu đỏ, chị vội vàng đến tiệm mua thuốc chữa nhưng đàn heo thịt cũng chết mất 1/4 tổng đàn.
Chị Hoa cho biết: 2 ngày đầu thì heo chết mỗi ngày mấy con, từ bữa đến nay mỗi còn heo là chi phí 2 triệu/1 con. Chết 10 con thì tốn hết 20 triệu. Thuốc thì chưa tính tiền.
Đây chỉ là một số nông hộ có heo bị bệnh đóng dấu son mà hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nắm được và hướng dẫn xử lý. Đây là năm đầu tiên số heo bị chết từ bệnh đóng dấu son nhiều như vậy. Lâu nay bệnh này gần như không xuất hiện ở khu vực Đồng Nai nên người nuôi heo có phần bất ngờ và bị động.
Thông thường xuất hiện bệnh ở các tỉnh phía Bắc nhưng do những năm gần đây heo du nhập giữa hai miền bệnh này đã xuất hiện ở phía Nam. Và sở dĩ người chăn nuôi bị chết là do chưa có kinh nghiệm về bệnh này.
Bệnh đóng dấu son nguy hiểm như thế nào? Người nuôi heo có thể phòng trị bệnh hay không?
Bệnh đóng dấu son do vi khuẩn Gram dương (+) – Erysipelas. Chúng có thể tồn tại trong môi trường khác nhau, khi con heo mắc bệnh đóng dấu son thì sức đề kháng kém. Đây là cơ hội để các loại virut khác xâm nhập và phát triển bệnh. Có hai loại bệnh hay gặp khi heo mắc bệnh đóng dấu son là bệnh dịch tả và tai xanh. Dưới sự tác động của đóng dấu son khiến cho hệ miễn dịch của heo suy giảm. Virut gây bệnh dịch tả heo sẽ làm cho mạch máu bị tắc nghẽn dẫn tới heo bị xuất huyết trên da. Virut được truyền qua phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, qua cọ xát của vết thương hở trên cơ thể heo. Theo các chuyên gia, tất cả sẽ chuyển bệnh từ đóng dấu son qua các bệnh lý khác trên heo đều do quản lý vệ sinh chuồng trại kém.
Bệnh đóng dấu son trên heo thường ủ bệnh từ 1 đến 8 ngày. Bệnh này có thể gây bệnh trên heo ở mọi độ tuổi nhưng kỳ lạ là chúng không gây bệnh cho heo nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
Bệnh đóng dấu son xảy ra có thể gặp ở thể quá cấp, thể cấp và thể mãn tính. Triệu chứng lâm sàn thay đổi theo độc lực vi khuẩn, sức đề kháng của con vật và phương thức truyền lây trong thiên nhiên.
Biểu hiện bệnh ở giai đoạn thể quá cấp tính: thân nhiệt đột ngột lên cao từ 41 – 42º C, mắt đỏ, vật bỏ ăn, điên cuồng lồng lộn và thường chết nhanh chóng trong vòng từ 2 – 3 giờ hoặc từ 12 – 24 giờ sau khi thân nhiệt hạ. Vì heo chết nhanh nên các dấu vết đỏ ngoài da chưa kịp xuất hiện. Triệu chứng lâm sàn biểu hiện không rõ.
Thể cấp tính heo bại huyết. Thể này thường hay mắc gây chết nhiều, vật sốt cao, thân nhiệt lên tới 42 – 43º C, trên da xuất hiện những vết đỏ nhất là ở tai, lưng, ngực, bụng. Những vết đỏ dần tập trung lại thành mảng vuông hình quả trám, bầu dục, hình thoi. Lúc đầu màu đỏ tươi sau biến thành đỏ sẫm hay tím bầm. Con vật yếu dần, thở khó, thân nhiệt hạ thấp nhanh. Tỷ lệ chết thường từ 50 – 60%.
Đối với thể mãn tính, con vật ăn uống kém, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ. Con vật bị viêm các khớp chân, đi lại khó khăn. Triệu chứng hoại tử thấy ở nhiều nơi trên cơ thể. Da sưng đỏ, lan rộng, khô dần và bong ra từng mảng. Bệnh có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng. Con vật có thể khỏi hoặc chết do gầy mòn, kiệt sức.
Bệnh đóng dấu son nguy hiểm nhưng đã có vaccin phòng bệnh. Vaccin phòng bệnh đóng dấu heo có hai loại: nhược độc và vô hoạt, đơn hoặc kép tùy công ty sản xuất. Tuy nhiên một số báo quốc tế có khuyến cáo cần thận trọng với vaccin nhược độc. Nhìn chung các vaccin đều có thể chích cho heo nái 2 tuần trước khi đẻ, heo con tiêm khoảng 2 tháng tuổi. Heo 2 tuần sau tiêm vaccin đóng dấu son thì không sử dụng thuốc kháng sinh thể ăn, uống hoặc tiêm.
Vậy vì sao bệnh đóng dấu son lại bùng phát và thời điểm này?
Một con heo nái trị giá khoảng 10 triệu đồng nên heo nái thường được tiêm đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh trong đó có vaccin phòng bệnh đóng dấu son. Tuy nhiên 8 tháng qua giá heo xuống thấp có lúc chỉ 20.000 đồng 1 kg, nông dân thua lỗ, cắm sổ đỏ, phá sản. Người còn trụ được cũng phải dùng chuối cho heo ăn. Heo mất giá càng nuôi càng lỗ nên nông dân không còn chú yếu đến tiêm phòng các loại dịch bệnh cho heo. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh có cơ hội bùng phát.
Chỉ nhìn bên ngoài nông dân khó có thể phân biệt được bệnh để kịp thời chữa trị. Theo các chuyên gia chăn nuôi, trước đây bệnh đóng dấu son được xếp vào 1 trong 4 bệnh đỏ gồm bệnh đóng dấu son, , dịch tả heo và phó thương hàn trên heo. Ngày nay còn thêm 1 số bệnh khác nữa có dấu hiệu gần giống bệnh đóng dấu son như tai xanh, APP hay viêm cầu khuẩn. Phải là người chăn nuôi có kinh nghiệm mới có thể phân biệt các bệnh này thông qua triệu chứng bên ngoài.
Công ty Hanvet được thành lập năm 1988. Năm 1999 Hanvet đã cổ phần hóa công ty với mục tiêu trở thành công ty sản xuất dược phẩm thú y lớn nhất Việt Nam. Với 10 dây chuyền sản xuất được chứng nhận GNP, hơn 200 sản phẩm chất lượng, một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang 20 nước ở châu Á, Phi…trong đó có thuốc chữa các loại bệnh tai xanh, dịch tả, trong đó có bệnh đóng dấu son.
Sản phẩm STEPEN LA có tác dụng kéo dài. Một mũi tiêm có thể duy trì được 3 ngày, phù hợp cho chăn nuôi mô hình công nghiệp. Để điều trị song song với dùng kháng sinh phải dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt như dICLOFENAC 2,5 %, không gây mất sữa heo nái.
Các chuyên gia chăn nuôi cho biết: cách điều trị bệnh đóng dấu son là sử dụng các loại kháng sinh: Penicillin, Ampicillin, Amoxycillin, Cloxacillin, Ceftiofur, Fosfomycin, Gentamycin. Chúng có thể dùng riêng rẽ nhưng khi kết hợp thì hiệu quả điều trị tốt hơn nhiều.
Những loại kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn bằng cách phá hủy thành hoặc vỏ tế bào vi khuẩn. Theo các nhà khoa học, với heo bị đóng dấu son ở giai đoạn quá cấp và cấp tính thì cần phải tiêm với liều lượng tấn công và liệu trình 3 – 5 ngày. Không khuyến cáo điều trị heo ở giai đoạn mãn tính vì ít hiệu quả và tốn kém.